Tre nở hoa rồi kết trái màu đỏ chín trông rất kỳ lạ.

3:37:00 CH

 


Gần đây ở Quảng Đông, Trung Quốc những cây tre đồng loạt nở hoa kết trái, hơn nữa trái còn có màu đỏ chín. Từ xưa đến nay mỗi khi tre nở hoa thì đều đi kèm với động đất, mất mùa, nhà cầm quyền chết… Vì vậy hiện tượng này lại một lần nữa dấy lên điềm báo tai ương sắp đến…

Thời gian gần đây trên mạng lan truyền một video về hiện tượng hiếm gặp, đó là tre nở hoa kết trái đỏ. Theo mô tả từ video thì hiện tượng này xảy ra tại Triệu Khánh, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Những cây tre ở đây không ngừng nở hoa kết quả màu đỏ trông vô cùng lạ mắt.

Sau khi video được đăng tải lập tức thu hút hàng chục nghìn lượt xem và hàng trăm bình luận. Đa số các bình luận đều nói về những điềm báo thảm họa mà hiện tượng này sẽ mang lại.

Một tài khoản bình luận: “Vào năm 2019, tôi thấy một giống tre lùn cao hơn 1m để làm cảnh, sau mùa thu nó tàn héo nhưng không thấy nó kết quả, rồi đại dịch virus Vũ Hán bùng phát. Tháng 3 năm nay, tôi đi thắng cảnh ngắm hoa, thấy bên chân núi có hàng tre trổ bông …”

Một tài khoản khác bình luận: “Tôi nhớ trước đây mình đã đọc một cuốn sách, trong đó nói rằng tai họa sẽ đến khi cây tre nở hoa.”


“Tre nở hoa ắt có tai ương”, “Tre nở hoa, khẩn cấp dọn nhà”


Ở cả Trung Quốc và Ấn Độ, có những lời tiên tri dân gian nói rằng hoa tre sẽ mang lại tai họa. Cụ thể dân gian Trung Quốc có câu: “Cây tre nở hoa ắt có tai ương”“cây tre nở hoa, khẩn cấp dọn nhà”. Hay ở Ấn Độ có câu: “Cây tre nở hoa, nạn đói xuất hiện.”

Không phải vô duyên vô cớ mà trong dân gian lại truyền những lời dự ngôn như vậy. Các sự kiện trong quá khứ đã minh chứng cho điều này: 

Trong lịch sử ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đã có một số vụ tre nở hoa quy mô lớn và sau đó xảy ra động đất. Cụ thể vào năm 1974, các cây tre lần lượt nở hoa và khô chết ở vùng đồi núi. Sau đó 2 năm tức năm 1976, một trận động đất ở huyện Tùng Phan và Bình Vũ thuộc tỉnh Tứ Xuyên với cường độ 7,2 độ richter đã xảy ra. Cũng thời điểm đó, 3 nhà lãnh đạo của chính quyền Trung Quốc là Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai  và Chu Đức qua đời. 

Sau đó hoa tre tiếp tục xuất hiện ở Tứ Xuyên, từ năm 1983 đến năm 1985, một lượng lớn hoa tre xuất hiện ở núi Cung Lai. Đến tháng 8/1986, một trận động đất mạnh 5,2 độ richter xảy ra ở huyện Diêm Nguyên, tỉnh Tứ Xuyên. Năm 2005, một diện tích lớn tre nở hoa rồi héo chết ở dãy núi Dân Sơn, đến cuối năm 2007, tổng diện tích tre nở hoa đã lên tới 24.000 ha, tháng 5 năm 2008, một trận động đất mạnh 7,8 độ richter đã xảy ra ở Tứ Xuyên.

Trong cuốn ‘Thái bình nghiễm ký’ có trích một đoạn từ quyển ‘Triêu dã thiêm tái’ như sau: Vào năm Khai Nguyên thứ 2 của nhà Đường, tất cả tre của núi Trung Nam đột nhiên nở hoa cứng cáp, bao phủ toàn bộ thung lũng, kích thước của nó giống như hạt lúa mì. Năm đó khắp thiên hạ xuất hiện nạn đói, các cây tre đều héo và chết sau khi kết thành quả. Học giả Tương Khải thời Đông Hán nói: “Cây bách bị thương cây tre khô chết, trong vòng 3 năm, hoàng đế chịu tội”. Nó có nghĩa là: Cây tre và cây bách của một đất nước mà khô héo thì trong vòng 3 năm, quốc vương của đất nước đó sẽ chết. Quả đúng như vậy 2 năm sau khi cây tre nở hoa và kết trái ở núi Trung Nam, rồi khô héo chết, thì 2 năm sau đó tức năm Khai Nguyên thứ 4, Hoàng Đế Lý Đán qua đời.

“Cây tre nở hoa, nạn đói xuất hiện”

Ở Ấn Độ việc tre nở hoa cũng được xem là điềm xấu. Điềm báo không tốt này cũng được ghi lại trong bài thơ tự sự bằng tiếng Phạn trong cuốn ‘Mahabharata’ vào năm 500 trước Công nguyên. Từ cuối năm 2006 đến năm 2008, những khu rừng tre ở quận Mizoram, thuộc vùng Đông Bắc Ấn Độ từng nở rộ trên diện rộng. Cảnh tượng hy hữu này khiến người dân địa phương hoảng sợ, bởi trong mắt người dân Ấn Độ, cây tre trổ bông đồng nghĩa với việc nạn đói sắp đến.

Theo văn hóa dân gian địa phương, sự ra hoa của cây tre báo hiệu sự xâm nhập của loài gặm nhấm sẽ quét qua khu vực này, và đàn chuột sẽ ăn ngũ cốc trên ruộng lúa và kho thóc. Không may là điều họ lo lắng đã xảy ra, trong vòng 2 tuần sau khi cây tre nở hoa, hàng ngàn con chuột cùng một lúc tấn công ruộng lúa, những mẫu ruộng bị phá hủy trong nháy mắt. 

Ông James Lalsiamliana – một nhà khoa học nông nghiệp địa phương, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Times: “Chúng ta đang gặp phải đợt mất mùa hết sức nguy hiểm. Khi tre trổ bông, số lượng chuột sẽ tăng mạnh, lũ chuột này phá hoại ruộng lúa. Chúng xuất hiện thành từng đoàn, và khi chúng hành động, có tiếng gió thổi gào thét nghe rất ghê rợn. Trong vòng vài giờ, toàn bộ ruộng lúa đều tan hoang.”

Điều khiến người dân Ấn Độ kinh hãi hơn cả là từ năm 1958 đến năm 1959 khi cây tre nở hoa, thì ngay sau đó nạn đói xảy ra đã khiến 10.000 đến 15.000 người chết và hàng trăm nghìn người phải di tản. Lần nở hoa trước đó của tre vào năm 1911 và 1862 cũng gây ra 2 nạn đói kinh hoàng.

Xem ra ý nghĩa của việc cây tre nở hoa không phải chuyện đùa, dường như nó mang theo một điềm báo tai họa nào đó, hoặc cũng có thể là thông qua cây tre để thông báo cho thế gian một sự việc bí ẩn nào đó dưới lòng đất sắp phát sinh.

Tử Vi

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.