Phủ 1.469 vệ tinh khắp Trái Đất, mạng Internet vừa 'cứu' Ukraine lợi hại cỡ nào?

 

Phủ 1.469 vệ tinh khắp Trái Đất, mạng Internet vừa 'cứu' Ukraine lợi hại cỡ nào?

'Đế chế không gian' SpaceX của tỷ phú Elon Musk hứa hẹn trở thành nơi cung cấp dịch vụ Internet vệ tinh tại mọi ngóc ngách trên phạm vi toàn cầu.Tỷ phú Mỹ gốc Nam Phi Elon Musk đã thực hiện lời hứa của mình trước công chúng khi kích hoạt dịch vụ Internet Starlink ở Ukraine sau khi người này hay tin kết nối Internet ở Ukraine đã gặp "gián đoạn đáng kể" sau những căng thẳng quân sự giữa Nga-Ukraine, đặc biệt là ở các khu vực phía nam và phía đông của nước này.

Vào ngày 28/2/2022, Mykhailo Fedorov, Phó thủ tướng Ukraine kiêm Bộ trưởng Bộ chuyển đổi kỹ thuật số Ukraine, đã chia sẻ một bức ảnh trên Twitter về một loạt thiết bị đầu cuối bổ sung có thể được sử dụng để truy cập dịch vụ Internet từ vệ tinh Starlink của SpaceX, CNN đưa tin.

CNN cũng cho biết, sự hỗ trợ từ SpaceX đến sau khi ông Mykhailo Fedorov đăng tải trên mạng xã hội Twitter với mong muốn tỷ phú Elon Musk chia sẻ dịch vụ Internet đến người Ukraine.

"Thành công! SpaceX Starlink đã hoạt động ở Kiev, Ukraine!" Người dùng Twitter Oleg Kutkov tuyên bố trực tuyến. Theo bài đăng của Kutkov, họ được kết nối với tốc độ tải xuống 136,76 Mb/giây và tốc độ tải lên 23,93 Mb/giây và họ có thể truy cập Internet Starlink bằng iPhone của mình.

Kết nối thành công của Oleg Kutkov ở Kiev cũng được nhà vật lý thiên văn người Mỹ Jonathan McDowell ca ngợi trên Twitter. Với quyền truy cập này, vệ tinh Starlink đang "cung cấp Internet độc lập với cơ sở hạ tầng địa phương", McDowell nói.

Tại sao Starlink của Elon Musk lại lợi hại đến thế? Hãy cùng tìm hiểu 'đế chế không gian' SpaceX của tỷ phú này đã, đang làm gì?

1. DỊCH VỤ INTERNET STARLINK LÀ GÌ?

Dịch vụ Internet Starlink là sản phẩm của Tập đoàn Công nghệ Khai phá Không gian Mỹ (SpaceX) do tỷ phú Elon Musk sáng lập. Trong đó, Starlink là một mạng Internet vệ tinh, được thiết kế để cung cấp truy cập Internet băng thông rộng tốc độ cao và có khả năng mang lại kết nối cho hàng tỷ người trên khắp hành tinh.

Phủ 1.469 vệ tinh khắp Trái Đất, mạng Internet cho Ukraine của Elon Musk lợi hại cỡ nào? - Ảnh 2.

Điều này đạt được thông qua một vệ tinh Internet Starlink có tần số siêu lớn, mà SpaceX đã nỗ lực thường xuyên phóng lên quỹ đạo tầm thấp của Trái Đất (LEO), ở độ cao khoảng 550 km, trong nhiều năm qua.

Tính đến tháng 1/2022, Starlink đã có khoảng 145.000 người dùng ở 25 quốc gia trên phạm vi toàn thế giới.

2. ƯU ĐIỂM CỦA INTERNET VỆ TINH

Internet dựa trên vệ tinh từ lâu đã cung cấp một nền tảng quan trọng cho dịch vụ Internet trên đất liền, vì nó có thể vẫn hoạt động ngay cả khi cơ sở hạ tầng trên mặt đất bị tàn phá bởi chiến tranh hoặc thiên tai. Nó cũng có thể tiếp cận các khu vực mà cơ sở hạ tầng trên mặt đất vẫn chưa được lắp đặt. 

Mặc dù cực kỳ tốn kém để triển khai, công nghệ vệ tinh có thể cung cấp Internet cho những người sống ở nông thôn hoặc những nơi khó phục vụ mà cáp quang và tháp di động không đến được. Công nghệ này cũng có thể là một bước hỗ trợ quan trọng khi bão hoặc các thảm họa thiên nhiên khác làm gián đoạn liên lạc.

3. NHỮNG CON SỐ KHỔNG LỒ CỦA STARLINK

Đặc điểm truyền thống của Internet vệ tinh là kết nối chậm. Để khắc phục điều này, SpaceX đã đặt mục tiêu phóng thêm hàng nghìn vệ tinh nữa để tiếp tục phủ sóng hành tinh trong kết nối Internet nhanh chóng và ổn định.

Ngày 15/1/2022, tỷ phú Elon Musk cho biết, SpaceX có 1.469 vệ tinh Starlink đang hoạt động trên quỹ đạo Trái Đất và sẽ sớm triển khai tiếp 272 vệ tinh Starlink vào hoạt động, Reuters thông tin.

SpaceX ước tính Starlink sẽ tốn khoảng 10 tỷ USD trở lên để xây dựng, nhưng họ tin rằng mạng Starlink có thể mang lại 30 tỷ USD một năm! Truyền thông qua vệ tinh là một trong những nguồn thu đáng kể nhất trong ngành công nghiệp vũ trụ.

Với hàng nghìn vệ tinh Starlink đã có trong quỹ đạo Trái Đất, cùng kế hoạch triển khai tổng hơn 4.400 vệ tinh đến năm 2024, 'đế chế không gian' SpaceX của tỷ phú Elon Musk hứa hẹn trở thành nơi cung cấp dịch vụ Internet vệ tinh tại mọi ngóc ngách trên phạm vi toàn cầu.

Gần đây nhất, vào ngày 25/2/2022, SpaceX đã đưa thêm một lô 50 vệ tinh Starlink mới vào quỹ đạo để khôi phục thông tin liên lạc và cung cấp truy cập Internet miễn phí cho những người sống trên đảo Tonga ở Thái Bình Dương sau khi người dân nơi này hứng chịu loạt vụ phun trào núi lửa lớn và sóng thần dữ dội, Space thông tin. CNN đưa tin vụ phun trào núi lửa ở Tonga có thể là lớn nhất được ghi nhận ở bất kỳ đâu trên hành tinh trong hơn 30 năm.

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.