Danh họa Mai Trung Thứ

2:30:00 CH
Danh họa Mai Trung Thứ đã để lại một tài sản tinh thần vô giá với những bức tranh nhẹ như gió thoảng của những Nụ hôn, Hạnh phúc, Trường thọ, Trìu mến…Chỉ cần điểm qua những tên gọi tác phẩm đã thấy bảng lảng đâu đó một Mai Trung Thứ yêu đời – lãng tử trong nền nghệ thuật tạo hình cận hiện đại Việt Nam.
Mai Trung Thứ hay Mai Thứ (1906-1980) là một hoạ sĩ nổi tiếng của mỹ thuật hiện đại Việt Nam đầu thế kỷ 20. Ông là sinh viên khóa I Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1925-1930). Yêu đời, lãng tử là chất nghệ thuật trong các sáng tác của ông, là một phần phong cách của nghệ thuật tạo hình cận hiện đại Việt Nam, đậm đà tâm hồn Việt Nam. Năm 2014, tên họa sĩ Mai Trung Thứ đã được đặt cho một con phố tại phường Bạch Đằng, quận Hải An, Hải Phòng quê hương của ông.
(Bức “Năm cô gái trẻ” của họa sĩ Mai Trung Thứ được bán đấu giá rất cao tại Hồng Kông). Chất liệu: Tranh lụa. Ảnh: Printerest.com
Tác phẩm ”Tiệc trà” được nhà bán đấu giá nghệ thuật Sotheby”s bán với giá 815,500 HKD khoảng 2,33 tỷ đồng. Ảnh: Printerest.com
“Tập viết”. Chất liệu: Tranh lụa . Ảnh: designs.vn
Phần lớn cuộc đời họa sĩ Mai Trung Thứ, ông sống và hoạt động nghệ thuật tại nước Pháp. Tên tuổi ông trong hội họa gắn liền với những tác phẩm Tranh lụa về đề tài phụ nữ, trẻ em, cuộc sống thường ngày dưới cái nhìn mang đầy màu sắc văn hóa Á Đông. Ở thời hiện đại ngày nay, những hình ảnh đó chính là hình ảnh để thương để nhớ. Và bởi vì ông sống xa quê, nên nỗi niềm thương nhớ ấy dạt dào trên từng nét vẽ ngọt ngào của ông về quê hương…
(‘Mẹ dạy thêu thùa” tranh được UNICEF in để bán giúp cho quỹ của Hội trẻ em trên thế giới. Chất liệu: Tranh lụa. (Ảnh: Pinterest.com)
Đôi nét khắc họa về tiểu sử của họa sĩ Mai Trung Thứ:
Mai Trung Thứ sinh năm 1906, quê ở làng Do Nha (Ro Nha), huyện An Dương, tỉnh Kiến An (cũ) nay là xã Tân Tiến, huyện An Dương, Hải Phòng.Ông nội là Mai Trung Quế, tri châu Tuần Giáo kiêm nhiệm châu Luân, quyền tri phủ phủ Điện Biên, tỉnh Sơn La (cũ) được triều đình Huế phong tặng Thái Thường Tự Khanh, gia tặng Đô Sát Viện hữu phó Đô Ngự Sử. Cha là Mai Trung Cát, Tổng đốc Bắc Ninh, được gia phong tước Thái tử Thiếu bảo Đông Các Đại học sĩ, Văn Tân Nam và chính quyền Pháp phong tước hiệu Nam tước (Baron).
“Giai điệu” Chất liệu: Tranh lụa. Ảnh: Printerest.com
Mai Trung Thứ còn là một nhạc sĩ đa tài
Trước khi thi đỗ Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1925-1930), ông còn là một nhạc sĩ rất đa tài. Ông từng tham gia cả lĩnh vực nhiếp ảnh gia và quay phim. Thời đó ông nổi tiếng là một Lãng tử trong giới văn nghệ sĩ Việt Nam.
“Lễ cưới”. Chất liệu: Tranh lụa. Ảnh: Printerest.com
“2 mỹ nhân”. Chất liệu: Tranh lụa. Ảnh : Printerest.com
Mai Trung Thứ thời trẻ
Năm 1925, nhạc sĩ Mai Trung Thứ học khóa I Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương do Victor Tardieu làm Hiệu trưởng.
“Cô gái chải đầu”. Chất liệu: Tranh lụa. Ảnh : tumblr.com
Năm 1930, sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, Mai Trung Thứ được bổ nhiệm dạy vẽ tại Trường Quốc học Huế.
Cô gái đứng bên cửa sổ. Chất liệu : Tranh lụa.(Ảnh: Pinterest.com)
“Câu cá”. Chất liệu: Tranh lụa. Ảnh: Printerest.com
Khẳng định tài năng của mình
Trong những năm theo học, lúc đầu Mai Trung Thứ theo đuổi chất liệu tranh sơn dầu vẽ cảnh sinh hoạt của nông thôn Việt Nam thời đó, về sau ông chuyển sang vẽ Tranh lụa, chất liệu tranh đã tạo nên tên tuổi ông sau này. Tranh của Mai Trung Thứ nổi bật với những gam màu tươi sáng, con người và cảnh vật cũng tươi sáng giống như tranh của Tô Ngọc Vân sau này.
“Cô gái ngồi bên ô cửa”. Chất liệu: Tranh lụa. Ảnh: mythuathaiphong.blogspot.com
Tại nơi đây, tài năng vẽ tranh lụa của ông đã nở rộ. Hàng loạt các tác phẩm lụa của ông ra đời mà nhân vật trong tác phẩm của ông là những cô gái Huế dịu dàng, những khung cảnh hữu tình bên dòng sông Hương, những mái nhà cong của khu đền đài lăng tẩm. Sáu năm sống và làm việc ở kinh đô Huế đã gợi cho ông những hình ảnh, những ký ức sâu đậm, đồng thời tạo cho ông chỗ đứng vững chắc trong nền hội họa hiện đại Việt Nam.
“Hai cô gái bên hiên cửa”. Chất liệu: Tranh lụa. Ảnh:Printerest.com
“Bờ sông”. Chất liệu: Tranh lụa. Ảnh: Printerest.com
“Đấu vật”. Chất liệu: Tranh lụa. (Ảnh: Printerest.com)
“Ban nhạc dân tộc”. Chất liệu: Tranh lụa. Ảnh: Printerest.com
“Tập thêu”. Chất liệu: Tranh lụa. Ảnh :Printerest.com
“Sáo trúc”. Chất liệu: Tranh lụa. Ảnh: Printerest.com
“Cầu nguyện”. Chất liệu: Tranh lụa. Ảnh: Printerest.com
‘Cuốn sách màu vàng”. Chất liệu: Tranh lụa. Ảnh:printerest.com
“Bí kíp”. Chất liệu: Tranh lụa.Ảnh: Printerest.com
“Kim Vân Kiều”. Chất liệu: Tranh lụa. Ảnh: Printerest.com
Trong thập niên 1930, cùng với một số hoạ sĩ khác, Mai Trung Thứ tham gia trưng bày tranh ở nhiều nước trên thế giới như ở Italia (Roma 1932, Milan 1934, Naples 1934), ở Bỉ (Brussels 1936), ở Mỹ (San Francisco 1937) và ở Pháp nơi ông đến định cư sau này. Sau khi tham gia Hội chợ đấu xảo Paris năm 1936, Mai Trung Thứ quyết định ở lại sống và hoạt động nghệ thuật tại thành phố được ví như kinh đô ánh sáng. Từ khi đó hầu hết các tác phẩm của ông luôn có một nỗi day dứt nhớ quê hương và tinh thần Dân Tộc trở nên đặc biệt trong mỗi tác phẩm của ông.
“Mẹ và con”. Chất liệu: Tranh lụa. Ảnh:christies.com
Hai cô gái thưởng trà. Chất liệu: Tranh lụa.
Thiếu nữ chơi đàn. Chất liệu: Tranh lụa. Ảnh: pinterest.com
Đọc sách. Chất liệu: Tranh lụa. Ảnh: pinterest.com
Nước Pháp là nơi hội tụ các danh họa bậc thầy của thế giới lúc đó. Suốt mấy chục năm sống và làm việc tại thủ đô nước Pháp, ông chủ yếu vẽ bằng ký ức về đề tài các cô thiếu nữ, các trẻ em Việt Nam, khung cảnh Việt Nam, những mái lá hay đền đài…Có lẽ vì vẽ bằng ký ức đầy nhung nhớ yêu thương, nên tranh của Mai Trung Thứ dù cảnh và người đơn giản nhưng cái hồn nhung nhớ thấm đẫm khiến tranh có chiều sâu nội tâm thăm thẳm cuốn hút người xem..
”Thiếu nữ Huế” 1934. Chất liệu: Bột màu trên giấy. (Ảnh: Printerest.com)
“Truyện trò”. Chất liệu: Tranh lụa. Ảnh: pinterest.com
Hình ảnh con người và cảnh vật trong tranh của Mai Trung Thứ nổi lên với sắc thái sâu đậm và hồn nhiên, như nỗi nhớ quê hương lúc nào cũng đau đáu trong lòng ông. Không phải vô duyên vô cớ mà ông có biệt danh là “Họa sĩ của mộng mơ”
Thiện Lương
(Theo dkn.tv)

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.