Tại sao phát xít Đức dám một mình chống lại cả thế giới?
Tại sao phát xít Đức dám một mình chống lại cả thế giới?
Trước cuộc đại khủng hoảng ở Đức năm 1929-1930, Đảng Công nhân Đức quốc gia xã hội chủ nghĩa, còn gọi tắt là Đảng Quốc xã chỉ là một đảng nhỏ bé trên đấu trường chính trị của Đức. Trong cuộc bầu Quốc hội vào ngày 2/5/1928, Đảng Quốc xã chỉ nhận được 2,6% phiếu bầu, năm 1924 Đảng Quốc xã cũng chỉ nhận được 3% phiếu bầu. Kết quả của cuộc bầu cử là đại liên minh (Grand Coalition) các Đảng Dân chủ Xã hội Đức, Đảng thiên chúa giáo, Đảng Dân chủ Đức và Đảng nhân dân Đức đã liên minh lại với nhau để thành lập nước cộng hòa Weimar trong 6 tháng đầu của cuộc khủng hoảng kinh tế.
Từ năm 1930-1933, tinh thần của người dân Đức suy sụp nặng nề. Cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đất nước này khiến hàng triệu người bị thất nghiệp. Người Đức cảm thấy nhục nhã sau khi họ bị đánh bại ở Thế chiến 1. Nhiều người Đức tin rằng Quốc hội Đức lúc này quá yếu và không thể vực dậy nền kinh tế đang gặp khủng hoảng. Sự suy thoái kinh tế ngày càng gia tăng, nỗi sợ hãi và sự yếu kém của chính phủ Đức trong việc giải quyết khủng hoảng đã tạo cơ hội cho Adolf Hitler, thành viên của Đảng Quốc xã lên nắm quyền.
Hitler là một nhà hùng biện tài ba, có khả năng gây “mê hồn” người khác vì ông tác động trực tiếp vào nỗi giận dữ và sự tuyệt vọng của người dân Đức lúc này và thu hút một số lượng lớn người Đức tin tưởng vào ông. Đảng Quốc xã tuyên truyền với người dân rằng họ sẽ cứu đất nước khỏi cuộc khủng hoảng. Họ cũng thề sẽ khôi phục những giá trị văn hóa của người Đức, đảo ngược các quy định trong hiệp ước Versailles, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người Đức và làm cho đất nước vĩ đại trở lại. Hitler và những nhà tuyên truyền khác của đảng Quốc xã cũng rất thành công khi làm cho người dân Đức tin rằng nước Đức thất bại trong Thế chiến 1 là do lỗi của người Do Thái. Ông cũng tuyên truyền chống chủ nghĩa Cộng sản là tư tưởng chính của Đảng Dân chủ Xã hội Đức và Đảng Quốc xã chịu trách nhiệm ký hiệp định đình chiến vào tháng 11/1918 và hiệp ước Versailles và thành lập nền cộng hòa. Hitler và Đảng Quốc xã sau này được gọi là “những tên tội phạm tháng 11”
Thần thái của Hitler khi thuyết giảng
Hitler và các phát ngôn viên khác của Đảng Quốc xã chuẩn bị những bài diễn thuyết của họ rất kỹ lưỡng. Ví dụ, khi diễn thuyết với những doanh nhân, Đảng Quốc xã sẽ không đề cập nhiều đến chủ nghĩa bài Do Thái mà thay vào đó họ sẽ nhấn mạnh việc chống chủ nghĩa Cộng sản và sự trở lại của đế chế Đức hùng mạnh. Khi diễn thuyết với những binh lính và cựu chiến binh, bộ máy tuyên truyền của đảng Quốc xã lại tập trung vào việc xây dựng quân đội và việc lấy lại những phần lãnh thổ đã mất của Đức trong hiệp ước Versailles. Khi Đảng Quốc xã tuyên truyền đến những người nông dân ở các bang Schleswig-Holstein, thì họ hứa sẽ nâng cao giá của các sản phẩm nông sản. Lúc này Hitler được coi là vị cứu tinh của nước Đức và ông ta đã thật sự thành công trong việc xây dựng hình tượng của mình trong tâm trí người Đức.
Các thành viên của đại liên minh trở nên bất đồng quan điểm nên thủ tướng Đức là Heinrich Bruening và Tổng thống Đức là Paul von Hindenburg đã quyết định giải tán Quốc hội vào tháng 7 năm 1980 và bầu lại quốc hội và tháng 11 năm 1980. Để giải tán Quốc hội, Tổng thống đã dùng điều luật 48 của Hiến pháp Đức. Điều này cho phép chính phủ Đức có thể cầm quyền mà không cần thông qua Quốc hội và điều này chỉ có thể áp dụng trong tình hình khẩn cấp của đất nước.
Bruening đã tính toán sai lầm thực trạng của đất nước sau 6 tháng của cuộc suy thoái kinh tế. Đảng Quốc xã lúc này đã nhận được 18,3% số phiếu bầu và trở thành Đảng chính trị lớn thứ hai ở Đức.
Trong hai năm, liên tục sử dụng điều 48 để ban hành các nghị định Tổng thống, chính phủ Bruening đã tìm kiếm và thất bại trong việc xây dựng một nhóm đại đa số quốc hội để loại trừ Đảng Dân chủ Xã hội, Cộng sản và Quốc xã. Năm 1932, Hindenburg bãi nhiệm Bruening và bổ nhiệm Franz von Papen, một cựu nhà ngoại giao và chính trị gia Trung ương làm thủ tướng. Papen đã bãi nhiệm Quốc hội Đức một lần nữa, nhưng cuộc bầu cử tháng 7 năm 1932 đã đưa đảng Quốc xã dành 37,3% phiếu bầu, trở thành đảng chính trị lớn nhất ở Đức. Những người Cộng sản (nhận được phiếu bầu từ Đảng Dân chủ Xã hội trong khi nền kinh tế ngày càng suy thoái) đã nhận được 14,3% số phiếu bầu. Kết quả là, năm 1932, hơn một nửa Hạ nghị viện của Quốc hội Đức đã công khai cam kết chấm dứt chế độ dân chủ đại nghị tại Đức.
Vào ngày 30 tháng 1 năm 1933, Tổng thống Hindenburg bổ nhiệm chức thủ tướng cho Adolf Hitler. Chỉ trong vòng hai năm, Hitler và Đảng Quốc xã đã vượt qua các chính trị gia bảo thủ của Đức để củng cố chế độ độc tài phát xít cấp tiến. Ông cho rằng người Đức là hậu duệ của người Aryan, một dân tộc thượng đẳng. Bằng tài năng diễn thuyết của mình, Hitler đã thuyết phục được hàng triệu thanh niên Đức tham gia quân đội để chuẩn bị cho thế chiến 2.
Quân đội Nazi đang duyệt binh
Quân đội Đức Quốc xã có thể không phải là đội quân hùng mạnh nhất trên thế giới nhưng Hitler rất chú trọng vào việc phát triển những loại vũ khí mới nhằm giành được ưu thế trên chiến trường. Hitler đã kêu gọi rất nhiều các nhà phát minh và nhà khoa học làm việc cho mình để chế tạo ra những loại vũ khí mới.
Một trong số đó có thể kể đến là xe tăng Tiger loại xe tăng này có lớp giáp dày từ 20-120mm, vô hiệu hóa hầu hết các loại vũ khí chống tăng của phe đồng minh ở thời điểm đó.
Các xe tăng Tiger này được xếp thành tiểu đoàn xe tăng hạng nặng, tung hoành trên chiến trường nhờ vào sức công phá mạnh mẽ cùng lớp giáp dày đáng kể thay vì khả năng cơ động như các xe tăng khác.
Xe tăng Hổ nhiều lần "cày nát" các vùng đất của Nga
Máy bay Messerschmitt Bf 109 được coi là xương sống trong không quân phát xít Đức và là mẫu máy bay đáng sợ nhất trong Thế chiến 2. Loại máy bay này đã oanh tạc các vùng trời của Liên Xô và phe đồng minh.
"Chim sắt" Messerschmitt Bf 109 đang không kích bộ binh Liên Xô
Tàu ngầm U-boat là một trong những phát minh khác của quân đội phát xít Đức, những con tàu này đã đánh chìm 2.779 tàu của quân đồng minh, tương đương trọng lượng 14,1 triệu tấn. Phiên bản thành công nhất là U-48, đánh chìm 51 tàu, tương đương 3 tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz ngày nay của Mỹ. U-boat thực sự là nỗi khiếp đảm của các con tàu Anh Mỹ trên Thái Bình Dương.
U-boat - nỗi ác mộng của Hải quân Anh- Mỹ
Quân đội phát xít Đức Được chỉ huy bởi Rommel, là một trong những vị tướng vĩ đại nhất lịch sử loài người. Ông đã dành được nhiều chiến thắng trên các chiến trường Tây Âu và Bắc Phi, gieo rắc nỗi kinh hoàng cho quân đồng minh.
Chân dung "cáo sa mạc" Rommel
Với những điều trên quân đội phát xít Đức xứng đáng là một trong những đội quân đáng sợ nhất trên thế giới
TheoNews6Vnay.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét