Tại sao Phụ nữ Ấn Độ lại có nốt ruồi đỏ giữa trán?
Nếu không phải tâm linh, không phải truyền thống thì cái chấm đỏ giữa trán của những người phụ nữ Ấn Độ kia có nghĩa là gì?
Trong những bức ảnh về phụ nữ Ấn Độ, có lẽ điều hấp dẫn người xem không chỉ bởi đôi mắt to, hàng lông mày rậm, thần thái sắc nét mà còn bởi một chấm đỏ giữa hai hàng lông mày. Điều này trở nên quen thuộc đến nỗi cứ mỗi khi nhìn thấy hình tượng này thì không cần phải hỏi cô từ đâu đến mà chỉ cần nói rằng, cô ở vùng nào của Ấn Độ là đủ.
Chấm đỏ này được gọi là “bindi”, trong tiếng Ấn nghĩa là “chấm nhỏ, giọt nước” và mang trong mình rất nhiều ý nghĩa từ biểu trưng cho đến vật chất.
Chấm đỏ đặc trưng và cũng là điểm ấn tượng nhất trên khuôn mặt của người phụ nữ Ấn Độ.
Ý nghĩa tâm linh
Có nguồn gốc từ một phong tục cổ xưa của Ấn Độ giáo, Bindi tượng trưng cho sức mạnh để bảo vệ phái nữ và gia đình của họ. Vị trí giữa hai hàng lông mày chính là nơi tập trung mọi trí tuệ và sự thông minh của con người, chính vì vậy mà khi được đánh dấu bằng chấm đỏ hoặc đá quý thì sẽ phát huy tác dụng triệt để. Điều này còn giúp cho chủ nhân tránh được sự cám dỗ của ma quỷ.
Ngoài ra, người Ấn Độ còn coi chấm đỏ Bindi này là con mắt thứ ba giúp nhìn thấy mọi việc và tâm can của những kẻ xấu. Màu đỏ trên đó còn tượng trưng cho danh dự, tình yêu và sự thịnh vượng.
Ngày nay, nhờ sự tiến bộ hiện đại và tư duy khác cho nên rất nhiều phụ nữ Ấn cũng không còn giữ hình dạng truyền thống của chấm bindi mà chuyển sang rất nhiều hình thái khác sinh động hơn.
Thể hiện tình trạng hôn nhân
Ở miền Nam Ấn Độ, chỉ có những phụ nữ đã lấy chồng mới được chấm chấm đỏ này lên trán. Và người chấm bindi lên trán cô dâu không phải ai khác mà chính là người chồng của cô ngay trong ngày cưới của họ. Bindi thường được chấm bằng son nên còn gọi là chấm châu sa, một số địa phương còn dùng cả máu của người chồng để làm việc này! Hành động đó như là lời tuyên thệ cho việc làm vợ, làm mẹ là điều vô cùng thiêng liêng, cao quý và cần được tôn vinh.
Sau khi kết hôn nếu như người phụ nữ nào quên chấm bindi sẽ lập tức bị quở trách rằng có hành động lừa dối chồng. Thậm chí ở nhiều nơi còn quy định rằng, việc ngừng không chấm bindi cũng có nghĩa là chồng đã qua đời. Theo đó, phụ nữ đã góa chồng sẽ không được có chấm đỏ trên trán nữa.
Có thể nói, chấm đỏ bindi chính là đặc quyền của các chị em đã có gia đình.
Ý nghĩa khoa học
Ở một số khu vực của Ấn Độ, có rất nhiều gia đình không thể tiếp cận với nguồn i-ốt có lợi cho sức khỏe nên thường xuyên gây ra các bệnh như ung thư vú, u nang xơ tuyến vú và các biến chứng trong quá trình mang thai.
Dựa vào điều này, một trung tâm nghiên cứu y khoa của Ấn Độ đã nghĩ ra sáng kiến tráng mặt sau của bindi bằng i-ốt và chấm đỏ này sẽ cung cấp tới 150 microgram i-ốt hấp thụ qua da. Tuổi thọ của một chấm bindi dạng này là vào khoảng 30 ngày. Giải pháp được cho là khá hữu hiệu bởi tính tiện lợi và giá cả rẻ hơn rất nhiều so với việc dùng thực phẩm hay thuốc bổ sung.
Ngoài ra, vị trí chấm bindi còn chứa khá nhiều các loại dây thần kinh quan trọng cho nên nếu thường xuyên xoa bóp chỗ này sẽ làm dịu tâm trí, thư giãn các cơ trên mặt, cổ lưng hay thậm chí là thính giác, giảm nếp nhăn.
Nguồn : https://afamily.vn/tai-sao-phu-nu-an-do-lai-cu-phai-co-cham-do-o-giua-tran-20160126024731867.chn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét