Được chồng đưa đi khắp thế giới, cô vợ không diện váy vóc mà chỉ chọn mỗi áo dài

7:10:00 SA

 


Vì muốn giữ lại kỷ niệm để sau này con cháu tự hào, anh Tùng đã quyết định cùng vợ chu du khắp thế giới và mang vẻ đẹp của tà áo dài đến gần bạn bè quốc tế.

Áo dài là trang phục biểu tượng cho nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Vẻ đẹp của trang phục này cũng đã khiến anh Hoàng Thanh Tùng (37 tuổi, kiến trúc sư ở Hà Nội) quyết tâm thực hiện một dự án ảnh về nó

Nhân vật chính trong dự án "Áo dài 100 điểm đến" của anh Tùng chính là vợ anh chị Nguyễn Thúy Quỳnh (30 tuổi, nhân viên ngân hàng).

Mở VN Ngày Nay, xem nhiều ảnh hơn >


Vợ chồng anh Tùng trong một chuyến đi.

Dự án "Áo dài 100 điểm đến"

Sau khi kết hôn, anh Tùng và chị Quỳnh đã thực hiện những chuyến đi vô cùng ý nghĩa. Đáng chú ý, trong mỗi lần đi chơi, anh Tùng đều chụp một bộ ảnh áo dài làm kỷ niệm với mục đích "để cho con cháu sau này thấy ông bà ngày xưa thế nào". Thế là dự án "Áo dài 100 điểm đến" ra đời.

Những bức ảnh "thai nghén" đầu tiên của dự án được thực hiện trong chuyến đi đến Nhật Bản vào hồi tháng 3/2016. Đến tháng 5/2018, 2 vợ chồng đã thực hiện bộ ảnh trọng vẹn đầu tiên trong hành trình đến Ý - Hy Lạp - Thổ Nhĩ Kỳ. Chỉ trong vòng 2 năm rưỡi, vợ chồng anh Tùng đã đi qua 12 quốc gia và 30 điểm đến khắp thế giới tại châu Âu, châu Á, châu Phi.

Mở VN Ngày Nay, xem nhiều ảnh hơn >


Bức ảnh trong chuyến đi ngôi đền Fushimi Inari (Sapporo, Nhật Bản).​

Được biết, điều khó khăn nhất mà đôi vợ chồng mê xê dịch này gặp phải khi thực hiện các bộ ảnh là việc chọn địa điểm chụp ảnh. Đối với anh Tùng, mỗi bức ảnh cần phải toát lên vẻ đặc trưng của địa danh và phải chụp vào khung giờ vắng khách du lịch.

Ngoài ra, họ cũng gặp phải nhiều khó khăn khác như thời tiết khắc nghiệt, rủi ro về an ninh... Có những lúc, vợ chồng chị Quỳnh phải leo mấy quả đồi tại Edinburgh (Scotland) giữa trời gió giật, khi thì lại phải chụp ảnh dưới cái nắng chói chang 36 độ ở Địa Trung Hải hay giữa thời tiết âm 13 độ giữa trời tuyết rơi ở Hokkaido (Nhật Bản).

Có lẽ điều thuận lợi nhất đối với cặp vợ chồng trong dự án này chính là sự đam mê và khả năng chụp ảnh tài tình của anh Tùng. Những bức hình chị Quỳnh trong tà áo dài đều nhận được lời khen của cư dân mạng vì quá đẹp.

Mở VN Ngày Nay, xem nhiều ảnh hơn >

Bức ảnh được chụp tại điểm đến Singapore.

Mong muốn tôn lên vẻ đẹp tà áo dài

Ngoài mục đích lưu giữ những bức ảnh làm kỷ niệm, bộ ảnh còn được anh Tùng thực hiện vì mong muốn giới thiệu vẻ đẹp tà áo dài Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Được biết, kinh phí cho các chuyến đi của vợ chồng anh Tùng cũng tương đương với các chuyến du lịch của các công ty du lịch đưa ra.

Mỗi chuyến đi đều được gia đình anh Tùng tính toán sao cho phù hợp với địa điểm và mục đích của dự án. Theo anh, nếu đi đủ 100 địa danh trên khắp thế giới thì dự kiến khoảng 10 năm dự án của anh mới hoàn thành.

Mở VN Ngày Nay, xem nhiều ảnh hơn >


Chị Quỳnh trong tà áo dài trắng bên Cầu Tháp London (Anh).

Anh Tùng cho hay, trong suốt quá trình chụp ảnh, rất nhiều du khách khác đều lầm tưởng áo dài là trang phục của một nước nào đó chứ không phải Việt Nam. Tuy nhiên, anh Tùng đều kiên nhẫn giải thích về biểu tượng văn hóa gắn với hình tượng người phụ nữ Việt Nam này.

Bên cạnh đó, rất nhiều người dành lời khen cho áo dài Việt Nam rằng đây là trang phục đẹp, tôn dáng, thuận tiện cho đi lại nhưng vẫn mang lại sự gợi cảm vừa phải cho người phụ nữ.

Mở VN Ngày Nay, xem nhiều ảnh hơn >


Vợ chồng anh ấn tượng với chuyến đi Cairo, Ai Cập.

Trong năm 2020, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên gia đình anh Tùng mới chỉ thực hiện được chuyến đi đến Nhật Bản, Ai Cập và một số điểm đến trong nước. Theo kế hoạch, đến cuối năm 2021, cặp vợ chồng mê xê dịch này mới tiếp tục thực hiện các chuyến đi đến Trung-Nam Mỹ hoặc các nước Trung-Bắc Âu.

Mở VN Ngày Nay, xem nhiều ảnh hơn >


Chị Quỳnh trong một tà áo dài cách tân.

Dù hành trình thực hiện dự án của anh Tùng vẫn còn dài nhưng hy vọng rằng bằng đam mê và tình yêu đối với tà áo dài, cặp vợ chồng này sẽ thực hiện trọn vẹn được dự án giới thiệu vẻ đẹp tà áo dài.

Đừng quên tham gia cộng đồng Việt Nam Ơi để chia sẻ những hình ảnh về về văn hóa, ẩm thực của con người Việt Nam nhé!

Ảnh: Người đưa tin

NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM

Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, áo dài xuất hiện từ những năm 38 - 42 sau công nguyên. Người đầu tiên mặc trang phục này chính là 2 vị nữ tướng đầu tiên nổi tiếng của Việt Nam là Hai Bà Trưng.

Áo dài được biết đến là trang phục dân tộc của Việt Nam. Loại trang phục này được xuất thân từ áo tứ thân, nó được cách tân trong thời kỳ Việt hóa. Ban đầu, nó thường được người ta gọi với cái tên áo tân thời.

Áo dài gồm một chiếc áo che thân từ cổ đến quá đầu gối và 1 chiếc quần dài. Trước đây, trang phục này dành cho cả nam lẫn nữ nhưng qua thời gian, nó gắn với người phụ nữ nhiều hơn.

Với ý nghĩa sâu xa là mang theo niềm tự hào dân tộc Việt Nam, áo dài mang hơi thở của nền văn hóa và mang đậm triết lý nhân sinh sâu sắc.

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.