LẬT- ÚP, ÚP - LẬT

7:41:00 SA

 

LẬT- ÚP, ÚP - LẬT

.Ai có thể cho tôi biết, nước Mỹ đến 2030 và xa hơn nữa sẽ như thế nào, về kinh tế, về dân sinh hay là mọi sự sẽ phải phụ thuộc vào ông Tổng thống thuộc đảng nào lên cầm quyền?

Tôi nói vậy không phải là không có cơ sở đâu.
Thời ông Obama thuộc đảng Dân chủ lên cầm quyền, về mặt đối nội thì đưa ra chương trình Obamacare, dự luật kiểm soát súng đạn…; về đối ngoại thì tham gia vào mấy cái Hiệp ước về hạn chế vũ khí hạt nhân, về biến đổi khí hậu, là một bên sáng lập Hiệp định thương mại tự do TPP, đang tiến tới bình thường quan hệ ngoại giao với Cuba, làm sâu sắc thêm mối quan hệ với NATO, EU, xoay trục sang hướng đông vân vân. Đó là triều đại của đảng Dân chủ.
Năm 2016, đảng Cộng hòa lên nắm quyền. Cái gì mà đảng Dân chủ đề xướng và thực hiện thì Donald Trump úp chúng xuống, làm ngược lại hết. Như bãi bỏ dự luật kiểm soát súng đạn, gây bất hòa với EU, Iran, Trung quốc, rút tên ra khỏi TPP, xây bức tường ngăn chặn người nhập cư từ phía Mexico, chương trình Obamacare quặt quẹo…
Riêng cái khoản virus Covid 19, thì ngay từ khi mới xuất hiện tại Mỹ, ông Trump – tổng thống đương nhiệm đã muốn úp nó xuống rồi, ông coi đó không nguy hiểm bằng cúm mùa. Thế là ngay trong thời gian vận động tranh cử ông Biden đã lật nó lên, coi đây là con át chủ bài để đánh bại Trump.
Thời gian cầm quyền, ông Trump đã coi người da màu chả là gì, khi George Floyd bị chết dưới đầu gối của viên cảnh sát da trắng và hình thành phong trào Black Lives Matter hay Antifa, Ngài Tổng thống đương nhiệm muốn úp chuyện này xuống, thì ứng viên Joe Biden lại lật nó lên, xuất hiện phong trào cực hữu có tên Proud Boys. Và đưa ngay một bà da màu đứng chung liên danh, vậy là ông ấy kiếm được khối phiếu từ dân da màu.
Nhưng với khẩu hiệu “nước Mỹ trên hết”, ông Trump chẳng quan tâm gì đến thể chế chính trị cũng như cái gọi là “nhân quyền” ở các nước. Những chuyện đó, đã được làm rùm beng dưới thời Obama, khi Ông Trump lên nắm quyền, ông ta đã úp lại, cho nên trong tuyên bố chung Việt Nam – Hoa kỳ cũng chỉ có một câu nói về nhân quyền gọi là có, và khẳng định sẽ tôn trọng thể chế chính trị của nhau. Nhưng sắp tới có lẽ khác. Biden sẽ lật lại cái gọi là “dân chủ, nhân quyền” để can thiệp vào nội bộ của nước khác. Tín hiệu mà chúng ta mới nhận được là sứ quán Mỹ tại Hà Nội đã có khúc dạo đầu - phản đối chính phủ ta không tôn trọng tự do ngôn luận, qua vụ tên Phạm Chí Dũng và cộng sự bị bắt giam.
Chỉ còn mấy ngày nữa là ông Joe Biden nắm quyền điều hành nước Mỹ. Cái gì mà ông Trump đã úp xuống thì bây giờ ông tân Tổng thống lại lật nó lên. Nghe nói, có thể chính quyền mới sẽ lật lại những thỏa thuận bán vũ khí cho mấy nước Ả Rập mà Trump coi đó là một thành tựu to lớn. Nếu thế thì Biden phải xét lại cả vấn đề Israel với một số nước Ả Rập.
Mấy cái Hiệp ước như cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (NEW START), JCPOA giữa Iran với 5 nước (P5+1), Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu đã bị Trump úp xuống thì ngày nay có cơ hội ngài Biden lại lật lên. Còn mấy đoạn tường ngăn giữa Mỹ với Mexico chưa hoàn chỉnh, có những đoạn bị úp xuống, kỳ này không biết ông Biden có lật nó lên không hay để cho úp luôn?
Sau khi quan hệ giữa Mỹ và EU bị ông Trump úp lại, đến những ngày cuối còn ngồi ở Nhà Trắng, Trump muốn lật nó lên bèn sai Pompeo sang Bỉ, nhưng các ông, bà EU chơi ác – không tiếp Pompeo, đã úp thì cho úp luôn, chờ Biden nhậm chức xong thì ông ta sẽ lật lên. Cho nên đôi khi quan hệ giữa hai quốc gia lại để cho quan hệ cá nhân quyết định.
Thì ra ở một quốc gia đa đảng luôn có một sự không ổn định về đường lối phát triển và chính sách đối nội cũng như đối ngoại. Cùng một vấn đề, đảng này muốn úp xuống, đảng kia lại muốn lật lên. Úp úp – lật lật tùy theo ý muốn của đảng cầm quyền và cá nhân ngài Tổng thống. Song việc úp xuống hay lật lên cũng có mục đích cả, làm sao để những nhà tài phiệt đóng góp tiền bạc trong đợt vận động bầu cử được hài lòng và cái đích cần đạt tới là phải tại vị được 8 năm chứ đừng như ông tổng thống tiền nhiệm, chỉ có 4 năm.
Chẳng như đảng Cộng sản Việt Nam, dù ai lên lãnh đạo đất nước thì bất cứ người dân cũng biết đến năm 2025, rồi 2030, rồi 2045 bức tranh tổng thể của đất nước ta thế nào, dân ta thế nào. Ở Việt Nam, người lật hay úp chỉ có thể là dân, chẳng thế mà các cụ nhà ta rất thuộc câu “chèo thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân” nên phải “lấy dân làm gốc”. Chẳng biết như vậy có phải là tốt không nữa?./.

TheoFb Phạm Tiến Khoa

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.