Cối xay gió lâu đời nhất thế giới của người Iran đã 1.000 năm
Nếu như ở Hà Lan có hệ thống cối xay gió hơn 300 năm tuổi thì ngay tại Iran, họ đã có được hệ thống cối xay gió hơn 1.000 năm tuổi mà cho tới nay vẫn hoạt động hoàn toàn bình thường.
Những chiếc cối xay gió cũ kỹ làm từ gỗ, rơm và đất sét ở Iran vẫn còn hoạt động tốt và được công nhận là Di sản Quốc gia.
Khi nghĩ về cối xay gió, chắc hẳn mọi người sẽ nghĩ tới đất nước Hà Lan, nhưng một trong nhưng hệ thống cối xay gió lâu đời nhất trên thế giới lại thuộc về Nashtifan - một thành phố ở quận trung tâm, huyện Khaf, tỉnh Razavi Khorasan, Iran.
Nhìn từ xa, chúng trông giống như những cánh của gỗ xoay theo chiều gió, nhưng trên thực tế, đây là là hệ thống cối xay gió có trục thẳng đứng và được xây dựng từ gỗ, rơm và đất sét các đây hơn 1.000 năm.
Trong nhiều thế kỷ, chúng được sử dụng để nghiền bột, cho tới năm 2002, những chiếc cối xay gió có tuổi đời hơn nghìn năm này của Nashtifan đã được Iran tuyên bố là Di sản Quốc gia.
Hiện tại những chiếc cối xay gió này chỉ được tu tạo và bảo tồn bởi ông Ali Muhammad Etebari. Nhưng có một sự thật đau lòng khác là lớp trẻ trong làng lại không muốn kế tục sự nghiệp của ông Etebari.
Cho tới nay, dù đã có tuổi đời rất lớn, nhưng những chiếc cối xay gió này vẫn còn hoạt động "êm ái", nhưng bên cạnh đó, chúng vẫn có nguy cơ bị phá hủy theo thời gian nếu như không có người trông nom và tu tạo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét