Thế giới ngoài hành tinh đủ oxy cho nhân loại sống 100.000 năm?
(NLĐO)- Một phân tích mới cho thấy nếu khai thác đúng cách, việc cung cấp dưỡng khí tại chỗ cho căn cứ ngoài hành tinh đầu tiên của loài người sẽ không hề khó khăn.
Vật liệu bí ẩn mang tên regolith - lớp đá và bụi mịn bao phủ bề mặt mặt trăng của chúng ta - là một kho oxy khổng lồ, tiến sĩ John Grant từ Đại học Southern Cross (Úc) khẳng định trong bài viết mới đăng tải trên The Conversation.
Mặt trăng chứa một lớp "đất" cực giàu oxy - Ảnh: NASA
Theo Science Alert, vào tháng 10 vừa qua, Cơ quan Vũ trụ Úc và NASA đã ký một thỏa thuận để gửi tàu thăm dò do Úc sản xuất lên mặt trăng theo chương trình Artemis để thu thập đã mặt trăng và đề ra phương án khai thác nguồn oxy khổng lồ trên mặt trăng.
Tuy thế giới này có bầu khí quyển rất mỏng và được cấu tạo chủ yếu bởi hydro, neon và argon, nhưng... "đất" của nó thì giàu oxy.
Regolith hiện diện khắp mặt trăng với một lớp dày, và không thật sự là đất. Tiến sĩ Grant cho biết nó có nguồn gốc từ đá cứng và được tạo thành từ 45% oxy trong thành phần hóa học. Nguyên tố oxy trong regolith liên kết chặt chẽ với các khoảng chất khác trong regolith nên việc phải làm là tách liên kết đó ra để khai thác oxy.
Phương án được các nhà khoa học Úc đề xuất là dùng một quy trình giống như sản xuất nhôm từ nhôm oxit bằng cách cho dòng điện chạy qua nhôm oxit lỏng, tách nhôm và oxy riêng ra. Trở ngại duy nhất là năng lượng; tuy nhiên đầu năm nay công ty Space Application Services (Bỉ) đã bắt đầu xây dựng 3 lò phản ứng hạt nhân phù hợp để đưa lên mặt trăng vào năm 2025, theo một chương trình của ESA (Cơ quan Vũ trụ châu Âu).
Phân tích regolith dựa trên các dữ liệu do NASA thu thập được, các nhà khoa học ước tính lượng oxy ẩn trong lớp regolith dày tới 10 mét trên thế giới ngoài hành tinh này sẽ đủ cho toàn bộ người trên Trái Đất thở trong 100.000 năm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét