Thăm lại Huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang
Huyện Cái Bè có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi cho cả 2 tuyến giao thông thủy - bộ. Cái Bè vừa nằm cạnh bên bờ sông Tiền vừa có quốc lộ 1A chạy qua chia Cái Bè ra làm hai nửa, một nửa là diện tích trồng lúa, một nửa là diện tích trồng cây ăn trái chuyên canh với nhiều loại trái cây đặc sản có thương hiệu như: xoài cát Hòa Lộc, bưởi long Cổ Cò bên cạnh đó Cái Bè còn có nhiều di tích lịch sử, di tích kiên trúc văn hóa, nền văn hóa ẩm thực mang đậm hương vị làng quê và cả tấm lòng đôn hậu, mến khách của người dân nơi đây.
Du khách đến Cái Bè ngoài việc được sống giữa thiên nhiên không khí trong lành, thì du khách còn được đến thăm các di tích lịch sử như khu Thiên Hộ Dương, chiến thắng Đập Ông Tải, chiến thắng Cổ Cò, Chùa Bà Cạn, thăm làng nghề truyền thống, Cồn Cổ Lịch đặc biệt là 2 ngôi nhà khổ nơi còn lưu lại nhiều nét kiến trúc và nhiều cổ vật có giá trị văn hóa, lịch sử gắn liền với vùng đất Cái Bè thế kỷ thứ XIX và đầu thế kỷ thứ XX. Chính hai ngôi nhà cổ nầy là điểm du lịch thu hút khách du lịch đến tham quan khá đông.
Sông Cái Bè, đoạn chảy qua thị trấn Cái Bè - Ảnh: Sưu tầm
Từ thị trấn Cái Bè đi bằng tàu du lịch khoảng 15 phút bạn sẽ đến ngôi nhà thứ nhất tọa lạc ở ấp An Lợi, xã Đông Hòa Hiệp, ngôi nhà được xây dựng từ năm 1938 gồm hai gian, ba chái, mang đậm truyền thống Á đông xen lẩn những nét kiến trúc mềm mại theo kiểu kiến trúc Pháp. Các đồ dùng trong nhà như tủ, bàn, ghế được trang trí rất gọn gàng, cân đối và đẹp mắt, các đồ dùng này đều có tuổi thọ từ 50 năm đến trên 100 năm, đặc biệt là 3 chiếc tủ thờ được cẩn ốc sà cừ rất tinh vi và độc đáo, cho thấy sự khéo léo, tinh vi và óc thẩm mỹ của các nghệ nhân thời trước, khách du lịch rất thích thú với nghệ thuật cẩn ốc sà cừ này nhất là qua các nội dung được cẩn với ý nghĩa giáo dục đạo đức rất sâu sắc.
Nhà cổ xây dựng năm1838 ở xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè - Ảnh: Sưu tầm
Rời căn nhà thứ nhất đi đò khoảng 30 phút là đến ngôi nhà cổ thứ hai ở ấp Hòa Phú, xã Hòa Khánh. Ngôi nhà được xây dựng từ năm 1860, vật liệu chủ yếu bằng gỗ. Ông Trần Quang Mẫn, chủ nhân thừa kế đời thứ năm của ngôi nhà thì gia phả ghi lại cho biết: ngôi nhà được các nghệ nhân tài hoa ở cố đô Huế vào thi công, đến năm 1923 ngôi nhà được sửa chữa lại một lần làm cho ngôi nhà bị biến đổi chút ít, từ kiến trúc theo kiểu cung đình Huế giờ có pha thêm những nét chấm phá theo kiểu kiến trúc Pháp, chủ yếu là mặt tiền của ngôi nhà còn phần bên trong vẫn được giữ gìn trọn vẹn với những nét cổ kính của nó. Đây là căn nhà của dòng họ Phạm thuộc tầng lớp quan lại của triều đình nhà Nguyễn, cho nên những đồ dùng trong gia đình thuộc tầng lớp phong kiến, giàu có của giai đoạn đó và đây cũng là gia đình có nhiều đóng góp cho cách mạng, cho nên cũng có nhiều chuyện kể về gia đình giúp đỡ Việt Minh đánh Tây vào những năm 1930-1945.
Tháp mộ Trần Bá Lộc ở thị trấn Cái Bè - Ảnh: Sưu tầm
Do chiến tranh nên một số cổ vật và đồ dùng trong gia đình bị thất lạc và bị mất, nhưng vẫn còn lại nhiều cổ vật và đồ dùng gia đình có thể giúp các bạn biết được đời sống văn hóa xã hội của vùng đất Cái Bè cách đây một hai thế kỷ. Đồ dùng trong gia đình được bài trí khá công phu, nhìn vào nơi bố trí bàn ghế chúng ta có thể biết được người ngồi ở đó thuộc vai vế nào trong dòng tộc.
Thánh thất Cao Đài ở thị trấn Cái Bè - Ảnh: Sưu tầm
Phát triển du lịch ngoài việc góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương thì du lịch còn tạo điều kiện để giao lưu văn hóa, giúp mọi người hiểu nhau hơn và gần nhau hơn. Với ý nghĩa đó Cái Bè một chấm nhỏ của du lịch Việt Nam sẽ phát huy hết tiềm năng sẵn có của mình để thu hút khách du lịch đến với Cái Bè ngày một nhiều hơn.
Nhà thờ cổ xây dựng khoảng đầu thế kỷ 20 ở thị trấn Cái Bè - Ảnh: Sưu tầm
Miệt vườn Cái Bè – khu du lịch sinh thái
Cái Bè được không những một trong những vựa trái cây lớn nhất cả nước mà còn được xem là một trong những khu du lịch sinh thái hấp dẫn. Về thăm miệt vườn Cái Bè là cơ hội dừng chân để ghé thăm những cây trái tốt tươi.
Miệt vườn Cái bè nằm ở bờ bắc sông Tiền thuộc huyện Cái Bè của tỉnh Tiền Giang. Được bao bọc bởi những dòng sông, dòng kênh rạch xanh mát giàu phù sa, Miệt vườn Cái Bè luôn màu mỡ xanh tốt để cho nên nhiều cây xanh trái ngọt. (Diên tích miệt vườn chiếm 1/3 diện tích cây ăn quả của Tiền Giang).
Theo thống kê, toàn khu miệt vườn Cái Bè hiện tại có khoảng 15 ngàn ha cây ăn trái. Lượng cây ăn trái tập trung ở Cái Bè chiếm đến 1/3 diện tích cây ăn trái cả tỉnh tiền giang. Đến với Miệt vườn Cái Bè, du khách sẽ có cơ hội được thưởng thức tại vườn nhiều loại trái cây mang đậm dấu ấn của Cái Bè, của miền Tây như sầu riêng tứ quý, sầu riêng Cái mơn, cam sành, cam mật, bưởi Nam Roi tại vườn, xoài cát Hòa Lộc, xoài thơm…Du khách cũng đừng ngạc nhiên khi thưởng thức một giống xoài có phang phảng hương bưởi hoặc hương sầu riêng, bởi những giống này đã được ghép và lai tạo với nhau.
Nằm trong top đầu về vườn trái cây đa dạng phong phú, bước chân về Miệt vườn Cái Bè, du khách luôn luôn được thưởng thức hương vị của nhiều loại trái cây khác nhau từ sapoche ngọt ngào đến hương ổi nồng nàn, hương quýt chín thoang thoảng nồng nàn hay vị ngọt đậm đà của những trái mít tới mùa…Cả khu miệt vườn như chìm đắm trong vô vàng loại trái cây đủ màu sắc.
Các loại cây kiểng cổ thụ hàng trăm năm tuổi, giàn hoa lan với nhiều chủng loại về giống và màu sắc thật đẹp mắt, khu nhà ăn dùng cho khách đoàn, khách gia đình, có hồ câu cá, có những phòng ngủ ấm áp; có võng để du khách nằm nghỉ ngơi… Tất cả đều được chủ nhân bố trí một cách hài hòa, sử dụng chất liệu gỗ, mây, tre, lá… tạo nên một bức tranh mang đậm nét đặc trưng của vườn quê sông nước.
Không chỉ có cơ hội lạc bước và thăm quan, thưởng ngoạn các vườn trái cây sum xuê, du khách còn có cơ hội thưởng thức không khí trong lành, thoáng mát dưới gốc trời của cơ man cây ăn trái tốt tươi, nằm đong đưa theo những chiếc võng dưới trưa hè hay đơn giản ngồi dưới một gốc nhãn cổ thụ, câu cá bên ao cá kề bên…Hòa mình trong nhịp sống sinh hoạt của những người dân quê bình thường, miệt vườn Cái Bè là cơ hội để du khách sống lại một cuộc đời giản dị mộc mạc, xóa tan đi những muộn phiền lo âu của cuộc sống tấp bật xô bồ.
Ngoài việc thưởng thức các loại trái cây và thú vui tao nhã, về miệt vườn Cái Bè, du khách còn có cơ hội hội thưởng thức những món ăn rất Nam Bộ tại nơi đây như cá lóc rút xương, cá tai tượng chiên xù…mang theo những hương vị khác biệt không thể nào quên.
Khi đến tham quan những nhà vườn Cái Bè, được hòa mình vào nếp sinh hoạt của người dân nơi đây, du khách sẽ được thư giãn, hòa mình với thiên nhiên cảm nhận được tính cách, tâm lý của con người phương Nam để rồi sẽ có những cảm xúc và ấn tượng khó quên khi đã một lần đặt chân đến nơi này.
Cái Bè là một địa danh được đặt theo đặc điểm củ vùng này ngày trước. Trong cách đặt tên của người Việt Nam nói chung và người miền Tây Nam Bộ nói riêng thì tên gọi thường gợi cho người ta nhới đến đặc điểm của vùng miền đó. Với người dân địa phương, vì vùng này có sự công cư của các tộc người khác như Khmer (nhiều nhất), Hoa, Chăm nên trong tên gọi cũng có ít nhiều tiếng của các tộc người đó.
Riêng tên Cái Bè là do đặc điểm lúc trước chỗ này rất nhiều thuyền bè qua lại buôn bán, còn từ “cái” nghĩa là “lớn”. Ý nghĩa của cả tên gọi này là nơi tập trung của những cái bè lớn để người dân sinh sống và buôn bán. Và cho đến ngày nay, du lịch Cái Bè Tiền Giang đã trở nên nổi tiếng hơn bao giờ hết.
2. Du lịch Cái Bè Tiền Giang ghé chùa Vĩnh Tràng để biết….
Để bạn biết rằng ngôi chùa này không phải do người Kinh xây dựng. Tộc người Khmer mới chính là “kiến trúc sư” đầu tiên của chùa Vĩnh Tràng. Sau đó, qua nhiều lần tu sửa mới có nét thuần Việt như bây giờ. Nhưng nếu qan sát tốt, bạn vẫn có thể thấy những đường nét, chi tiết, hoa văn mang đặc trưng của người Khmer. Nhưng với kiến trúc độc đáo, quy mô hành tráng, chùa Vĩnh Tràng vẫn là địa điểm nổi bật của du lịch Cái Bè Tiền Giang.
3. Đờn ca Tài tử không được biểu diễn nhiều ở Tiền Giang
Bạn đã biết Đờn ca Tài tử là một “Di sản Phi vật thể” của thế giới được công nhận và thường có ở hầu hết các tỉnh miền Tây. Nhưng thực chất mà nói ở Tiền Giang không “chuộng” loại hình này cho lắm. Những buổi biểu diễn bạn được thưởng thức tại khu du lịch Cái Bè Tiền Giang thường là để phục vụ cho du lịch chứ không phải người dân có nét sinh hoạt văn hóa như thế.
4. Trái cây chưa chắc được thu hoạch từ miệt vườn
Những loại hoa quả thơm ngon mà bạn thấy được bày bán trên ghe xuồng ở chợ nổi chưa chắc được thu mua từ miệt vườn. Có thể là được chuyển từ nơi khác đến nhưng vì tâm lí “mua ở miền Tây” nên chúng ta cứ nghĩa đó là trái cây trong vườn. Vậy có người sẽ hỏi, những trái cây trong vườn đi đâu? Xin thưa là số trái cây đó được du khách hái và thưởng thức trong khi tham quan miệt vườn của tour du lịch Cái Bè Tiền Giang.
Tham khảo thêm Internet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét