Thấy đồng loại gặp nguy, trâu rừng trổ ngón đòn khiến sư tử "tởn đến già"
"Đòn hiểm" của trâu rừng khiến con sư tử văng lộn nhào nhiều vòng trên không trung, và ngay lập tức từ bỏ ý định đi săn của mình.
Trong cuộc sống cũng như trong tự nhiên, đôi khi sự can thiệp và giúp đỡ từ xung quanh có thể giúp chúng ta thay đổi hoàn toàn cục diện.
Trong đoạn video được ghi lại ở vườn quốc gia Kruger (Nam Phi), hai con sư tử dường như đã dễ dàng hạ gục được một con trâu rừng, khi tách nó ra khỏi đàn, và lôi đến một bãi cỏ trống.
Khi tất cả chúng ta đã bắt đầu nghĩ đến một màn bị "xẻ thịt" đầy đau đớn của trâu rừng, thì bất ngờ 2 con trâu khác xuất hiện ở phía xa.
Phát hiện thấy đồng đội lâm nguy, nó lập tức lao tới giải cứu mà không hề do dự. Một con sư tử lập tức bỏ chạy. Con sư tử còn lại vì quá tham lam, muốn níu giữ con mồi, nên đã để lộ điểm yếu "chết người".
Theo đó đoạn phim ghi lại cảnh con trâu rừng trưởng thành dùng cặp sừng chắc khỏe, húc văng sư tử lên không 2 lần liên tiếp. Do quá bất ngờ trước sự tự tin của trâu rừng, sư tử gần như không có phản kháng, và chỉ còn cách hứng chịu đòn đau.
Nó nhanh chóng lủi vào đám cỏ và từ bỏ trước cuộc chiến không cân sức. Không có sự hỗ trợ từ bầy đàn, sư tử đã sai lầm khi chọc giận loài vật nguy hiểm bậc nhất trên đồng cỏ Châu Phi.
Với thân hình khi trưởng thành nặng từ 500kg tới 1 tấn, trâu rừng Châu Phi (hay còn gọi là trâu Cape) được ví như cỗ xe tăng kiên cố đủ sức hất văng mọi kẻ thù bằng cặp sừng nhọn hoắt.
Loài trâu này không có họ hàng gần với trâu nước châu Á. Chúng là phân loài điển hình và lớn nhất của họ trâu bò, sinh sống ở phần Nam và Đông châu Phi.
Trâu rừng Châu Phi rất cường tráng với chiều dài từ đầu đến hết thân khoảng 1,7-3,4 mét, có thể chạy với vận tốc từ 50-60 km/h.
Sừng trâu trưởng thành là đặc điểm tiêu biểu của loài. Không chỉ sắc nhọn, chúng gần như tạo thành một lá chắn bằng xương trên đầu của trâu, giúp nó thêm phần an toàn khi đối đầu với các loài thú săn mồi.
Do tính khí không thể đoán trước, trâu châu Phi rất nguy hiểm với con người. Loài trâu này chưa từng được thuần hóa, không giống với loài trâu nước tại châu Á.
Trừ con người, trâu rừng châu Phi chỉ có một số ít các loài "thiên địch" trong tự nhiên. Trong hầu hết các trường hợp, nó đều sẵn sàng lâm trận và húc chết bất cứ đối thủ nào cản bước.
TheoDantri - Minh Khôi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét