Thế nào GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương ?

7:12:00 SA

 


Nhiều bạn thắc mắc về một đoạn trong phát biểu của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc về GDP đầu người, khi nói trước Quốc hội hôm 10/11:

"Tính chung trong gần nhiệm kỳ qua, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng gần 145%. Nhìn trên tiêu chuẩn của Ngân hàng thế giới so sánh mức sống với các nước trên thế giới, thu nhập của người dân chúng ta đã tương đương gần 9.000 đô-la (tính theo ngang bằng sức mua)."
Các bạn hỏi làm sao lại "cao như vậy"?
Nếu tính GDP (danh nghĩa) bình quân đầu người, Việt Nam đạt trên 2.700 USD năm 2019.
Nhưng khi tính GDP bình quân đầu người quy đổi theo sức mua tương đương (PPP), thì con số sẽ cao hơn. Vì thế theo World Bank, GDP đầu người Việt Nam quy đổi theo sức mua tương đương năm 2019 là 8.374 USD. Chưa có số liệu năm 2020.
Hình minh họa là GDP đầu người tính theo PPP, năm 2019, theo World Bank.


TheoBBCNews



GDP đầu người theo sức mua tương đương - GDP (PPP) per capita - là một công cụ kinh tế dùng để 
so sánh năng suất kinh tế và mức sống của người dân ở một quốc gia. Trong đó sức mua tương
 đương (PPP) là một lý thuyết kinh tế so sánh tiền tệ của các nước thông qua cách cho họ cùng tiếp
 cận "1 rổ hàng hóa".
Theo lý thuyết này thì đồng tiền của 2 quốc gia sẽ ở trạng thái ngang bằng nhau - được gọi là tiền tệ ngang giá - sau khi xét về tỷ giá hối đoái thì 1 rổ hàng hóa được định giá bằng nhau ở cả 2 quốc gia này.
Để cho dễ hiểu về khái niệm "GDP (PPP) per capita", anh em có thể hình dung như vầy: các nhà kinh tế học sẽ sử dụng 1 món đồ làm vật ngang giá, ví dụ 1 tô phở ở Việt Nam có giá bán trung bình 45k ~ 2$, ở Mỹ bán 8$, ở Thái Lan bán 3$, ở Đức bán 10$ vv và vv.

pho.jpg

Như vậy thì 100$ sẽ mua được 50 tô phở ở VN nhưng chỉ ăn được 10 tô ở Đức và 12,5 tô ở Mỹ, dĩ nhiên với điều kiện là các tô phở đó có chất lượng tương đương nhau. Hiểu rộng ra thì mức lương 200$ ở Việt Nam có thể tương đương với 800$ ở Mỹ, tương đương 300$ ở Thái Lan và 1000$ ở Đức.

Để so sánh mức giá cả này giữa các quốc gia có ý nghĩa thực tế, các nhà kinh tế phải xét trên nhiều loại hàng hóa và dịch vụ, việc so sánh 1:1 này rất khó vì số lượng dữ liệu cần thu thập cực kì lớn và phức tạp, chưa kể mức sống, mức lương trung bình của mỗi quốc gia cũng khác nhau theo từng vùng miền. Chính vì vậy mà để đơn giản hóa phương pháp này, vào năm 1968 đại học Pennsylvania và Liên Hợp Quốc đã cùng nhau thành lập Chương trình So sánh Quốc tế (ICP - International Comparison Program).

Nhờ có chương trình ICP đã tạo ra cơ sở chung để khảo sát giá cả trên toàn cầu, so sánh giá cả của hàng trăm loại hàng hóa và dịch vụ phổ biến trên thế giới. ICP đã giúp các nhà kinh tế vĩ mô ước tính được năng suất và sự tăng trưởng toàn cầu mỗi năm.

"Đối với ta 1000đ chỉ như 2 tờ 500"

Công thức tính sức mua tương đương (PPP)
S = P1/P2
Trong đó:
  • S: Tỉ giá hối đoái của đồng tiền 1 so với đồng tiền 2 (ví dụ VND và USD)
  • P1: Giá bán của món đồ A (tô phở) bằng tiền VND
  • P2: Giá bán của món đồ A (tô phở) bằng tiền USD
Ý nghĩa của (PPP)
Ngày nay, trong kinh tế vĩ mô khi đề cập tới GDP tức là người ta muốn nói tới tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia đó tạo ra trong 1 năm, đây gọi là GDP danh nghĩa (GDP nominal). Để phản ánh chính xác hơn sự phát triển của một quốc gia, người ta sẽ điều chỉnh GDP theo (PPP), vì rõ ràng với ví dụ ở trên, 200 USD ở VN sẽ có sức mua khác nhau so với ở Nhật, Đức, Mỹ khi đi ăn phở.

pho-2.jpg

Hạn chế của phương pháp (PPP)
Phương pháp nào cũng có mặt hạn chế và dĩ nhiên (PPP) cũng không ngoại lệ. Năm 1986 - 2003, tạp chí The Economist đã ghi nhận giá bán bánh burger Big Mac của McDonald's tại nhiều quốc gia, và bài báo phát hành năm 2003 tên là Burgernomics đã giải thích tại sao PPP không phản ánh chính xác.
  • Nhập khẩu
Một quốc gia phải nhập khẩu hàng hóa để sử dụng (ví dụ iPhone), phát sinh chi phí vận chuyển, bến bãi, lưu kho vv và vv. Thông thường hàng nhập khẩu sẽ có giá bán cao hơn hàng hóa địa phương.

nhap-khau.jpg
  • Thuế
Mỗi quốc gia có chính sách thuế khác nhau khiến cho giá bán hàng hóa cũng khác nhau, ví dụ giá xe hơi ở VN cao hơn rất nhiều quốc gia khác trên thế giới.

iphone.jpg
  • Định vị phân khúc
Rất nhiều hàng hóa bình dân, tầm trung nhưng khi xuất khẩu đi các quốc gia thứ 3 thì lại được định vị ở phân khúc cao cấp, khiến cho giá bán tăng cao.

Tổng kết
(PPP) không phải là một phương pháp hoàn hảo, nhưng sức mua tương đương cho phép so sánh giá cả giữa các quốc gia có tiền tệ khác nhau và phương pháp này vẫn được sử dụng phổ biến hiện nay.

Theo Investopia- Tinh tế

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.