Thực hư về nơi khủng long vẫn tung tăng đi lại
Các cao nguyên núi đã được hình thành khi Nam Mỹ liên kết với châu Phi để tạo thành siêu lục địa Gondwana. Điều đó có nghĩa là chúng được hình thành lần đầu tiên có lẽ cách đây 400 đến 250 triệu năm.
Nằm sâu trong các khu rừng nhiệt đới của Venezuela là một loạt cao nguyên phẳng quanh năm chìm trong mây mù bởi chúng cao hơn 2.743m so với mực nước biển và 400m so với các địa hình xung quanh. Vị trí địa lý độc nhất vô nhị của loạt cao nguyên này dấy lên nghi vấn, những sự sống đã tuyệt chủng trên mặt đất, bao gồm khủng long có thể vẫn đang sống khỏe ở đây.
Theo Ancient-origins, nhìn từ trên cao, các cao nguyên phẳng chìm trong mây giống như những hòn đảo trên bầu trời. Người dân địa phương gọi đây là "tepuis" - một dạng núi có đỉnh phẳng như mặt bàn. Nổi tiếng nhất trong số đó là núi Roraima - theo cách gọi của người địa phương.
Các cao nguyên núi đã được hình thành khi Nam Mỹ liên kết với châu Phi để tạo thành siêu lục địa Gondwana. Điều đó có nghĩa là chúng được hình thành lần đầu tiên có lẽ cách đây 400 đến 250 triệu năm.
Trước khi người châu Âu chinh phục núi Roraima, người bản xứ ở Venezuela coi tepuis có ý nghĩa thần thánh đặc biệt trong văn hóa của họ. Theo những người da đỏ Pemón, núi Roraima là "gốc của một cái cây khổng lồ chọc trời từng chứa tất cả các loại trái cây và rau củ trên thế giới".
Cái cây đã bị "một trong những tổ tiên của họ đốn mất phần ngọn, làm cây gãy xuống đất, gây ra một trận lụt khủng khiếp. Người Pemón tin rằng, bất cứ ai trèo lên đỉnh núi Roraima, sẽ không thể sống sót trở về.
Những ngọn núi huyền bí đã thu hút các nhà thám hiểm và nhiều nhà văn trong nhiều thế kỷ, đáng chú ý nhất là Sir Arthur Conan Doyle, người đã mô tả về núi Roraima trong cuốn tiểu thuyết mang tên The Lost World (Thế giới bị thất lạc) ra đời năm 1912 của ông..
Trong cuốn tiểu thuyết của Doyle, một nhóm các nhà thám hiểm phát hiện ra rằng khủng long và các sinh vật đã tuyệt chủng khác vẫn còn sống khỏe trên các cao nguyên trên mây. Một số người ngày nay vẫn tin rằng đây là một khả năng có thật.
Từng là nơi bất khả xâm phạm đối với tất cả trừ người dân bản địa Pemón, núi Roraima thực sự là một thế giới bị thất lạc.
Thế giới bị thất lạc còn tồn tại khủng long không?
Bởi vì các tepuis là một thế giới hoang vu, cực kỳ hiếm khi có người đặt chân lên đỉnh, nên người ta đoán rằng "ít nhất một nửa trong số khoảng 10.000 loài thực vật sinh sôi ở đây là duy nhất của tepuis và các vùng đất thấp hơn xung quanh". Các loài mới vẫn đang được phát hiện.
Hiện nay, các tepuis ở Venezuela đã được con người chinh phục, nhưng chỉ một số ít được khám phá rộng rãi. Điều này dấy lên giả thuyết rằng những loài được cho là đã tuyệt chủng, thậm chí cả khủng long, vẫn có thể tồn tại trên những vùng cao nguyên hẻo lánh này, giống như mô tả của nhà văn Doyle trong cuốn tiểu thuyết The Lost World của ông.
Cảm hứng để viết The Lost World của Doyle thực tế bắt nguồn từ lời kể của nhà thực vật học người Anh Everard Im Thurn, người đã leo lên đỉnh núi Roraima vào tháng 12/1884.
Khi thám hiểm núi Roraima vào năm 1989, nhà thám hiểm người Đức Uwe George thừa nhận, họ không thấy các sinh vật nguyên thủy hoặc di tích hóa thạch của chúng trên núi, nhưng do địa hình quá khó khăn nên chỉ một phần nhỏ của đỉnh núi rộng 113km2 đã được khám phá"(George, 1989).
Sau chuyến thám hiểm của George, núi Roraima đã được điều tra nhiều hơn và tất nhiên, không ngạc nhiên khi chưa ai phát hiện dấu vết của khủng long hoặc các sinh vật thời tiền sử ở đây. Tuy nhiên, vẫn còn quá nhiều khu vực, quá nhiều bí ẩn ở Roraima chưa được khám phá hết.
Con người đã thấy ếch đen và "tarantulas" - một loài nhện đen lớn đầy lông lá không tồn tại ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới, ngoài núi Roraima. Vì thế, nhiều người ta rằng, còn nhiều loài khác chỉ tồn tại ở thế giới quanh nhăm chìm trong mây trên đỉnh Roraima nhưng chưa được khám phá. Và biết đâu, chúng bao gồm cả khủng long, hoặc bất cứ loài sinh vật tiền sử nào đó...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét