Liên Hợp Quốc cảnh báo thảm họa tồi tệ không kém COVID-19 có thể xảy ra do nóng lên toàn cầu
Liên Hợp Quốc cảnh báo các thế hệ tương lai sẽ phải đối mặt với nền nhiệt cực đoan hơn, gây ra rủi ro lây lan bệnh dịch cũng như giảm năng suất lao động.
Đại dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 3,89 triệu người chỉ trong hơn 1 năm qua. Tuy nhiên, Liên Hợp Quốc (LHQ) mới đây đã cảnh báo nhân loại có thể đối mặt với thảm họa chết chóc khác trong tương lai do sự nóng lên toàn cầu.
Nắng nóng đang bao phủ khắp bề mặt Trái Đất, khiến hàng triệu người và động vật thiệt mạng. Bóng râm không có tác dụng, trong khi những vùng nước nông có nhiệt độ cao hơn cả thân nhiệt con người.
Các nghiên cứu về khí hậu trước đó cảnh báo rằng nếu khoảng 100 năm nữa tình trạng ô nhiễm carbon không suy giảm, thế giới sẽ xuất hiện các đợt nóng bức vượt quá giới hạn chịu đựng tuyệt đối của loài người.
Tuy nhiên, theo dự thảo báo cáo dài 4.000 trang của Ủy ban Liên chính phủ về Biển đổi Khí hậu (IPCC) của LHQ, các dự báo mới cho rằng các sóng nhiệt gây chết người có thể diễn ra sớm hơn nhiều.
Báo cáo chỉ ra rằng , nếu thế giới nóng lên 1,5 độ C - cao hơn 0,4 độ C so với mức hiện tại, 14% dân số toàn cầu sẽ phải đối mặt với tình trạng nắng nóng cực đoan ít nhất một lần mỗi 5 năm, sự gia tăng đáng kể về mặt cường độ so với trước đó.
Không chỉ mức tăng nhiệt độ gây hại, các sóng nhiệt sẽ càng nguy hiểm khi kết hợp với độ ẩm cao. Nói cách khác, nền nhiệt cao và độ ẩm thấp sẽ dễ sinh tồn hơn mức nhiệt thấp hơn nhưng đi kèm độ ẩm cao. Điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao này được gọi là nhiệt độ cầu ướt (TW).
Các chuyên gia cảnh báo, những người khỏe mạnh sẽ không thể chịu đựng được nếu "nhiệt độ bầu ướt" vượt quá 35 độ C, ngay cả khi họ trong bóng râm và được uống nước đầy đủ.
Hai đợt sóng nhiệt ở Ấn Độ và Pakistan hồi năm 2015 đạt mức nhiệt độ cầu ướt 30 độ C đã khiến hơn 4.000 người chết. Một đợt nóng ở Tây Âu hồi năm 2003 khiến hơn 50.000 người chết dù mức nhiệt độ cầu ướt chưa chạm đến 30 độ C.
Nghiên cứu từ Viện Đánh giá và Đo lường Sức khỏe (IHME) của Mỹ cho biết, có hơn 300.000 ca tử vong liên quan đến nắng nóng trên toàn thế giới trong năm 2019. Hầu hết những trường hợp tử vong này có thể là do say nắng, đau tim và mất nước do đổ mồ hôi nhiều.
Phần lớn những ca tử vong trên có thể bắt nguồn từ sốc nhiệt, trụy tim và mất nước vì đổ mồ hôi quá nhiều, trong đó nhiều cái chết có thể được ngăn chặn.
Bên cạnh đó, nhiệt độ cao hơn sẽ gây ra rủi ro lây lan bệnh dịch, làm giảm năng suất cây trồng và các giá trị dinh dưỡng, giảm năng suất lao động và làm cho lao động chân tay ngoài trời trở thành một hoạt động nguy hiểm đến tính mạng.
"Các thế hệ tương lai sẽ phải đối mặt với nhiều ngày có nền nhiệt cực đoan hơn, trong đó việc lao động chân tay ngoài trời sẽ trở nên bất khả thi", báo cáo của IPCC cảnh báo.
TheoSoha.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét