Nữ Giáo Sư Kariko Katalin
Một ân nhân
Katalin Karikó là một nhà hóa sinh người Hungary chuyên về các cơ chế qua trung gian RNA. Nghiên cứu của bà là phát triển mRNA được phiên mã trong ống nghiệm cho các liệu pháp protein. Bà đồng sáng lập và là Giám đốc điều hành của RNARx từ năm 2006–2013. Từ năm 2013, bà là phó chủ tịch cấp cao của BioNTech RNA Pharmaceuticals. Bà cũng là trợ giảng tại Đại học Pennsylvani
Người phụ nữ tóc vàng trong hình là bà Kariko Katalin, giáo sư của U Penn danh giá tại Mỹ. Bà là một trong những người tạo ra công nghệ mRNA, mở đường cho việc tạo ra VC chống dịch cho toàn cầu. Mà phát minh của bà vô cùng quan trọng.
Ít ai biết rằng bà có một quá khứ vô cùng khổ sở và cay đắng. Bà gốc Hungary, sinh ra trong 1 gia đình nghèo có cha bán thịt heo và mẹ là kế toán. Sau khi TN đại học và trở thành tiến sỹ, bà làm việc cho một viện nghiên cứu về sinh học của xứ này, nơi từng có một nhà sinh học đoạt giải Nobel năm 1937. Ông là Albert Szent-Gyorgyi, nhà khoa học đầu tiên phân lập được vitamin C từ parika.
Bà say sưa làm việc. Nhưng chưa được bao lâu thì bà bị giảm biên chế. Năm 1985, Hung rất nghèo, tới mức không đủ điều kiện để lo cho các nhà khoa học như bà.
Hai vợ chồng bà không có bao nhiêu tiền. Bà xin học bổng vào các nước Tây Âu nhưng thất bại. Vô phương, họ bán một cái xe hơi cũ, gom tiền lại. Và tài sản của họ chỉ có 1000 usd, đem khâu vào một con gấu bông và mua vé 1 chiều tới Mỹ. Đó là tất cả những gì họ có thể hy vọng trong một chuyến đi chưa hẹn ngày về.
Tới Mỹ, bà làm việc cho khoa Hóa Sinh tại Temple University. Và bà rất khó khăn, là vì khi đó cộng đồng khoa học chỉ tập trung nghiên cứu ADN mà họ cho rằng có khả năng chuyển hóa các tế bào và việc đó có thể chữa trị các loại bệnh như ung thư hay bệnh tràn dịch nhầy phổi. Trong khi bà quan tâm tới ARN thông tin, với hy vọng vật liệu di truyền này sẽ cung cấp cho tế bào những chỉ dẫn để có thể tự sản sinh ra các loại protein trị liệu. Giải pháp này cho phép tránh phải thay đổi gien đơn bội của các tế bào.
Nhưng công nghệ này lại làm dấy lên các chỉ trích vì nó kéo theo các phản ứng viêm nhiễm mạnh, ARN thông tin được hệ miễn dịch coi như thành phần xâm nhập lạ.
Năm 1989, bà tới U Penn danh giá và làm việc tại khoa Dược như một giáo sư. Nhưng vì nghiên cứu của bà không được ủng hộ, nên bà bị giáng chức thành nhà nghiên cứu bình thường. Đây là thời gian khó khăn do bà nhận lương thấp, không nhận được tài trợ, không tìm nổi dự án. Song bà không nản lòng và tiếp tục theo đuổi những gì bà thấy là đúng.
Bởi từ khi còn trẻ, bà đã thấy tầm quan trọng của công nghệ mRNA. May mắn là 1997, bà gặp và hợp tác Drew Weissman, nhà miễn dịch học tại UPenn. Sau nhiều nỗ lực, họ đã đặt được phân tử ARN quý giá vào trong những hạt nano lipide, một dạng vỏ bọc tránh cho phân tử ARN bị suy thoái quá nhanh và dễ dàng xâm nhập vào tế bào. Và đó là thành công để có thể chế tạo VX sau này.
Mọi chuyện không dễ dàng, bà vừa lo làm việc, vừa lo nuôi con. Có nhiều đau khổ nhưng bà có khả năng quên hết mỗi khi bước vào phòng thí nghiệm. Và từ đó, bà truyền cho con gái quyết tâm vượt qua mọi thử thách.
Về phần bà, sau nhiều nỗ lực, 2 trong số các công ty công nghệ sinh học hàng đầu thế giới, BioNTech và Moderna, đã mua lại bản quyền bằng sáng chế của bà. BioNTech của Đức đã mời Karinko làm việc vào năm 2013 và bà trở thành phó chủ tịch của công ty có 1.500 người, hợp tác với Pfizer để phát triển VC chống dịch đầu tiên trên thế giới.
Hiện gia đình bà rất hạnh phúc. Cô bé từng ôm con gấu nhồi bông nhồi 1000 usd của mẹ năm xưa trên chuyến bay qua Mỹ nay đã tốt nghiệp đại học Pennsylvania. Cô giành huy chương vàng Olympic 2008 và 2012 trong đội đua thuyền của Mỹ. Cô lấy chồng là kiến trúc sư và tháng 2/2021 đã sinh cho ông bà một cháu trai. Hiện họ chung sống cùng nhau.
Bà đang được dự đoán là sẽ nhận giải Nobel sinh học năm nay. Người Hungary đã giành được 13 giải Nobel kể từ năm 1905, khiến xứ có 9,8 triệu dân này đứng thứ 13 trên toàn cầu về số người đoạt giải Nobel trên đầu người. Tuy nhiên, cũng chỉ có 2 người trong số đó ở lại xứ sở, phần còn lại qua các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ sinh sống.
Bà chính là ân nhân của nhân loại. Vì có phát minh quan trọng của bà, loài người có hy vọng vượt qua đại dịch và chuẩn bị tinh thần chiến đấu mạnh mẽ hơn với các đại dịch trong tương lai.
Xin tri ân và chúc bà cùng gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc
Hình bà và con gái
Nhà báo Nguyễn Thị Bích Hậu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét