Bão Mặt trời là gì? Ảnh hưởng của siêu bão Mặt trời làm mất Internet toàn cầu

6:21:00 SA

 

Hiện tượng bão Mặt trời là gì mà có thể khiến cho nhân loại rơi vào tình trạng mất Internet trong nhiều tuần và nhiều tháng?

1. Bão mặt trời là gì?

Bão Mặt trời sinh ra từ các vụ nổ lớn xảy ra trên bề mặt Mặt trời khiến cho các đám mây plasma (hay còn gọi là gió mặt trời) bị đưa vào không gian. Những đám mây này mang theo các hạt vật chất có mang điện tích như điện tử, ion dương và âm. Trên đường chúng đi đến Trái đất sẽ gây ra tác động đối với từ quyển và gây ra hiện tượng cực quang và bão từ.

Sức mạnh của bão Mặt trời được đánh giá theo các mức như A, B, C, M, X. Trong đó mức sau sẽ mạnh hơn mức phía trước là 10 lần. Mức X3 sẽ mạnh hơn 3 lần so với mức X1. Các cơn bão Mặt trời mức M và X thường xảy ra trong thời gian gần đây, cụ thể là cơn bão mức X9.3 vào ngày 06/09 và X8.2 vào ngày 10/9.

Bão Mặt trời là gì? Ảnh hưởng của siêu bão Mặt trời làm mất Internet toàn cầu - Ảnh 1.

Bão Mặt trời có ảnh hưởng lớn Trái đất. (Ảnh: Wiki)

Theo thông tin từ Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), bão mặt trời đang di chuyển tới Trái đất với tốc độ đạt vào khoảng 1,6 triệu km và có thể nó sẽ tiếp tục tăng tốc trên đường di chuyển. NASA và Spaceweather.com đã đưa ra nhiều cảnh báo về những tác hại nghiêm trọng do bão mặt trời gây ra đối với Trái đất, với nhân loại. Hãy cùng tìm hiểu về những tác động của bão Mặt trời đến chúng ta nhé!

2. Sự thật bão Mặt trời có thể làm mất Internet trong vài tháng

Như đã nêu trên, trong hội nghị truyền thông dữ liệu SIGCOMM 202 diễn ra vào cuối tháng 8 vừa qua tại Mỹ, các nhà nghiên cứu đến từ Đại học California đã đưa ra cảnh báo rằng, cơn bão Mặt trời có thể làm mất Internet trong vài tháng và đẩy thế giới rơi vào tình trạng mất kiểm soát.

Trong bài thuyết trình của mình, trợ lý giáo sư Đại học California - Sangeetha Abdu Jyothi đã đề cập tới khả năng Trái đất sẽ phải hứng chịu liên tiếp nhiều cơn mưa hạt vật chất phóng ra từ Mặt trời. Tuy nhiên, do bầu khí quyển vốn là lá chắn của Trái đất nên phần lớn các hạt tích điện và bức xạ đều bị ngăn chặn giúp cho hệ thống điện tử tránh được tổn thất.

Bão Mặt trời là gì? Ảnh hưởng của siêu bão Mặt trời làm mất Internet toàn cầu - Ảnh 2.

Các nhà khoa học cảnh báo, bão Mặt trời có thể khiến Internet bị mất trên diện rộng. (Ảnh: Wiki)

Nhưng, cũng có khả năng, lượng hạt bức xạ do Mặt trời phóng ra đủ lớn để áp đảo hệ thống phòng thủ của bầu khí quyển và che phủ toàn bộ Trái đất. Khi xảy ra trường hợp này, những sợi cáp giúp kết nối các lục địa ở bên dưới đáy biển sẽ bị ảnh hưởng lớn, thậm chí là mất Internet trên toàn cầu.

Đặc biệt, những quốc gia ở vĩ độ cao như Mỹ và Anh sẽ là những nơi bị bão Mặt trời làm mất Internet đầu tiên. Hơn nữa, việc khôi phục Internet sẽ không thể một sớm một chiều là xong, nó có thể kéo dài tới hàng tháng. Điều này cũng dẫn tới kinh tế của các nước này bị tác động nghiêm trọng. Ví dụ như theo ước tính của Abdu Jyothi, kinh tế của Mỹ có thể bị thiệt hại lên tới hơn 7 tỷ USD trong một ngày nếu bị gián đoạn Internet.

Bà cũng chia sẻ thêm rằng nếu như bão Mặt trời tới, nhân loại sẽ chỉ có chưa tới 24 giờ để chuẩn bị trước khi tai họa ập tới. Ngoài ra, chúng ta không chỉ phải gánh chịu tác động tới Internet mà còn phải chịu nhiều ảnh hưởng khác nữa.

3. Những ảnh hưởng khác của bão Mặt trời đến Trái đất

Theo tính toán từ các nhà khoa học, năng lượng được giải phóng từ một cơn bão Mặt trời tương đương với hàng triệu quả bom hydrogen 100 triệu tấn cùng lúc phát nổ. Mức năng lượng này còn lớn hơn năng lượng do một ngọn núi lửa phun trào giải phóng ra tới 10 triệu lần.

Cứ mỗi thập kỷ, xác suất các cơn bão Mặt trời tác động lên Trái đất là 1,6 cho tới 12%. Căn cứ vào các cơn bão Mặt trời đã từng xuất hiện, các nhà khoa học đã ghi lại các hiện tượng có liên hệ trực tiếp đến Trái đất như sau:

3.1. Gây ra hiện tượng cực quang

Khi bão Mặt trời xảy ra, Mặt trời phóng ra các năng lượng điện từ bao gồm tia X đến tia gamma. Năng lượng này trên đường tới Trái đất có thể gây ra hiện tượng cực quang ở vĩ độ thấp. Nó còn khiến các chuyến bay gần cực của Trái đất phải chịu mức phóng xạ lớn hơn bình thường.

Bão Mặt trời là gì? Ảnh hưởng của siêu bão Mặt trời làm mất Internet toàn cầu - Ảnh 3.

Tuy mức độ của phóng xạ này không đủ để gây chết người nhưng khi bão Mặt trời xảy ra các hãng hàng không sẽ không bay gần hơn 1.444 km quanh cực của Trái đất.

3.2. Gây ra bão từ trên Trái đất

Bão từ hay còn gọi là bão địa từ trên Trái đất hình thành từ 2 nguyên nhân chính là:

● Từ các vụ phun trào bất thường trên Mặt trời, hay là gió Mặt trời gây tác động lên các đường cảm ứng từ của Trái đất.

● Sự kết nối từ trường giữa Trái đất và Mặt trời.

Khi bão từ xảy ra, nó có thể làm ảnh hưởng đến các thiết bị điện tử và mạng lưới điện. Do mạng lưới điện của các nước và cả thế giới có liên kết rất chặt chẽ và cần nhiều thời gian để sửa chữa hay thay thế nên tác hại do bão từ gây ra thường theo cấp số nhân.

3.3. Ảnh hưởng tới con người

Không chỉ ảnh hưởng tới các thiết bị điện, bão từ còn có tác động tới con người. Cụ thể, nó có thể tác động tới dịch thể, hệ thống thần kinh thực vật trong cơ thể khiến cho nhịp tim và huyết áp của con người bị ảnh hưởng. Khi các cơn siêu bão Mặt trời hoạt động mạnh, những người bị bệnh tim mạch, huyết áp cao sẽ có tỉ lệ bị nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp hay tai biến mạch máu não nhiều hơn.

Do đó những người mắc các bệnh này cần hạn chế đi ra ngoài, ở khu nhà cao tầng, có tường dày và thoáng khí. Nếu có việc cần ra ngoài nên đội mũ, sử dụng dụng cụ bảo vệ cơ thể, di chuyển bằng ô tô để giảm sóng điện từ. Đặc biệt cần ăn uống đầy đủ để tăng cường sức khỏe, tránh những kích thước gây ảnh hưởng không tốt cho tâm lý.

Bão Mặt trời là gì? Ảnh hưởng của siêu bão Mặt trời làm mất Internet toàn cầu - Ảnh 4.

Bão Mặt trời còn tác động tới cả con người và động vật trên Trái đất. (Ảnh: Wiki)

3.4. Tác động đến động vật

Các nhà nghiên cứu về động vật học đã chứng mình rằng từ trường có thể tác động tới động vật. Những loài động vật như chim sẻ, tôm hùm, cá hồi, chuột đồng… đều có khả năng nhận biết được sự thay đổi của từ trường. Đặc biệt, với các động vật nhỏ hoặc côn trùng có thể bị chết hàng loạt.

3.5. Tác động tới các thiết bị vũ trụ và phi hành gia

Việc bão Mặt trời có khả năng tác động tới các thiết bị vũ trụ và các phi hành gia đã được chứng thực. Bão Mặt trời khi xuất hiện khiến cho từ quyển bị co thắt mạnh mẽ và làm cho các vệ tinh bị vượt khỏi phạm vi bảo vệ của Trái đất.

Bức xạ từ các cơn siêu bão Mặt trời có thể khiến các phi hành gia mắc phải hội chứng bức xạ cấp tính nghiêm trọng và tăng khả năng mắc bệnh ung thư ở họ. Đây là một trong số những tác động nguy hiểm nhất mà bão Mặt trời gây ra cho tới nay.

4. Làm sao để nhận biết một cơn bão Mặt trời sắp xảy ra?

Hiện nay các phương pháp để dự đoán bão Mặt trời vẫn còn chưa được hiện thực hóa. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được chính xác khu vực hoạt động nào của Mặt trời sẽ gây ra hiện tượng này.

Bão Mặt trời là gì? Ảnh hưởng của siêu bão Mặt trời làm mất Internet toàn cầu - Ảnh 6.

Hiện nay nhiều quốc gia đã triển khai các sứ mệnh không gian để quan sát hiện tượng này. (Ảnh: Wiki)

Các nhà nghiên cứu hiện đang dựa vào tính chất nhất định của vết đen Mặt trời để phân loại và dùng nó làm điểm khởi đầu để dự đoán bão Mặt trời. Dự đoán này có thể tính được xác suất bùng phát bão Mặt trời trong 24 đến 48 tiếng.

Ngoài ra, một số sứ mệnh không gian đã được các quốc gia triển khai để dành riêng cho việc quan sát hiện tượng bão Mặt trời một chi tiết như Cơ quan thám hiểm hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAEA) đã cử tàu vũ trụ Hinode thực hiện nhiệm vụ này vào năm 2006.

5. Những cơn bão Mặt trời đã từng xảy ra trong lịch sử

Cũng theo nghiên cứu từ các nhà khoa học, khi năng lượng của Mặt trời đạt đến mức cực đại trong chu kỳ 11 năm, từ các vết đen của nó sẽ phóng ra các dòng hạt tích điện khổng lồ đi khắp hệ mặt trời. Gần đây, tin bão Mặt trời có thể khiến nhân loại rơi vào tình trạng mất Internet kéo dài nhiều tháng khiến cho nhiều người băn khoăn. Trên thực tế, Trái đất đã từng phải hứng chịu nhiều cơn bão Mặt trời xuất hiện và gây tác động khủng khiếp trong nhiều thời điểm. Cùng điểm lại những cơn bão Mặt trời đã từng xảy ra trong lịch sử nhé!

5.1. Sự kiện Carringon

Quảng cáo

Đây là lần đầu tiên nhân loại phát hiện ra hiện tượng bão Mặt trời và nó cũng là cơn bão có tác động mạnh nhất từ trước tới nay. Sự việc này xảy ra vào ngày 01/09/1859 và được đặt theo tên của Richard Carrington, nhà thiên văn học đã phát hiện ra hiện tượng này.

Cơn bão Mặt trời này đã gây ra gián đoạn điện trên diện rộng. Nó còn ảnh hưởng tới liên lạc điện báo của toàn cầu, khiến cho nhiều tổng đài điện báo bị chạm điện dẫn tới đường dây điện báo bị cháy. Ngoài ra, nó còn gây ra hiện tượng cực quang kéo dài tới tận Caribe.

5.2. Bão Mặt trời phá hủy mạng điện thoại tại Mỹ

Đây là cơn bão Mặt trời thứ 2 được ghi nhận vào năm 1989. Nó đã khiến hệ thống điện thoại đường dài của nhiều bang trên nước Mỹ bị phá hủy hoàn toàn. Sau sự việc này, nhà mạng AT&T của Mỹ đã phải thiết kế lại toàn bộ hệ thống điện của các cáp kết nối xuyên qua Đại Tây Dương.

Bão Mặt trời là gì? Ảnh hưởng của siêu bão Mặt trời làm mất Internet toàn cầu - Ảnh 7.

Đã từng có nhiều lần xảy ra hiện tượng bão Mặt trời gây ảnh hưởng lớn Trái đất. (Ảnh: Wiki)

5.3. Bão Mặt trời phá hủy hệ thống điện tại Canada

Cũng trong năm 1989, 6 triệu người tại Canada đã phải sống trong tình trạng mất điện hoàn toàn do hệ thống điện bị bão Mặt trời tàn phá. Rất may, cơn bão này không xảy ra vào thời điểm lạnh nhất của đất nước này, bởi nếu không, sẽ có hàng nghìn người bị chết rét do hệ thống sưởi không thể hoạt động vì mất điện.

5.4. Sự kiện Bastolle Day

Sự kiện này được đặt theo tên của ngày Quốc khánh nước Pháp (ngày phá ngục Bastille) và nó diễn ra vào 14/7/2000. Một trận bão Mặt trời ở cấp X5 đã khiến cho một số vệ tinh bị rơi vào tình trạng đoản mạch và làm gián đoạn sóng vô tuyến.

5.5. Bão Mặt trời ngày Halloween

Vào ngày 28/10/2003, cơn bão Mặt trời cấp X45 đã gây ra ảnh hưởng lớn tới các thiết bị cảm biến của tàu quan sát.

5.6. Bão Giáng sinh năm 2006

Cơn bão Mặt trời cấp X9 đã khiến cho việc liên lạc các vệ tinh và trái đất bị gián đoạn trong suốt 10’. Nó cũng gây ra tình trạng tương tự với tín hiệu GPS. Thậm chí thiết bị chụp ảnh của vệ tinh GOES đã bị hư hại nặng nề.

Ngoài ra, lần xuất hiện gần đây nhất của bão Mặt trời là vào năm 2014, tuy nhiên, sức tàn phá của nó không nghiêm trọng.

Theo soha.vn

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.