Vì sao Tết lại có tên gọi là 'Nguyên Đán?

1:56:00 CH
Tết Âm lịch, Tết ta... là những cách gọi khác nhau của Tết Nguyên Đán. Nhưng có bao giờ bạn thắc mắc, vì sao lại lại có tên là 'Nguyên Đán'?
  • Tết Nguyên Đán là dịp lễ cổ truyền của người dân Việt Nam, đây là dịp người ta đi du xuân, thăm hỏi họ hàng, bạn bè để gửi những lời chúc tốt đẹp. Hiếm có ngày lễ nào lại được mong chờ như Tết Nguyên Đán tại Việt Nam.
Vậy nhưng đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao Tết lại có tên gọi là 'Nguyên Đán' chưa? Và Tết Âm lịch ở các quốc gia phương Đông khác có trùng tên với Tết cổ truyền của Việt Nam hay không? Hãy cùng Tiin.vn tìm hiểu về tên gọi đặc biệt này nhé!
Vì sao Tết lại có tên 'Nguyên Đán'?
Tính theo lịch âm, Tết Nguyên Đán của Việt Nam muộn hơn Tết của phương Tây khoảng 1 tháng. Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên Đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà rơi vào giữa những ngày này. Tết Nguyên Đán thường kéo dài từ khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ (năm dương) và 15 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 15 tháng Giêng).
Tết Nguyên Đán là dịp được người Việt mong chờ nhất trong năm.
Tết Nguyên Đán là dịp được người Việt mong chờ nhất trong năm.
Tết Nguyên Đán là ngày đầu tiên trong năm, tên gọi ấy dùng để phân biệt với một số dịp lễ khác như Tết Nguyên tiêu, Tết Đoan ngọ, Tết Trung thu.
Trong tiếng Hán, 'Nguyên' có nghĩa là sự khởi đầu còn 'Đán' là buổi sáng sớm, khi ghép lại được chữ 'Nguyên Đán' tức là buổi sáng khởi đầu của một năm mới. Riêng chữ 'Tết' được đọc chệch đi theo âm chữ Hán của chữ 'Tiết'. Theo lịch Trung Quốc xưa, một năm gồm có 24 tiết và 'Nguyên Đán' được coi là tiết đầu tiên trong năm.

Cũng như người Việt Nam, người Trung Quốc coi Tết Nguyên Đán là một trong những dịp lễ quan trọng nhất. Tết Âm lịch ở Trung Quốc còn được gọi là Xuân Tiết (Lễ hội mùa xuân). Trong những ngày này, người dân Trung Hoa sẽ trang trí nhà cửa, ca hát, tổ chức ăn uống và đi thăm người thân.
Nhiều thông tin khẳng định Tết Nguyên Đán của Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc nhưng thực tế đã chứng minh trước khi thực dân phương Bắc sang đô hộ nước ta thì dân tộc Việt Nam ta đã ăn Tết từ thời Văn Lang với sáng kiến bánh chưng - bánh giày của Lang Liêu - con trai của vua Hùng thứ 6.
Ngày Tết, khắp phố phường ở Trung Quốc tràn đầy sắc màu, đặc biệt là màu đỏ - tượng trưng cho sự may mắn.
Ngày Tết, khắp phố phường ở Trung Quốc tràn đầy sắc màu, đặc biệt là màu đỏ - tượng trưng cho sự may mắn.
Ở Triều Tiên, người ta gọi Tết Nguyên Đán là 'Seollal'. Tết cổ truyền của đất nước này là ngày đầu tiên của năm mới Âm lịch. Người Triều Tiên cũng thường đón mừng năm mới dương lịch vào ngày 1/1 hằng năm. Tuy nhiên, Tết Âm lịch vẫn quan trọng hơn dương lịch.
Người dân Triều Tiên ngắm pháo hoa đêm giao thừa.
Người dân Triều Tiên ngắm pháo hoa đêm giao thừa.
Cũng đón Tết Âm lịch như Việt Nam, nhưng Tết cổ truyền ở Mông Cổ được gọi là 'Tsagaan Sar', nghĩa là 'Mặt trăng trắng', được xác định theo lịch mặt trăng của người Mông Cổ. Đây là 1 trong 2 ngày Tết quan trọng nhất và được chờ đợi nhất ở nước này, ngày Tết còn lại là Tết Naadam vào tháng 7. Tết âm lịch của người Mông Cổ có nhiều phong tục tập quán và món ăn riêng biệt, đậm nét văn hóa bản địa của người dân du mục.

Người dân còn mặc trang phục truyền thống, tặng nhau các món quà và tiền mừng tuổi. Thông thường, các đại gia đình sẽ tụ họp ở nhà của người lớn tuổi nhất trong nhà.
Người dân còn mặc trang phục truyền thống, tặng nhau các món quà và tiền mừng tuổi. Thông thường, các đại gia đình sẽ tụ họp ở nhà của người lớn tuổi nhất trong nhà.
'Losar' hay năm mới của người Tây Tạng được tính bằng ngày mùng 1 (ngày đầu tiên) của tháng đầu tiên trong lịch Tây Tạng, khi mặt trăng bắt đầu quỹ đạo mới quanh Trái đất. Thường thì Losar trùng khớp với Tết Nguyên Đán của người Việt và người Trung Quốc, tuy nhiên cũng có năm chênh lệch một vài ngày, hoặc có khi chênh lệch cả tháng.
tLosar là một trong những dịp lễ quan trọng trong Phật giáo Tây Tạng, thường rơi vào tháng Hai hoặc tháng Ba dương lịch hằng năm.
Losar là một trong những dịp lễ quan trọng trong Phật giáo Tây Tạng, thường rơi vào tháng Hai hoặc tháng Ba dương lịch hằng năm.
Tuy không còn đón Tết Âm lịch, nhưng Nhật Bản vẫn có ngày lễ truyền thống có tên 'Oshougatsu' có nghĩa là 'Chính Nguyệt'. Đây là ngày lễ bắt nguồn từ phong tục chào đón vị thần năm mới Toshigamisama, vị thần tượng trưng cho sức khỏe, may mắn và phát đạt.
Tết Oshougatsu diễn ra từ ngày 1-3/1, vào những ngày này, mọi gia đình đều dọn dẹp sạch sẽ, chuẩn bị đồ dùng và trang trí nhà cửa. Người ta quan niệm rằng, xem mặt trời mọc vào ngày này là việc làm tốt nhất để chào đón một năm thịnh vượng, may mắn và tốt đẹp.
Phong tục đón năm mới của người Nhật hiện vẫn giữ được những truyền thống Á Đông điển hình, bên cạnh đó vẫn thu nhận những nét văn hóa mới từ phương Tây.
Phong tục đón năm mới của người Nhật hiện vẫn giữ được những truyền thống Á Đông điển hình, bên cạnh đó vẫn thu nhận những nét văn hóa mới từ phương Tây.
Ở mỗi quốc gia khác nhau đều có những cách chào đón năm mới theo các phong tục truyền thống khác nhau, có bao nhiêu dân tộc là có bấy nhiêu cách mừng riêng biệt. Nhưng dù tổ chức Tết Âm lịch hay Tết Dương lịch thì ý nghĩa của những ngày này đều là đánh dấu sự khép lại của năm cũ và đón nhận sự mở màn một năm hạnh phúc, tốt đẹp, an khang.
TheoTintuc.vn

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.