Chuyên gia tiết lộ chi tiết về các sứ mệnh mới của Mỹ tới Sao Kim(Venus)
MATXCƠVA (Sputnik) - Nhà khoa học của Hiệp hội Hành tinh Hoa Kỳ, Bruce Betts, đã cho biết về mục tiêu của các sứ mệnh mới của Mỹ tới Sao Kim. Theo ông, các sứ mệnh mới của Mỹ tới Sao Kim sẽ có nhiệm vụ tìm kiếm dấu vết của hoạt động đại dương và núi lửa trên đó. "Những sứ mệnh này sẽ mở rộng kiến thức của chúng ta về cách hình thành sao Kim như chúng ta thấy hiện nay, bao gồm cả kiến thức về địa chất, bầu khí quyển, về việc liệu trên đó có núi lửa hoạt động hay không, và liệu đã bao giờ trên sao Kim có đại dương hay không," - chuyên gia cho biết. Trước đó, tân giám đốc NASA Bill Nelson thông báo rằng Hoa Kỳ đang chuẩn bị gửi hai tàu vũ trụ mới đến Sao Kim, đó là hai tàu thăm dò vũ trụ Davinchi + và Veritas. Được biết, tàu Veritas sẽ lập bản đồ địa chất của hành tinh, còn Davinchi + sẽ có nhiệm vụ nghiên cứu bầu khí quyển của Sao Kim. Theo Betts, các nhiệm vụ được lên kế hoạch thực hiện vào giai đoạn những năm 2028 - 2030. Chuyên gia giải thích rằng, sở dĩ xảy ra sự gián đoạn trong nghiên cứu sao Kim suốt ba thập kỷ là vì "vô số ưu tiên cạnh tranh trong nghiên cứu hành tinh." Nhà khoa học lưu ý: "Nhìn chung, Hoa Kỳ đang quay trở lại Sao Kim vì có sự quan tâm của giới khoa học, và vì các công nghệ hiện đại đã được cải thiện nhiều so với những công nghệ tồn tại vào thời điểm NASA thực hiện sứ mệnh cuối cùng vào những năm 90". Hoa Kỳ đã ba lần có mặt trên quỹ đạo của Sao Kim, lần gần đây nhất là vào năm 1990, chuyến bay vào quỹ đạo gần Sao Kim được thực hiện bởi tàu thăm dò Magellan. Sự quan tâm của NgaSau thông báo về sứ mệnh mới của Mỹ tới Sao Kim, người đứng đầu Roscosmos, Dmitry Rogozin, đã nói về sự quan tâm của các nhà khoa học Nga trong việc đưa dự án trạm liên hành tinh Venera-D quay trở lại tầm cỡ quốc tế. NASA đáp lại rằng họ sẵn sàng thảo luận với Nga về các kế hoạch tiếp theo cho việc khám phá Sao Kim và về lợi ích chung của hai nước trong nghiên cứu này. "Bằng cách sử dụng các nguồn lực của các quốc gia khác nhau, hợp tác quốc tế phục vụ lợi ích của khoa học hành tinh”. TheoSputnik |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét