Tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu là gì?

8:58:00 SA

  Kiểm tra thân nhiệt một hành khách Trung Quốc tại sân bay Incheon, Hàn Quốc, ngày 29/01/2020 Yonhap via REUTERS

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu với virus Corona. Vậy tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu là gì? Tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu có tác dụng gì?

Tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu là gì?

Theo WikiPedia, Tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu hay Tình trạng Khẩn cấp Y tế Công cộng Quốc tế, Tiếng Anh là Public Health Emergency of International Concern (viết tắt: PHEIC) là một tuyên bố chính thức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) do Ủy ban khẩn ban hành Quy định Y tế Quốc tế (IHR) về một cuộc khủng hoảng Y tế công cộng mang tầm khả năng toàn cầu.
PHEIC được coi là một công cụ ràng buộc về mặt pháp lý quốc tế về phòng chống dịch bệnh, giám sát, kiểm soát, và phản ứng thông qua bởi 194 quốc gia.
PHEIC lần đầu tiên được ban hành vào tháng 4 năm 2009 khi xảy ra đại dịch H1N1 (Cúm Lợn), đại dịch nay vẫn còn trong giai đoạn ba.
PHEIC thứ hai đã được ban hành tháng 5 năm 2014 với sự hồi sinh của bệnh bại liệt sau khi gần như diệt trừ nó, coi là "một sự kiện phi thường".
PHEIC cũng có thể đưa tin khẩn cấp kể cả khi chưa tuyên bố chính thức hoặc chưa được yêu cầu, như là trường hợp với Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS).
Vào thứ Sáu 8 tháng 8 năm 2014, Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố lần thứ ba Tình trạng Khẩn cấp Y tế cần sự quan tâm quốc tế để đáp ứng với sự bùng nổ của Ebola ở Tây Phi.

Tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu là gì? 1

Vào thứ Hai 1 tháng 2 năm 2016, WHO tuyên bố PHEIC thứ tư để đáp ứng với virus Zika bùng phát ở châu Mỹ.
Với sự kiện tuyên bố về virus Corona vào ngày 30/1/2020, đây là lần thứ 6 WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu.

Tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu có tác dụng gì?

Ý nghĩa quan trọng nhất khi WHO tuyên bố virus này là một trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu là để tất cả mọi người phải nâng cao cảnh giác.
Khi tuyên bố dịch bệnh khẩn cấp, tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus sẽ được phép đưa ra khuyến nghị về việc kiểm soát sự lây lan của virus corona trên toàn cầu.
Điều này cũng có thể bao gồm các khuyến nghị liên quan đến du lịch, ví dụ như việc cấm các hoạt động giao thương, du lịch ở đất liền, sân bay quốc tế...
Xem toàn cảnh dịch virus Corana trên Gia Đình Mới TẠI ĐÂY 
Tổ chức Y tế Thế giới viết tắt WHO (tiếng Anh: World Health Organization) hoặc OMS (tiếng Pháp: Organisation mondiale de la santé) là một cơ quan của Liên Hiệp Quốc.
WHO đóng vai trò thẩm quyền điều phối các vấn đề sức khỏe và y tế cộng đồng trên bình diện quốc tế, WHO tham gia giúp đỡ các quốc gia thành viên, WHO cung cấp những thông tin chính xác, những địa chỉ đáng tin cậy trên lĩnh vực sức khỏe con người, WHO sẽ đứng ra để giải quyết những vấn đề cấp bách về sức khỏe cộng đồng và dịch bệnh của con người.

        TheoGiadinhmoi.vn

Tính đến 7h30 ngày 31/1, thế giới có 9.480 người đã nhiễm virus corona, 213 người Trung Quốc tử vong. WHO vừa ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu.



Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.