Cây cối nói chuyện với nhau như thế nào?

8:26:00 SA

Bên dưới đất ngầm có cả một thế giới khác, một thế giới của những con đường sinh học vô tận kết nối cây cối và cho phép chúng giao tiếp, cho phép khu rừng hành xử như thể nó là một sinh vật duy nhất.

  • Tôi đang ở trong một khu rừng gỗ đỏ ở Santa Cruz, California, đọc chính tả cho những cái cây bên ngoài cabin. Chúng nói chuyện liên hồi, ngay cả khi chẳng có tiếng động nào phát ra cả. 
Cây cối giao tiếp với nhau ở trên và dưới lòng đất, bằng âm thanh, mùi hương, tín hiệu và những rung cảm. Tự nhiên, chúng kết nối với nhau thành những mạng lưới, và kết nối cả với mọi thứ tồn tại trên đời này, bao gồm cả chính bản thân bạn.
Các nhà sinh vật học, sinh thái học, tự nhiên học và người làm lâm nghiệp ngày càng tin rằng cây cối có thể giao tiếp. Và nếu vậy, con người cũng có thể học được thứ ngôn ngữ của loài cây, và tìm cách nói chuyện được với chúng.
Nhà sinh vật học tin rằng cây cối biết nói chuyện, và chúng ta nên học ngôn ngữ của chúng - Ảnh 1.

George David Haskell, nhà sinh vật học, tác giả cuốn sách The Songs of Plants cho biết: Những người phản đối ý tưởng này, họ chưa nhận thức được rằng cây cối có những kết nối rất đặc biệt với nhau. Một khi kết nối được thành một mạng lưới như vậy, chúng bắt buộc cần dùng chung một ngôn ngữ.
Hiểu được rằng toàn bộ thiên nhiên là một mạng lưới kết nối chặt chẽ với nhau, chính là bước đầu tiên cho phép chúng ta học và lắng nghe được những cuộc đối thoại của cây cối.
Nhà sinh vật học tin rằng cây cối biết nói chuyện, và chúng ta nên học ngôn ngữ của chúng - Ảnh 2.

Đối với những người sống xa rừng, những công dân toàn cầu điển hình, ý tưởng này có vẻ trừu tượng đến mức phi lý. 
Nhưng trong cuốn sách của mình, Haskell đã kéo người đọc trở lại rừng nhiệt đới Amazon Ecuador. Ở đó, có một bộ lạc bản địa hiển nhiên tin rằng vạn vật trong tự nhiên đều có sự kết nối. Và đối với họ, ý tưởng cho rằng cây cối có thể nói chuyện với nhau chẳng có gì đáng ngạc nhiên cả.
Waorani, một bộ tộc da đỏ hiếm hoi còn sót lại cũng đang nói một thứ ngôn ngữ phản ánh mối liên hệ giữa cây cối và các dạng sống khác. 
Trong tiếng Waorani, mọi thứ được mô tả không chỉ bằng bản thân loài của chúng, mà còn bằng cả những sinh vật khác xung quanh. Ví dụ, một cây ceibo không bao giờ là "một cây ciebo" đứng một mình, nó phải là "một cây ceibo được bao bọc bởi hoa leo ivy", hoặc "một cây ceibo thân phủ đầy rêu và nấm đen".
Haskell cho biết mọi nhà ngôn ngữ học sẽ đều gặp khó khăn khi dịch ngôn ngữ của người Waorani sang tiếng Anh. Bởi trong tiếng Anh, một cây hoặc loài cây luôn đứng riêng lẻ. Bất cứ khi nào được phỏng vấn, người Waorani không thể nhận biết ra từng loài cây nếu họ không mô tả thêm bối cảnh sinh thái cũng như thảm thực vật xung quanh nó.
Tin rằng cây cối cũng như mọi sinh vật sống khác đều có mối liên hệ mật thiết với nhau, người Waorani chẳng bất ngờ và ngạc nhiên với khái niệm cho rằng: Một cái cây có thể hét lên khi bị đốn hạ, hoặc khi con người làm hại tới cây cối, chính họ cũng sẽ bị ảnh hưởng và phải trả giá.
Nhà sinh vật học tin rằng cây cối biết nói chuyện, và chúng ta nên học ngôn ngữ của chúng - Ảnh 3.

"Những giáo điều chia rẽ cộng đồng, chia rẽ mọi sự sống đang treo con người lên bức tường của một căn phòng cô đơn. Chúng ta phải đặt ra một câu hỏi: Liệu chúng ta có thể tìm thấy một đạo đức hệ nào cho toàn thể sự sống trên hành tinh hay không?", Haskell cho biết. Theo ông, đó cũng chính là bài học mà những người sống ở thành phố nên học từ người Waorani.
Trong suốt lịch sử văn học và âm nhạc, Haskell chỉ ra rằng chúng ta đã luôn có các bài hát nói về cây cối, trong đó mô tả những cây thông thì thầm, tiếng cành lá, tiếng xì xào, ngân nga của những khu rừng. 
Về cơ bản, những người nghệ sĩ luôn biết cây cối có thể trò chuyện, ngay cả khi họ không nói rõ ràng rằng cây cối cũng có thứ "ngôn ngữ" của riêng chúng.
Nhà sinh vật học tin rằng cây cối biết nói chuyện, và chúng ta nên học ngôn ngữ của chúng - Ảnh 4.

Ngôn ngữ của cây là một khái niệm hoàn toàn rõ ràng đối với nhà sinh thái học Suzanne Simard, người đã dành 30 năm trong sự nghiệp của mình để nghiên cứu rừng. Vào tháng 6 năm 2016, cô đã có một bài thuyết trình trong một sự kiện Ted Talk với tiêu đề: "Cây cối nói chuyện với nhau như thế nào?".
Simard lớn lên trong các khu rừng ở British Columbia, Canada, học lâm nghiệp và làm việc trong ngành khai thác gỗ. Nhưng khi cảm thấy day dứt và mâu thuẫn về việc phải chặt hạ cây cối, cô quay trở lại trường đại học và bắt đầu nghiên cứu khoa học về cách cây cối giao tiếp với nhau.
Hiện giờ, Simard đang giảng dạy sinh thái học tại Đại học British Columbia-Vancouver.
"Tôi muốn thay đổi cách bạn nghĩ về rừng. Bạn thấy đấy, bên dưới đất ngầm có cả một thế giới khác, một thế giới của những con đường sinh học vô tận kết nối cây cối và cho phép chúng giao tiếp, cho phép khu rừng hành xử như thể nó là một sinh vật duy nhất. Nó có thể khiến bạn hình dung về một thực thể có trí thông minh", cô nói.



Cây cối nói chuyện với nhau như thế nào? - Suzanne Simard


Nhiều nhà khoa học cho rằng cây trao đổi hóa chất với nấm và gửi hạt giống - về cơ bản là một gói dữ liệu chứa thông tin - cho gió, chim, dơi và những khách ghé thăm khác để vận chuyển chúng đi khắp thế giới. Nhưng về phần Simard, cô chỉ tập trung nghiên cứu các kết nối của cây dưới đất ngầm.
Những gì mà cô phát hiện được, đó là bên dưới mặt đất luôn tồn tại những mạng lưới rễ cây khổng lồ và rộng lớn, chúng hợp tác với nấm để di chuyển nước, carbon và chất dinh dưỡng giữa các cây thuộc tất cả các loài với nhau.
Các mạng cộng sinh phức tạp này bắt chước mô hình mạng xã hội và thần kinh của con người. Chúng thậm chí còn có những cây mẹ bố trí ở nhiều trung tâm khác nhau. Các cây mẹ này quản lý luồng thông tin và sự kết nối, giúp một loạt các sinh vật sống khác chống lại bệnh tật và tồn tại được cùng với nhau.
Simard lập luận, sự trao đổi này là một dạng giao tiếp, mặc dù ngôn ngữ cây cối sử dụng có vẻ khá xa lạ với chúng ta. Có một bài học có thể rút ra từ sự kết nối của những khu rừng, cô nói. Đó là việc chúng hợp tác rất nhiều với nhau, thay vì cạnh tranh sinh tồn như niềm tin bấy lâu của chúng ta.
Nhà sinh vật học tin rằng cây cối biết nói chuyện, và chúng ta nên học ngôn ngữ của chúng - Ảnh 6.

Peter Wohlleben cũng nhận ra điều tương tự khi ông quản lý một khu rừng bạch dương cổ đại ở Đức. Ông chia sẻ trên tờ Guardian rằng mình bắt đầu nhận thấy cây cối cũng có một đời sống xã hội phức tạp, sau khi tình cờ phát hiện một gốc cây già vẫn còn sống sau khoảng 500 năm không có lá.
"Mọi sinh vật sống đều cần có dưỡng chất", Wohlleben nói. "Lời giải thích duy nhất là nó đã nhận được sự hỗ trợ từ những cây lân cận, thông qua bộ rễ trao đổi dung dịch đường. Là một người làm lâm nghiệp, tôi đã học được rằng cây cối là những đối thủ cạnh tranh với nhau, để lấy ánh sáng, lấy không gian sống, nhưng rồi ở đó tôi đã chứng kiến điều [ngược lại]. Cây cối rất quan tâm đến việc giữ cho mọi thành viên của cộng đồng mình tồn tại".
Wohlleben tin rằng cây cối cũng giống như con người, chúng có cuộc sống gia đình bên cạnh mối quan hệ với các loài khác. Phát hiện này đã truyền cảm hứng cho ông viết cuốn sách The Hidden Life of Plants.
Nhà sinh vật học tin rằng cây cối biết nói chuyện, và chúng ta nên học ngôn ngữ của chúng - Ảnh 7.

Bằng cách nhận thức được tất cả các sinh vật sống phụ thuộc vào nhau, Simard lập luận rằng con người có thể khai thác lâm nghiệp một cách khôn ngoan hơn. Chúng ta có thể lựa chọn bảo tồn những cây mẹ, là những cây ở trung tâm mạng lưới có thể truyền lại nhiều thông tin quý giá từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Cô tin rằng nếu làm được vậy, chúng ta có thể phát triển được một ngành công nghiệp gỗ thương mại bền vững hơn: Trong một khu rừng, một cây mẹ được kết nối với hàng trăm cây khác, gửi carbon dư thừa qua các mạng lưới tinh tế đến những hạt mầm dưới mặt đất. Và điều đó đảm bảo tỷ lệ sống của cây con sẽ lớn hơn nhiều.
Nhà sinh vật học tin rằng cây cối biết nói chuyện, và chúng ta nên học ngôn ngữ của chúng - Ảnh 8.

Sự sống sót của những cây con rất quan trọng đối với con người vì chúng ta cần cây. Rừng đóng góp và ảnh hưởng vô cùng sâu rộng vào sự thịnh vượng của loài người, theo báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc.
Rừng là chiếc chìa khóa giúp chống lại đói nghèo ở nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực, cung cấp sinh kế, cung cấp không khí sạch và nước, duy trì đa dạng sinh học và giảm thiểu biến đổi khí hậu, FAO nói.
Rừng có ý nghĩa quan trọng với sự sống còn của loài người. Cơ quan của Liên Hợp Quốc báo cáo rằng thế giới đang có những tiến bộ trong công cuộc bảo tồn và phát triển rừng, nhưng chúng ta vẫn sẽ phải làm nhiều hơn nữa. 
Nhà sinh vật học tin rằng cây cối biết nói chuyện, và chúng ta nên học ngôn ngữ của chúng - Ảnh 9.

Hầu hết các nhà khoa học – và cả cây cối - sẽ đồng ý rằng hoạt động bảo tồn là chiếc chìa khóa quan trọng vào lúc này. Haskell tin rằng tất cả chúng ta sẽ tự nhiên ưu tiên các chính sách thân thiện với môi trường, nếu chúng ta nhận thức được cây cối chính là bậc thầy của sự kết nối và giao tiếp, chúng đang quản lý các mạng lưới sự sống phức tạp mà chúng ta cũng là một mắt xích trong đó.
Ông gọi cây cối là những "nhà triết học của hệ sinh thái", những trí tuệ thầm lặng đã đứng đó đối thoại trong suốt hàng ngàn năm. Chúng ta nên lắng nghe cây cối, Haskell nói, bởi chúng biết những gì chúng đang nói. "Bởi vì cây cối không di động, để phát triển mạnh chúng cần phải biết mình là ai và đang đứng ở đâu trên Trái Đất, nhận thức này phải tốt hơn bất kỳ loài động vật đang lang thang nào".
Tham khảo Qz(TheoGenk)

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.