MUỐN TRẺ LÂU, ĐỪNG ĂN ĐƯỜNG TRẮNG

2:25:00 CH
Năm ngoái, mình có xem một bộ phim khá nổi tiếng, nói về con đường buôn bán ma tuý của một mệnh phụ phu nhân.
Khi bị bắt, bà nói 1 câu mà mình nhớ mãi, bởi nó thực sự ám ảnh: "Chẳng qua đường trắng là hợp pháp nên những người buôn đường mới ko bị đưa ra vành móng ngựa; chứ chính ra họ mới là những người đáng bị tử hình đầu tiên.”

Những tác hại khủng khiếp của đường trắng đã được nhắc đến rất nhiều trên báo chí, với những biến chứng nguy hiểm cho não, gây tiểu đường, tăng tốc độ lão hóa (tác nhân hàng đầu gây lão hóa), tăng khả năng ung thư… Nhưng hầu như mọi người đọc xong rồi cũng chỉ để đó thôi, vì đường trắng quen thuộc quá, người người nhà nhà dùng, có thấy sao đâu?

Khi đường trắng vào cơ thể, chúng ngay lập tức được hấp thụ vào máu và giải phóng năng lượng, điều này đã được chứng minh có hại cho các cơ quan trong cơ thể như thận, mắt, và não bộ, đặc biệt là với bệnh nhân tiểu đường.

Thay vì sử dụng đường trắng, đường đen ngày càng được ưa chuộng. Mặc dù đường trắng và đường mía thô (đường đen) đều cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng chính chế độ giải phóng năng lượng khác nhau khiến đường đen tốt hơn cho sức khỏe. Đường đen ở thể phức tạp hơn nhiều so với đường trắng tinh luyện, vì nó được tạo thành từ các chuỗi dài của saccarose. Do đó, nó được tiêu hóa chậm hơn so với đường trắng, năng lượng phát từ từ không ngay lập tức. Điều này cung cấp năng lượng trong một thời gian dài và không gây hại cho cơ thể.

Ở trong đường đen còn có thể tìm thấy khá nhiều các nguyên tố vi lượng vô cùng tốt cho sức khỏe như các loại vitamin B1, B6, C, canxi, sắt,… mà đường trắng qua quá trình tinh luyện và tẩy trắng đã không còn. Nhờ vậy, vừa tận dụng được dưỡng chất từ nó, vừa kiểm soát được lượng đường hấp thu vào cơ thể.

Đấy chính là lý do mà tại sao trên thế giới người ta rất kỳ thị đường tinh luyện. Các chị em muốn trẻ lâu, xinh đẹp thì hạn chế ăn đồ ngọt, và thay đổi thói quen, sử dụng đường đen, đường nâu, đường phèn, đường thốt nốt ... thay vì đường trắng tinh luyện nhé!
Sưu tầm
HCD: Thưa anh, tôi thấy đường là món ăn hàng ngày của thế giới văn minh ngày nay thế mà khá đông người hiểu lầm nên định có ít hàng về nó. Nay anh hỏi thì vừa đúng lúc. Vì khá dài nên tôi viết chữ đứng màu đen. Nhớ khi còn nhỏ ở làng quê, ít khi tôi được ăn đường, bánh kẹo càng hiếm hơn. Trong nhà nấu ăn cũng không có bỏ đường vì làm gì có đường cất hay đường tán thường xuyên trong nhà. Chỉ thỉnh thoảng mùa mía thì được ăn mía, mà đâu ăn được nhiều, mõi răng lắm. Thế mà vẫn khoẻ mạnh.
Nói vể đường
(HCD 27-Dec-2019)

Chúng ta đi từ căn bản đi, đường là gì, từ đâu có, đường vàng, đường trắng là gì, ăn vào thì tác dụng ra sao?
Thí dụ chúng ta hỏi tác giả bài trên đường từ đâu có, tác giả hẳn trả lời là từ cây mía. Vì đường là món ăn hàng ngày, bạn nào quan tâm thì đọc qua, không nên nghe lời những bài sưu tầm (thu nhặt rác) kiểu như bên trên.
Các bạn biết là tôi dạy Hoá Học 20 năm, nên cũng biết chút ít về đường. Hơn nữa, theo lịnh xếp, tôi phải đọc về thực phẩm hàng ngày (đúng vậy hàng ngày). Thật sự thì tôi đâu nuốn bận tâm về những thứ "lẻ tẻ" nầy, nhưng buộc phải đọc dùm cho con cháu và theo lịnh của xếp.
Tuy nhiên có khi tôi sai, các bạn hãy suy xét theo chính bụng mình. Tôi biết chi nói nấy, cũng giống như ngày xưa ngồi trước bàn cà phê lề đường tán chuyện trên trời dưới đất cùng bằng hữu, tôi nói sai các bạn ráng chịu.
Chúng ta đi từ phần:
1. Đường: Có một số người tưởng chỉ có hai loại đường: đường thường và đường hoá học. Sai rồi đường là một chức Hoá Học, là một nhóm rất nhiều chất hoá học. Cũng như rượu không chỉ có một loại rượu uống được là ethanol (rượu ethylic) đâu, mà là một nhóm hoá học có tên chung là rượu. Vừa rồi trong ngày Giáng Sinh có khoảng trên 10 người Phi Luật Tân chết vì uống "rượu dừa". Rượu nầy có trộn với loại rượu khác là methanol . Rượu Methanol uống ít mù mắt, uống nhiều thì chết. Bên Ấn độ mấy tháng trước cũng có hơn 10 người chết vì uống rượu có lẫn với rượu methanol.12-27-2019 7-27-09 AM
Công thức hoá học khác nhau, nhưng cùng là chức rượu. Tên hoá học nhóm rượu tận cùng bằng "ol"Cũng như vậy, chỉ kể những loại đường thông dụng ăn được thì đã thấy có glucose, lactose, fruitose, maltose, sucrose (tiếng Anh: Table sugar)... Tên hóa học tận cùng của chức đường bằng "ose".Đường cát vàng, đường cát trắng là sucrose, còn đường làm bánh đường trong chai nước ngọt lại là loại khác, nó thường là corn syrup chứa khá nhiều maltose và những nhóm đường khác nữa... Corn syrup làm bằng tinh bột (thường là bột bắp). Maltose là đường mạch nha có nhiều trong corn syrup. Công thức hoá học các loại đường nầy dài quá, chiếm giấy, xin bỏ qua.

2. Đường cát từ đâu có: 
Từ hai nguồn lớn nhất là củ cải đường và cây mía đường.
12-27-2019 7-43-18 AM

Cả hai củ cải đường và cây mía đều được cắt thành mảnh nhỏ, nấu trong nước, lọc, nước bốc hơi kẹo lại, đường kết tinh dần. Dùng máy ly tâm quay cho nước văng ra, giữ tinh thể đường lại. Đến giao đoạn nầy thì được đường màu ngà ngà. Không phải màu đen như tác giả nói, tiếng Anh là brown sugar. Tinh thể nầy là sucrose được tẩm trong nước đường (và chất bẩn, tiếng Anh: which is sucrose and molasses).

Tại sao bẩn. Thưa khi người ta dùng máy "đốn mía", máy cắt gốc, có khi lẩn đất, phân bón, thuốc trừ côn trùng phá mía, xong chặt cây mía ra làm từng đoạn nhỏ, kê cả lá và ngọn mía... máy thổi cho các mảnh lá mía, một phần bụi đất bay đi. Vẫn còn lá mía với bụi đất bám vào thân cây. Xe truck chở về cả mấy ngàn tấn mía chặt nhỏ đổ vào máy làm đường, máy rửa sơ, xong nấu trong nước, ép lọc... thu được một loại nước dơ chứa đường. Nấu kẹo lại cho đường kết tinh, ly tâm thu được đường cát vàng.
Tóm lại thì đường vàng là đường còn chứa tạp chất trong đó. Tạp chất nầy thường nằm trong nước sệt sệt gọi là molasses (gồm có phân bón, mineral của đất của thân mía, của vitamin và nhiều chất hổn độn tuỳ cánh đồng trồng mía). Đường cát vàng hơi dính dính, không khô ran như đường cát trắng, tuỳ lượng nuớc molasses còn nhiều hay ít. Đường sản xuất từ củ cải đường cũng làm tuơng tợ, nhưng củ cài được nhổ từ đất lên bẩn hơn cây mía nằm trên cao. Các bạn xem Youtube sẽ thấy chi tiết.

Đường cát trắng cũng sản xuất như vậy, nhưng được  lọc kỷ cho bớt chất bẩn, nên kết tinh thành tinh thể ròng hơn. Khi quay ly tâm thì có máy ly tâm xịt thêm nước rửa chất molasses cho không bám vào tinh thể đường. Sau cùng thu được tinh thề sucrose ròng hơn. Tinh thể nầy vốn có màu trắng, do đó không cần tẩy rửa như một số bà con hiểu lầm. (What is White Sugar? White sugar is sucrose that has had all the molasses removed. White sugar is about 99% sucrose. Sucrose is naturally white, so there is no bleaching to make it look white. White sugar is just plain sweet, with no other flavors.)
3. Đường nào tốt cho sức khoẻ:
Các bạn thấy cách sản xuất rồi đó,  đường cát trắng tinh khiết tới 99% không lẫn chất "bẩn",  còn đường vàng thì chứa tạp chát, không lọc kỷ. Đường vàng có chứa một ít mineral và vitamin, lượng những thứ nầy không đáng kể, còn chứa thêm dư lượng thuốc trừ sâu rầy và phân bón, cũng như tạp chất trong đó. Ăn một ít miếng cam hay vài cọng rau hoặc ít miếng táo, vài lát dưa leo.,, sẽ có số lượng vitamin va mineral nhiều hơn ăn đường vàng. (Whether you choose white or brown sugar comes down to personal preference, as taste and color are the main differences between the two. Although brown sugar contains more minerals than white sugar, the quantities of these minerals are so minuscule that they won’t provide any health benefits.). Chắc các bạn thấy ngày nay trong tiệm có bán đường organic phải không. Vì khi trồng củ cải đường hay mía người ta buộc phài dùng thuốc trừ côn trùng. Dán nhãn organic để nói là không (?) dùng thuốc.

Kết luận: Tác giả nói đường trắng vào cơ thể tiêu nhanh, đường vàng tiêu chậm hơn nên có lợi hơn. Sai xa lắc, cả hai y nhau, cái màu vàng tạp chất rất ít, hai tinh thề sucrose vàng hay trắng đều gần như y nhau khi ăn vào. Cơ thể tiêu hoá chúng y chang.

Nói chung đường là thứ ăn nhiều không tốt cho người khoẻ mạnh, riêng người cần cử đường thì nên tránh là cái chắc. Một loại đường có hại nhiều là corn syrup, dùng nhiều trong nước ngọt và bánh trái. Thứ nầy bị kết án từ lâu. Trường học ở Mỹ không cho bán nước ngọt cho học sinh. Theo WHO mỗi người lớn mỗi ngày chỉ nên ăn 25 gram đường (tức là 6 viên đường). Còn muối thì giới hạn 1500mg (tức 1 gram rưởi).
12-27-2019 9-49-13 AM
Các bậc phụ huynh nhớ đừng cho con cháu nhỏ giới ăn nhiều đường (bánh, kẹo, kem, nước ngọt...) đường làm con người ta "ghiền". (Brown and white sugar are the two most common varieties of sugar. While they are produced differently, resulting in distinct tastes, colors, and culinary uses, brown sugar is often simply processed white sugar with molasses. Contrary to common belief, they are nutritionally similar. In fact, your intake of all types of sugar should be limited for optimal health.)
Mọi loại đường đều không tốt không riêng chi là sucrose. Có huyền thoại cho rằng đường từ mật ong và đường trong trái cây tốt cho người bị tiểu đường. Sai, nghe lời e mang hại.

Còn các bạn tiểu đường thì cử hết mọi thứ nếm thấy ngọt như mật ong, trái cây ngọt, cơm, nếp, bánh mì, noi chung là tinh bột. Lý do tinh bột vào cơ thể thành đường, các bạn thấy đó, một phần khá lớn bánh trái nước ngọt của Mỹ và thế giớ hiện giờ dùng đường corn syrup, tức đường được chế tạo từ tinh bột (bắp). Ăn chất có bột vào cũng giống ăn đường, cũng y như nhà máy dùng bột biến nó thành corn syrup vậy.

Nên ăn ít ít và thử đường, rồi uống thuốc để kiểm soát. Nếu uống thuốc kiểm đường thì nhớ bỏ ít viên kẹo hay bánh ngọt trong túi. Đường là điện dùng cho bộ máy computer của óc các bạn chạy, máu bị giảm đường đến một mức nào đó thì tối tăm mặt mủi ngả xuống tức thì, y như computer bị cúp điện. Nếu lúc đó còn tỉnh tỉnh thì ngậm ngay viên kẹo. Thưa tôi có biết một ít người uống hay chích thuốc tiểu đường đã chết kiểu nầy, đường trong máu giảm đột ngột.
HCD (27-Dec-2019)

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.