Kinh hoàng hủ tục cắt bộ phận sinh dục nữ ở châu Phi

4:47:00 CH

Ở một số nước, hủ tục cắt bộ phận sinh dục nữ (gọi tắt là FGM) là nghi lễ truyền thống đánh dấu sự trưởng thành từ một cô gái trở thành một người phụ nữ, thể hiện sự trong sáng, thuần khiết của mình và  đã sẵn sàng cho việc kết hôn. Người ta tin rằng, cắt âm vật có thể làm giảm ham muốn ở tình dục ở phụ nữ và ngăn chặn nguy cơ ngoại tình của họ, thậm chí họ còn nghĩ rằng nếu không cắt âm vật tương lai cô gái lớn lên sẽ trở thành gái điếm. Các bé gái không trải qua nghi lễ này thì sẽ bị coi là ô uế, không thể sinh con trai để nối dõi cho nhà chồng.

44

Mỗi năm có khoảng 2 triệu cô gái trên thế giới trở thành nạn nhân của hủ tục cắt bộ phận sinh dục FGM. Đó là một trải nghiệm vô cùng đau đớn. Người ta sử dụng dao tem để cắt bỏ một phần hoặc hoàn toàn những bộ phận sinh dục thừa bên ngoài của các bé gái khiến cho các bé gái bị tổn thương, viêm nhiễm… một số còn bị chảy máu cho đến chết, số khác còn sống thì đau đớn hết phần đời còn lại cả về thể chất lẫn tinh thần.

Ngoài sự đau đớn tột cùng khi bị mất máu hoặc nhiễm trùng tại thời điểm đó, trong tương lai những bé gái hoặc người phụ nữ sẽ phải hứng chịu những hậu quả nghiêm trọng như vô sinh, nhiễm trùng bàng quan, đường tiết niệu, u nang...ảnh hưởng vô cùng lớn đến quá trình sinh nở nếu trường hợp nặng có thể dẫn đến thai chết.

Theo tổ chức phi chính phủ NGOs ước tính rằng có khoảng từ 130 đến 150 triệu phụ nữ trên thế giới phải hứng chịu nạn FGM. Nhưng trên thực tế để biết được có bao nhiêu bé gái và phụ nữ là nạn nhận của hủ tục này là vô cùng khó khăn. Không dễ dàng để thống kê số liệu bởi nhiều lý do. Năm 2013, UNICEF đã công bố những dữ liệu toàn diện về sự phổ biến của FGM ở châu Phi và Trung Đông. Hủ tục này xuất hiện ở hơn 70 quốc gia trên thế giới trong khoảng 20 năm và tập trung phổ biến nhất ở 29 quốc gia.

Theo Liên Hợp Quốc, có 8 quốc gia mà hầu hết những bé gái đều phải hứng chịu hủ tục này. Trong đó, Ai Cập chiếm 1/4 tronvafcon số ước tính phía trên và nơi hủ tục diễn ra rộng rãi nhất. Ngoài ra, ở Somalia tỷ lệ là 98%, Guinea 96%, ở Djibouti 93% và ở Ai Cập 91%, ở Eritrea và Mali con số là 89% và tỷ lệ thấp nhất là ở Sierra Leone và Sudan là 88%.

Ai Cập, cái nôi của hủ tục man rợn FGM

Ở Ai Cập, hầu hết những bé gái thường cắt âm vật ở tuổi từ 9-12 và thường diễn ra vào kỳ nghỉ hè để tiện cho việc phục hồi của các bé. Theo một báo cáo của chính phủ hồi tháng 5/2015, 92% phụ nữ Ai Cập lấy chồng ở tuổi từ 15 đến 49 và đều phải trải qua hủ tục FGM, đây là con số đã giảm xuống so với năm 2000 là 97%.
22
Liên Hợp Quốc cho biết không hề có khoản trợ cấp nào cho những bé gái hoặc phụ nữ này khi phải chịu những chấn thương về thể chất lẫn tinh thần suốt phần đời còn lại của họ. “Đây là hành vi vi phạm nhân quyền trắng trợn”, ông Jaime Nadal-Roig, đại diện Quỹ dân số Liên Hợp Quốc tại Cairo nói với CNN, “Nghi lễ này không giúp được gì cho các bé gái và cũng không dựa trên cơ sở nào về y học hay tôn giáo. Sau khi cắt âm vât, dân làng thường tổ chức một bữa tiệc, họ sẽ ăn mừng và trao đổi quà với nhau. Đối với họ, đây không phải là một tội ác, cắt bỏ và lên án hủ tục chính là sự đối đầu với niềm tin và chuẩn mực xã hội”.

55

Trường hợp của cô bé Mona Mohamed, 10 tuổi, cô bé đã phải trải qua nghi lễ này trong một ngày oi ả của mùa hè tại ngôi làng của mình. “Tôi đã rất sợ hãi. Họ trói tôi lại. Mẹ tôi giữ một tay, còn bà tôi giữ tay còn lại”, Mona kể lại. Họ đè cô bé xuống sàn nhà để bác sĩ tiêm thuốc mê, và khi tỉnh dậy thì cô nhận ra rằng mình đã bị cắt âm vật. So với các chị của mình, Mona vẫn còn may mắn hơn vì em được một bác sĩ làm điều đó. Các chị gái của cô bị một người phụ nữ có kinh nghiệm trong làng cắt âm vật bằng con dao tem và sau đó sát trùng cầm máu bằng một nắm lá bụi bẩn.
44
Tuy nhiên, không được may mắn như Mona Mohamed, cũng vì hủ tục này mà ô bé Sohair al-Bata phải thiệt mạng và trở thành vấn đề này nóng trở lại ở Ai Cập năm 2013. Lần đầu tiên, tòa án Ai Cập xử giam một bác sĩ thực hiện tiểu phẫu FGM, ngoài án tù, vị bác sĩ này còn bị phạt 500 đồng bảng Ai Cập EGP tương đương với 6.800USD.

Còn Sarah Abulaziz Mohamed, một phụ nữ bị cắt âm vật khi 12 tuổi ở làng Mansour, Ai Cập cho biết, “Đó là nghi lễ tàn bạo và người phụ nữ không thể chạy thoát khỏi nó”. Mặc dù hiện tại cô đã 40 tuổi nhưng nó để lại nỗi đau trong suốt phần đời còn lại và cũng dạy cô một bài học giá trị. "Tôi chắc chắn sẽ không để các con của mình phải trải qua nỗi đau này. Cho đến giờ phút này, tôi vẫn bị đau. Thứ tôi mất đi là một bộ phận trên cơ thể và sẽ không bao giờ trở lại như ban đầu", cô nói. Đây chỉ là một số trường hợp đáng chú ý ở Ai Cập, còn rất nhiều những trường hợp tương tự đang diễn ra trên nhiều quốc gia châu Phi như Somalia, Kenya, Sudan…

Đấu tranh ngăn chặn FGM

11

Nhiều nước đã mở các cuộc nghiên cứu cho thấy số lượng các bé gái hứng chịu hủ tục đã dần giảm xuống. Theo Quỹ dân số Liên Hợp Quốc, Unicef và Quỹ trẻ em của Liên Hợp Quốc cho biết, 8.000 cộng đồng người châu Phi đã đồng ý từ bỏ hủ tục ác độc này. Họ được tham gia vào các chương trình nâng cao nhận thức về vấn đề sức khỏe và nhân quyền, các chương trình thảo luận cùng với các nhà lãnh đạo nhằm đưa ra một nghi lễ thay thế. Cộng đồng quốc tế đã phải vật lộn đấu tranh để ngăn chặn xuống mức thấp nhất kể từ năm 1997, nhưng đến tháng 2/2012 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc mới chấp nhận một nghị quyết về việc loại bỏ FGM.

Các cuộc đấu tranh nhằm kết thúc hủ tục tàn bạo này diễn ra phổ biến và rộng rãi ở châu Phi, châu Á và một phần của châu Mỹ La Tinh với diễn biến vô cùng phức tạp và lâu dài.Ở Anh, mặc dù ban bố lệnh cấm từ năm 1985 rằng bất kỳ ai nếu là người thực hiện việc cắt âm vật hoặc che dấu, đồng lõa giúp cho hủ tục này diễn ra thì sẽ phải đối mặt với bản án tối đa là 14 năm tù.

Các tổ chức từ thiện nước này cũng tích cực làm việc để ngăn chặn hủ tục “cắt âm vật”- tục lệ mà họ cho rằng đồng nghĩa với việc lạm dụng trẻ em. Tổ chức NSPCC-một tổ chức chuyên bảo vệ trẻ em tại Anh đã đưa ra một đường dây nóng để tiếp nhận và giải quyết những thắc mắc liên quan đến thủ tục dã man này. Kể từ khi ra mắt vào tháng 6/2013, đường dây nóng của NSPCC đã trợ giúp 662 trường hợp, trong đó lên đến 259 trường hợp vô cùng nghiêm trọng, vì nạn nhân đã bị gia đình đưa đi thực hiện thủ tục này.Ở Ai Cập, các nhà vận động cho chiến dịch đang cố gắng thuyết phục các chức sắc tôn giáo địa phương ngừng tuyên truyền lợi ích vô căn cứ của hủ tục cắt âm vật tới các bà mẹ. Đây là một việc vô cùng khó khăn đối với một nước mà phần lớn phụ nữ vẫn tin rằng đây là yêu cầu của tôn giáo. Để công tác tuyên truyền thêm hiệu quả, tổ chức UNFPA thuê một gánh hát biểu diễn tiểu phẩm hài trên các con phố trên khắp nước Ai Cập nhằm thúc đẩy cuộc tranh luận và sự nghi ngờ về tính cần thiết của hủ tục cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ.Tuy nhiên, cuộc vận động chống hủ tục vẫn gặp nhiều thách thức. Theo một cuộc khảo sát gần đây của chính phủ, 6/10 phụ nữ nghĩ rằng xã hội nên duy trì thủ tục này. Những người còn lại hiểu rõ nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thân mà họ phải chịu đựng từ hủ tục tàn ác và không muốn việc này sẽ xảy ra với con gái của họ.

Năm 2012, Liên Hiệp Quốc đã thông qua một nghị quyết kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên cấm việc thực hành nghi lễ cắt bộ phận sinh dục nữ. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết việc cắt bộ phận sinh dục không có lợi cho sức khỏe phụ nữ. Việc thực hiện hành vi này là một vi phạm nhân quyền, và "phản ánh sự bất bình đẳng sâu xa giữa hai giới, tạo thành một hình thức cực đoan phân biệt đối xử đối với phụ nữ”.

Nguồn : https://www.phapluatplus.vn/quoc-te/kinh-hoang-hu-tuc-cat-bo-phan-sinh-duc-nu-o-chau-phi-d125467.html

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.