12 sự thật về đất nước hạnh phúc nhất thế giới

1:58:00 CH
Theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2019, Phần Lan đứng vị trí đầu bảng xếp hạng. Quốc gia Bắc Âu này là nơi có pizza ngon nhất thế giới, nước uống miễn phí và triết lý hạnh phúc Sisu.
1

Người Phần Lan dành nhiều thời gian ngoài trời. Khoảng 70% lãnh thổ Phần Lan bao phủ bởi rừng là lý do người dân nước này cảm thấy thoải mái giữa chốn cây cỏ. Sống hòa hợp với thiên nhiên, họ cảm thấy được bảo vệ và bình tĩnh. Người Phần Lan thường dành thời gian ngoài trời, leo núi và đi xe đạp thường xuyên.

2

Nước uống miễn phí. Phần Lan thường được gọi là vùng đất 1.000 hồ. Những hồ này là kết quả của kỷ băng hà cuối cùng, kết thúc khoảng 10.000 năm trước. Nước trong hồ tinh khiết đến mức người Phần Lan có thể uống ngay từ vòi ở nhà mà không cần xử lý thêm. Hầu hết nhà hàng cung cấp cho khách một bình hoặc chai nước miễn phí, ngay cả khi họ không yêu cầu.

3

Trẻ em nhận trợ cấp hàng năm cho đến năm 17 tuổi. Cha mẹ nhận được khoản trợ cấp trẻ em khoảng 111 USD mỗi tháng cho đến khi đứa trẻ 17 tuổi. Trợ cấp tăng nhẹ cho đứa trẻ tiếp theo sinh ra trong gia đình. Ngoài ra, ngay sau khi có em bé, cha mẹ nhận một hộp từ nhà nước, trong đó chứa mọi thứ cần thiết cho trẻ sơ sinh. Hộp này chứa 64 mặt hàng khác nhau, bao gồm quần áo, tã lót, đồ chơi, cũng như tất cả thông tin cần thiết về việc chăm sóc trẻ.

4

Bánh pizza ngon nhất thế giới. Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi từng tuyên bố rằng ông không thích đồ ăn Phần Lan. Đặc biệt, ông cho rằng thịt nai hun khói vô vị và không thể so sánh với giăm bông Parma. 3 năm sau phát ngôn của Thủ tướng Italy, Phần Lan giành chiến thắng trong cuộc thi pizza quốc tế với món pizza thịt nai nổi tiếng Berlusconiith.

5

Đất nước này là một trong những nhà lãnh đạo thế giới về việc tái chế rác. Phần Lan tuân thủ nền kinh tế tuần hoàn, cho phép sử dụng tất cả nguồn lực có sẵn cho xã hội với lượng chất thải tối thiểu. 99% chất thải đô thị được tái chế hoặc gửi đến lò đốt, sau đó tạo ra năng lượng. 9 trên 10 chai nhựa được tái chế và câu chuyện tương tự áp dụng cho đồ thủy tinh.

6

Có nhiều loại hình thi đấu thể thao lạ. Thể thao là phần không thể thiếu trong cuộc sống của người Phần Lan. Ngoài các môn thể thao nổi tiếng, đất nước này còn có nhiều cuộc thi như cõng vợ, ném điện thoại di động, săn muỗi, chơi guitar không khí và ném boot.

7

Quốc gia đầu tiên trên thế giới trao cho mọi người dân quyền truy cập Internet. Năm 2010, Phần Lan trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới có danh sách quyền dân sự bao gồm quyền truy cập Internet. Chính phủ chính thức bắt buộc các nhà cung cấp Internet phải đảm bảo mọi người dân có kết nối Internet tốc độ cao (băng thông rộng). Trong khi các quốc gia khác không chính thức đảm bảo kết nối tốc độ cao do sợ vi phạm bản quyền, Phần Lan nhận ra rằng Internet cần thiết cho mọi người làm việc

8

Cha dành nhiều thời gian với con hơn mẹ. Một số luật khen thưởng sự tham gia tích cực của cha vào cuộc sống của trẻ em được thông qua ở nước này. Ví dụ, thời gian nghỉ làm của cha có thể kéo dài trong 9 tuần và 70% tiền lương trung bình được trả trong thời gian này.

9

Phần Lan xếp thứ 2 trên thế giới về tiêu thụ cà phê. Theo Hiệp hội Cà phê Quốc tế, mỗi người Phần Lan tiêu thụ 12 kg cà phê hàng năm. Kahvitauko (nghỉ giải lao) tại nơi làm việc hoặc trường học là điều thiêng liêng đối với người Phần Lan và họ luôn dành đủ thời gian cho hoạt động này.

10

Ngôi làng ông già Noel. Ngôi làng nhỏ ở vùng Lapland của Phần Lan Joulupukki mở cửa để du khách thăm ông già Noel quanh năm. Ông già Noel người Phần Lan thậm chí còn có hộ chiếu với thông tin được ghi về ngày sinh "rất lâu trước đây" và trạng thái hôn nhân "đã kết hôn".

11

Giáo dục miễn phí. Giáo dục trong các tổ chức công cộng, trường học và đại học ở Phần Lan miễn phí cho công dân EU. Đất nước này cũng sở hữu một trong những nền giáo dục tốt nhất trên thế giới.


12

Triết lý hạnh phúc: Sisu và kalsarikannit. Từ "Sisu" thường được dịch là quyết tâm khắc kỷ, bản lĩnh, sự cứng rắng và kiên trì với mục đích. Sisu là toàn bộ sự bình tĩnh, năng lượng sống, sức mạnh và sự tự chủ về cảm xúc. Khái niệm này phát triển thành triết lý và trở thành lối sống đặc biệt cho người dân Phần Lan trong thế kỷ 20. Về việc dạy dỗ trẻ em, Sisu nhằm thực hiện ý tưởng đứa trẻ có thể làm mọi thứ.

(Theo Zing)

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.