10 BÍ QUYẾT VÀNG CỨU NGƯỜI ĐỘT QUỴ.

2:01:00 CH

 



10 BÍ QUYẾT VÀNG CỨU NGƯỜI ĐỘT QUỴ.

1 - Nhận biết sớm biểu hiện: Méo miệng, biểu hiện rõ khi bệnh nhân cười, nhe răng. Yếu liệt tay chân, có thể kiểm tra bằng cách yêu cầu bệnh nhân giơ hai tay, hai chân lên cao. Ngôn ngữ bất thường, giọng bị đơ đớ, có thể đề nghị bệnh nhân lặp lại cụm từ gì đó xem họ có hiểu và lặp lại được không.
2 - Đừng chủ quan cơn thiếu máu não thoáng qua.
Trong nhiều trường hợp, người có triệu chứng đột quỵ chỉ bị "thoáng qua", khoảng một giờ sau đó giảm dần, nhưng không vì vậy mà nghĩ rằng mình đã khỏe. Vì sự tắc nghẽn mạch máu nhỏ sẽ khiến một phần nhỏ mô não bị thiếu máu tạm thời và sớm được phục hồi nhờ cục máu đông tự vỡ (do kích thước nhỏ), hoặc mô não này có thể nhận được dòng máu từ một nhánh mạch máu cạnh bên.
Tuy nhiên, cứ 10 bệnh nhân có cơn thiếu máu não "thoáng qua" thì sẽ có 1 người xuất hiện đột quỵ thật sự trong một tuần kế tiếp.
3 - Xác định thời gian khởi bệnh đột quỵ.
4 - Giữ bệnh nhân nằm yên, tránh bị té ngã, sau đó cho bệnh nhân nằm đầu cao 30 độ.
5 - Đưa bệnh nhân đến ngay các trung tâm có thể can thiệp đột quỵ não cấp tính để được điều trị kịp thời.
6 - Nếu bệnh nhân lơ mơ, hôn mê: cần xem bệnh nhân thở bình thường, thở nhanh, thở chậm hay ngừng thở. Nếu ngừng thở thì cần hô hấp nhân tạo, vì cấp cứu hô hấp là việc đầu tiên phải làm để đảm bảo đủ oxy cho tim và não.
7 - "Thời gian vàng" để cấp cứu tính từ triệu chứng khởi phát cơn đột quỵ là sáu giờ. Thời gian tốt nhất là ba giờ sau khi xảy ra cơn đột quỵ.
Với sự tiến bộ của y học, ngày nay người ta có thể dùng thuốc làm tan cục máu gây ra tắc mạch máu não. Tuy nhiên, nó chỉ được dùng cho những người bệnh đến viện sớm trong vòng 4,5 giờ sau khi khởi phát bệnh.
Từ 4,5-6 giờ chỉ còn có thể áp dụng thông mạch bằng dụng cụ rút huyết khối.
Nếu muộn hơn, không còn thông mạch được nữa thì việc điều trị rất khó khăn, khả năng tiên lượng xấu rất cao.
8 - Tuyệt đối đừng chờ đợi với hi vọng cơn đột quỵ sẽ qua đi, hoặc cho bệnh nhân uống thuốc linh tinh... Theo các bác sĩ, khi có các dấu hiệu nghi bị đột quỵ, cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế càng nhanh càng tốt.
9 - Tự uống thuốc hạ huyết áp là tự hại mình.
10 - Đột quỵ thiếu máu não hiện có thể được điều trị nếu cấp cứu kịp thời. Khi thấy người nhà có dấu hiệu của đột quỵ, việc cần làm của người thân là gọi ngay cấp cứu.
NHỮNG SAI LẦM KHI CỨU NGƯỜI ĐỘT QUỴ
1 - Không được tự ý điều trị cho bệnh nhân dù chỉ là bấm huyệt, châm cứu, cạo gió, cắt lễ... Vì những động tác này có thể làm chậm trễ việc điều trị, khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
2 - Không được cho bệnh nhân ăn uống để đề phòng nôn ói, trào ngược thức ăn vào đường thở sẽ rất nguy hiểm.
3 - Không tự ý dùng thuốc hạ áp hay ngậm thuốc huyết áp dưới lưỡi. Bởi vì đột quỵ có hai dạng đột quỵ do thiếu máu não và đột quỵ xuất huyết não, nếu bệnh nhân đột quỵ do thiếu máu thì khi ngậm thuốc dưới lưỡi sẽ làm tuột huyết áp, các tĩnh mạch càng thiếu máu, làm tăng nguy cơ tử vong hơn.
Theo: Tuoitre
DÙ CÒN TRẺ NHƯNG CÓ NHỮNG TRIỆU CHỨNG SAU, PHẢI CẢNH GIÁC NGUY CƠ ĐỘT QUỴ!!!
Nhiều người đang lầm tưởng đột tử và đột quỵ là một. Tuy nhiên đột quỵ và đột tử khác nhau hoàn toàn. Đột tử là do nhồi máu cơ tim còn đột quỵ là do tắc mạch máu não hoặc vỡ mạch máu não.
Trường hợp đột quỵ xảy ra ở người trẻ tuổi thường là những người có sẵn bệnh lý mạch máu. Ví dụ như: dị dạng mạch máu não, phình động mạch trong não hoặc u mạch máu trong não, người có bệnh lý tăng huyết áp…
𝐃𝐚̂́𝐮 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐧𝐡𝐚̣̂𝐧 𝐛𝐢𝐞̂́𝐭 đ𝐨̣̂𝐭 𝐪𝐮𝐲̣
- Đột ngột có cảm giác tê hay yếu liệt ở mặt, tay hoặc chân (các triệu chứng thường xảy ra ở một bên của cơ thể - nửa người)
- Đột ngột không nói được, giọng nói bị méo hoặc bệnh nhân bị nói nhảm, vô nghĩa, không hiểu được lời nói
- Đột ngột mất thị lực, đặc biệt khi triệu chứng xuất hiện ở một bên mắt; Đột ngột đau đầu dữ dội
- Chóng mặt, cơ thể bị mất thăng bằng hoặc không thể thực hiện vận động theo ý muốn…
𝐏𝐡𝐨̀𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐮𝐲 𝐜𝐨̛ đ𝐨̣̂𝐭 𝐪𝐮𝐲̣ 𝐬𝐚𝐮 𝐤𝐡𝐢 𝐧𝐠𝐮̉ 𝐝𝐚̣̂𝐲 lưu ý những vẫn đề sau:
- Đi ngủ không để phòng lạnh quá thời tiết đang lạnh sâu nên có quạt sưởi, máy sưởi.
- Nhiều người có thói quen đi ngủ cời trần. Thói quen này sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ. Vì vậy, trước khi đi ngủ nên mặc quần áo dài tay hoặc mặc pijama để giữ ấm cơ thể.
- Khi ngủ dậy lưu ý không bước xuống khỏi giường đi lại ngay. Ngồi lại trên giường khoảng 5 phút sau mới đứng dậy đi lại.
- Nếu đi vào nhà vệ sinh cần đi dép để tránh trơn trượt, té ngã và lạnh chân.
PGS.TS Hoài Nam ở những người trẻ nếu có những triệu chứng hay bị đau đầu, huyết áp cao cần phải cảnh giác với nguy cơ đột quỵ.
Bạn hãy đọc và nhớ ‘’3" bước gọi tắt là CNG (Cờ, Nờ, Gờ) bằng cách hỏi bệnh nhân 3 câu đơn giản sau:
🔸C : Bảo người đó CƯỜI.😃
🔸N : Bảo người đó NÓI 😚 chuyện và NÓI CHỮ A. NÓI CÂU ĐƠN GIẢN (một cách mạch lạc)
(Ví dụ: Canh cua cà, Món súp gà)
🔸G : Bảo người đó GIƠ CẢ HAI TAY LÊN cao qua đầu.
Hình ảnh có thể có: văn bản

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.