Vợ chồng 'mang cả nhà' đi xuyên Việt hai tháng
Vợ chồng anh Thuấn mang theo bàn ghế, tủ lạnh, nhà vệ sinh, bếp, gạo... trong chuyến xuyên Việt kết hợp làm việc.
Khởi hành đúng ngày lễ tình nhân 14/2, chuyến đi là món quà mà anh Đình Thuấn (41 tuổi) cùng vợ Võ Yến (43 tuổi) tặng nhau. Một lý do khác để họ xuyên Việt là nhận ra sự quý giá của những chuyến đi. Sau đợt bùng dịch thứ tư, TP HCM đã trải qua những ngày dài phong tỏa khốc liệt. Lúc này đôi vợ chồng thường xem lại những bức ảnh các chuyến đi đã qua. Họ biết cần trân trọng hơn những ngày còn trẻ khỏe, khám phá được hết đất nước mình.Vợ chồng anh Thuấn mang theo bàn ghế, tủ lạnh, nhà vệ sinh, bếp, gạo... trong chuyến xuyên Việt kết hợp làm việc.
Khởi hành đúng ngày lễ tình nhân 14/2, chuyến đi là món quà mà anh Đình Thuấn (41 tuổi) cùng vợ Võ Yến (43 tuổi) tặng nhau. Một lý do khác để họ xuyên Việt là nhận ra sự quý giá của những chuyến đi. Sau đợt bùng dịch thứ tư, TP HCM đã trải qua những ngày dài phong tỏa khốc liệt. Lúc này đôi vợ chồng thường xem lại những bức ảnh các chuyến đi đã qua. Họ biết cần trân trọng hơn những ngày còn trẻ khỏe, khám phá được hết đất nước mình.Khác với lần xuyên Việt trước vào cuối năm 2020 thường lưu trú trong khách sạn, khu nghỉ dưỡng, lần này anh Thuấn và chị Yến chuẩn bị nhiều đồ đạc hơn để có thể đi sâu, xa hơn vào từng địa phương và gần thiên nhiên. Anh đổi sang bán tải hai cầu. Xe có trang bị lều nóc dùng để cắm trại, bàn ghế, tủ lạnh, lò nướng, bếp, bồn đi vệ sinh, vòi xịt nước, ắc quy thiết bị giải trí... Họ còn chuẩn bị cả ruốc, gạo...
"Thứ duy nhất chúng mình không mang theo là phòng khách vì đã có khung cảnh thiên nhiên. Chuyến đi này đã sẵn sàng tâm lý ở 1-5 sao hay thậm chí ngàn sao (ở ngoài trời) nên cần chuẩn bị đầy đủ, để không bị quá thiếu thốn tiện nghi cơ bản", anh Thuấn giải thích.
Khởi hành từ TP HCM, họ chạy dọc cung đường biển và đường mòn Hồ Chí Minh, qua Bình Thuận, Phú Yên, Bình Định, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hòa Bình... Cách đây hơn 20 ngày khi họ sắp đến Hà Nội thì biết tin tức số ca Covid-19 trong cộng đồng tăng cao nên tới Quảng Ninh trước và dự định khám phá vùng Đông Bắc. Song biết bản Nậm Nghiệp, Sơn La đang vào mùa hoa Sơn Tra nở, lịch trình của họ rẽ hướng hoàn toàn sang Đông Bắc và Tây Bắc.
"Chúng mình không lên kế hoạch chi tiết trước mà ghi nhớ sẵn những danh lam, thắng cảnh nhất định phải ghé qua, còn lịch trình sẽ thay đổi tùy tình hình", anh Thuấn cười nói. Vì thế trong 50 ngày qua họ đã tới nhiều nơi nổi tiếng như La Gi, Mũi Kê Gà ở Bình Thuận; biển Đà Nẵng; suối Moọc, Phong Nha ở Quảng Bình hay thác Bản Giốc, Cao Bằng; Tà Xùa, Sơn La... Rút kinh nghiệm từ chuyến đi trước, lần này họ chỉ lái xe tối đa 4 tiếng mỗi ngày, thời gian còn lại dành để nghỉ ngơi, giải trí. Thấy nơi nào đẹp trên đường, họ dừng chân, cắm trại cả ngày như ở ruộng lúa Mù Cang Chải hay sông Bôi, Hòa Bình.
Trong hành trình, anh Thuấn đảm nghiệm 100% việc lái xe, để vợ có thể ngắm cảnh, tranh thủ xử lý công việc. Còn lại những việc nấu cơm, dọn đồ sau cắm trại, họ sẽ cùng làm. Đi tới đâu cặp đôi cũng nắm tay nhau, cùng vui đùa. Điều này khiến anh Thuấn hay đùa rằng "cả hai đứa gộp lại đã hơn 80 tuổi, là bố mẹ trẻ con rồi mà mãi không chịu lớn". Nhưng trong lòng họ biết rằng chính những khung cảnh, trải nghiệm mới mẻ đang giúp họ trẻ trung, yêu đời hơn.
Lần đến Hang Táu, Chiềng Hắc, Sơn La, thấy an toàn trước sự hiền hòa, chân chất của người dân, cặp đôi quyết định cắm trại qua đêm. Họ đặt cơm do người địa phương nấu với món gà "chạy bộ" chắc, ngọt thịt.
"Khung cảnh ở Hang Táu thật quá hoang sơ chỉ có khoảng 20 ngôi nhà trong bản làng. Ở đây dường như chỉ có hai đứa, không sóng điện thoại, không điện, trốn thoát hoàn toàn với thế giới ngoài kia", chị Yến hồi tưởng. Đây là một trong những khoảnh khắc mà anh chị thấy bình yên và ấn tượng nhất.
Vì du lịch sau Covid-19, nhiều điểm đến khác dường như chỉ có hai người. Lần đến Mũi Trèo, Quảng Trị, họ phải qua con đường nhỏ giữa rừng như đã lâu không khách qua lại, cây cối mọc um tùm làm cụp gương xe. Họ cắm trại bên rìa núi hoang sơ, ngắm biển xanh rì, tận hưởng không khí trong lành và vắng vẻ.
Bên cạnh niềm vui vì không gian vắng, cặp đôi chia sẻ thấy buồn và cảm thông cho những người làm kinh doanh du lịch. Trong tất cả homestay, khách sạn họ lưu trú suốt hành trình, có tới 70% cơ sở vắng khách, có 4 nơi chỉ có mình họ vì đi vào ngày trong tuần.
Sau 3 ngày thăm Hà Nội, cặp đôi lái xe quay về TP HCM, trên đường sẽ ghé thăm nốt những điểm đến chưa được đến trong lượt đi. Anh Thuấn và chị Yến chia sẻ mỗi chuyến đi mang cho họ một cảm xúc, bài học khác. Lần này, chị Yến được biết đến một dân tộc thiểu số có tên Lô Lô, hay thấy những cô gái vùng cao Hà Giang da trắng hồng, xinh đẹp khác hẳn với tưởng tượng của mình.
"Đối với chúng mình, cuộc sống luôn cần phải cân bằng giữa làm việc và tận hưởng. Sau Covid-19 thì điều này càng quan trọng, mình có thể vừa kết hợp làm việc từ xa, vừa khám phá cảnh đẹp đất nước thay vì cứ cố gắng làm và tích của cải cho đến khi không có cơ hội sử dụng", chị Yến nói. Những chuyến đi cũng giúp anh chị hiểu, chia sẻ với nhau nhiều hơn nên "đôi bạn hợp gu" càng không có lý do gì để bất đồng, tranh cãi.
Sắp tới vợ chồng tiếp tục cùng nhau khám phá những cung đường Việt Nam kết hợp cắm trại. Hiện chiếc xe bán tải đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của họ. Phụ thuộc vào điều kiện và nhu cầu, họ có thể sẽ trang bị một "ngôi nhà di động" mobi-home cho riêng mình, để trở lại với những cái vẫy tay của trẻ em vùng cao, hoa sơn tra nở trắng núi rừng, sông Bôi trong xanh và hiền hòa.
TheoVNexpress - Lan Hương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét