Triều Tiên qua con mắt một hướng dẫn viên
Matt Kulesza đến Triều Tiên rất nhiều nhưng vẫn có lúc anh ngạc nhiên và thích thú như khi vừa say vừa hát theo hàng trăm người địa phương.
Matt Kulesza, 34 tuổi, là một hướng dẫn viên du lịch người Australia – Ba Lan, làm việc cho công ty tour Young Pioneer có trụ sở tại Trung Quốc từ năm 2016 tới cuối 2019. Dưới đây là bài phỏng vấn chia sẻ về những trải nghiệm ở Triều Tiên của Matt với Vice , một trang tin tức có trụ sở tại New York, Mỹ.
- Là một HDV đi tour Triều Tiên, bạn có những trách nhiệm gì?
- Bạn không thể du lịch Triều Tiên dạng tự túc, đi một mình được. Tất cả du khách dù muốn hay không đều phải thông qua một công ty tour, đến Triều Tiên luôn kèm 2 HDV người Triều Tiên. Là người dẫn tour khách nước ngoài, công việc của tôi là kết nối các HDV địa phương với khách của mình.
Tôi còn phải trao đổi khi cần đổi lịch trình của khách với người Triều Tiên, đảm bảo mọi thứ đều chạy như lịch một cách suôn sẻ và ai cũng an toàn, vui vẻ. HDV như tôi gần như là người cuối cùng đi ngủ buổi tối đồng thời dậy sớm nhất vào buổi sáng để xử lý mọi tình huống có thể xảy ra với khách. Tôi có khi phải đóng nhiều vai khác nhau như thợ sửa chữa, phiên dịch, giáo viên…
- Điều gì thôi thúc bạn làm công việc HDV ở Triều Tiên?
- Tôi đã mê mẩn đất nước bí ẩn này nhiều năm. Tôi nghĩ mọi người có thể gọi tôi là “người theo dõi Triều Tiên”. Là người mang 2 dòng máu Australia – Ba Lan, lớn lên với những câu chuyện về gia đình mình khi sống dưới đời sống xã hội chủ nghĩa Ba Lan chính là yếu tố khiến tôi yêu thích Triều Tiên. Tôi từng học ngành tiếng Hàn và Quan hệ quốc tế ở đại học. Năm 2014 lần đầu đi du lịch Triều Tiên, tôi đã có một trải nghiệm thực sự khó quên.
Cảnh nhảy múa, hát hò trong công viên. Ảnh: Matt/Vice
- Trải nghiệm nào làm bạn ấn tượng nhất ở Triều Tiên?
- Kỷ niệm điên rồ và cũng đặc biệt nhất là hát bài “We will go to Mt Paektu” cùng với cả nghìn người Triều Tiên trong ngày thành lập Đảng Lao Động (9/9) tại thủ đô Bình Nhưỡng. Nghỉ lễ quốc gia ở Moran Hill cũng là một dịp thú vị khi hàng nghìn người dân địa phương tổ chức ăn uống ở các công viên, tận hưởng ngày nghỉ cùng gia đình, bạn bè họ.
Chúng tôi thường đi chùa, gặp gỡ và trò chuyện với các nhóm cụ già, hoặc trung tuổi đang nhảy múa, hát hò. Vào ngày lễ đặc biệt, bảo vệ, cảnh sát tại các công viên kiểm soát rất chặt chẽ việc người dân đứng hay đi lại trên cỏ. Vì quá đông người cuối cùng cảnh sát ra lệnh tắt nhạc. Ngay sau đó, nhiều người xung quanh phản đối và sau vài phút im lặng khó xử thì nhờ rượu soju và chút điên rồ, tôi cam đảm đứng lên giữa đám đông hát bài ca “Nice to meet you” (một bài nhạc pop phổ biến ở Triều Tiên).
Cuối cùng mọi người cũng đứng lên hát với tôi, cả trăm người dân tràn ra bãi cỏ để hát và xem show diễn kỳ quặc của những khách ngoại quốc đang hát tiếng Hàn. Tôi có hơi lo lắng liệu mình có gặp rắc rối với cảnh sát không nhưng khi rời công viên và đám đông thì tới tấp người đến bắt tay và ôm tôi.
- Điều đáng nhớ mà bạn từng nghe tới là gì?
- Không có người Triều Tiên nào nói tiêu cực về hệ thống chính trị và các lãnh đạo của họ kể cả trong quá khứ lẫn hiện tại. Tôi luôn cố gắng kết nối với họ để xây dựng tình bạn và không trò chuyện gì về chính trị.
Những buổi nói chuyện lúc đêm muộn có thể về bất cứ điều gì như cuộc sống, tình yêu, thế giới… Tôi và các bạn HDV địa phương hay nhậu với nhau, uống soju rồi hút thuốc để trò chuyện tới khuya.
- Bạn có gặp rắc rối, ràng buộc gì khi đang làm việc tại Triều Tiên?
- Luôn có những ràng buộc với người nước ngoài ở Triều Tiên, ví như không được lang thang tự do, nhưng tôi vẫn nghĩ đất nước này “cởi mở” với du khách hơn mọi người nghĩ. Triều Tiên thực ra rất muốn phát triển ngành du lịch và họ đang dần dần tiếp thu các đề xuất từ bên ngoài. Nếu một công ty du lịch nước ngoài có ý tưởng làm tour, họ sẽ gửi đề xuất lịch trình đến Triều Tiên để duyệt.
Nhìn chung, nếu đề xuất khả thi thì Triều Tiên sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho tour. Đôi khi vẫn có vấn đề như các điểm tham quan có thể bị bỏ khỏi lịch trình như Đài tưởng niệm 2 lãnh đạo Kim Il Sung và Kim Jong Il – một nơi hạn chế du khách.
Rất nhiều tài liệu và báo chí cho rằng du khách bị bắt buộc tham quan các đài tưởng niệm khi tới Bình Nhưỡng. Thực tế không phải vậy và chuyện này làm nhiều người Triều Tiên khó chịu và ra lệnh cấm du khách tới các điểm này để cho thấy họ không quan tâm du khách thăm hay không. Vì thế công việc của HDV nước ngoài như tôi là đàm phán, thảo luận để người Triều Tiên cho phép du khách tham quan một số nơi.
Matt nhảy múa cùng những người dân Triều Tiên vào dịp lễ quốc gia. Ảnh: Matt/Vice
- Công việc hướng dẫn khách có thay đổi định kiến bạn từng nghĩ về đất nước và con người Triều Tiên?
- Hầu hết đều đọc tài liệu không hay ho về Triều Tiên và cho rằng người dân ở đây bị tẩy não. Tôi luôn tách bạch người dân và chính trị, dù việc này rất khó trong bối cảnh chính trị là một phần không thể tách rời khỏi đời sống ở Triều Tiên.
Những người bạn Triều Tiên của tôi dù có chung tư tưởng chính trị nhưng để ý thì họ có thái độ và cá tính rất khác biệt. Thực lòng tình bạn mà tôi xây dựng với họ trong suốt những năm làm việc ở đây là điều tuyệt vời nhất.
Tôi không thể giữ liên lạc với họ, và mỗi khi trở lại Triều Tiên, những người bạn cũ đó lại chuyển đi làm ở vị trí khác. Hy vọng một ngày nào đó tôi nhận được thư từ họ.
- Bạn học hỏi được gì trong suốt quá trình làm HDV?
- Thế giới rất phức tạp. Điều làm tôi ngạc nhiên là dù cuộc sống của mình ở Australia khác biệt đến đâu, Triều Tiên lại là một nơi “cực kỳ bình thường” với tôi mỗi khi tôi dành nhiều thời gian ở đó.
Chúng ta là sản phẩm của môi trường chúng ta tạo ra, con người ở bất kỳ đâu bạn tới, cả người Triều Tiên cũng không loại trừ, đều mong có cuộc sống tốt đẹp nhất cho bản thân, gia đình, bạn bè.
- Bạn có muốn trở lại làm HDV sau khi đại dịch Covid-19 kết thúc?
- Chắc chắn rồi, tôi rất muốn làm HDV và dẫn tour trở lại. Nhìn thấy những thay đổi suốt 7 năm qua khi đi tour Triều Tiên luôn làm tôi mê mẩn và mong sớm được gặp lại bạn bè, đồng nghiệp ở đó.
Dưới đây là một số hình ảnh về đời sống Triều Tiên do Matt chụp:
Vợ lên mạng trách chồng đã "dan díu" với tình cũ còn kiên quyết đòi ly hôn, song cô không biết mình đã phạm phải sai lầm nghiêm trọng "Em mới cưới được hơn năm thôi mà giờ sắp ra tòa rồi các chị ạ. Nghĩ mà buồn quá...", người vợ kể. Vợ chồng yêu nhau tới mấy vẫn có lúc xảy ra mâu thuẫn, lời qua tiếng lại. Nó là một mặt hiện thực của cuộc sống hôn nhân. Bởi sau cưới nếu chúng ta vẫn giữ cái tôi quá cao,...
TheoNews6VNay.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét