Ngôi chùa ở Sài Gòn được bình chọn là 1 trong 10 ngôi chùa đẹp nhất thế giới,
Hiện ngôi chùa nằm tại quận 9, TP.HCM vẫn đang giữ vị trí trong Top 10 ngôi chùa đẹp nhất thế giới do trang du lịch đình đám National Geographic bình chọn.
Không gian chùa Bửu Long nhìn từ bên ngoài chính điện.
Thế là gần 1 năm kể từ ngày chùa Bửu Long ngụ tại quận 9, TP.HCM được trang du lịch đình đám National Geographic bình chọn là 1 trong 10 ngôi chùa đẹp nhất thế giới thì nơi đây đã không còn là địa điểm chỉ dành cho người địa phương nữa mà trở thành nơi được rất nhiều khách du lịch nước ngoài mong tìm đến để chiêm ngưỡng dù chỉ một lần.
Được biết chùa Bửu Long thành lập từ năm 1942 nhưng mãi đến năm 2007 thì mới được đầu tư xây dựng trong suốt 5 năm. Trong đó, trụ trì Tổ đình Bửu Long là người có công rất lớn đối với việc định hướng ý tưởng thiết kế sau quá trình tham khảo với không ít các kiến trúc sư khác tại TP.HCM lúc bấy giờ để thống nhất thành bản hoàn chỉnh.
Lối đi vào bên trong chùa được phủ toàn cây xanh mang tới sự tươi mát, yên tĩnh.
Gotama Cetiya là tên gọi của tòa bảo tháp lớn nhất tại chùa Bửu Long có quy mô xây dựng lớn nhất Việt Nam có sức chứa lên đến hơn 2.000 người.
Những bức tượng đá đặt xung quanh khuôn viên chùa cũng được làm vô cùng tỉ mỉ và cực kỳ tinh xảo.
Từng đường viền điêu khắc quanh ô cửa sổ, bờ tường cũng thật sự là một kiệt tác đòi hỏi mất rất nhiều thời gian để thi công đến hoàn thiện.
Tuy nhiên về lối kiến trúc của chùa Bửu Long mặc dù được tạp chí du lịch hàng đầu thế giới công nhận và ca ngợi về vẻ đẹp của nó nhưng vẫn gây nên không ít sự tò mò, khó hiểu với nhiều người rằng: "Vì sao chùa ở Việt Nam nhưng lại không mang dáng dấp của kiến trúc Việt Nam?"
Chi tiết này đã từng được chia sẻ rất nhiều trước đó rằng chùa Bửu Long vốn được thiết kế dựa trên lối Phật giáo nguyên thủy có khởi nguồn từ Ấn Độ và nó áp dụng rất nhiều tại các ngôi chùa ở Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Sri Lanka hay Myanmar,... Nên có thể nói một cách đơn giản hơn là lối kiến trúc này không hề đi theo bất cứ một quốc gia nào mà nó xuất phát từ Phật giáo.
Hồ xanh nước ngọc đặt trước cổng chính điện tạo nên sự dịu mát và cũng là điểm nhấn làm nổi bật cả tòa bảo tháp Gotama Cetiya.
Vàng và trắng là màu sắc đặc trưng của chùa Bửu Long.
Tòa bảo tháp này cao tới 56m, ngay cả trên phía đỉnh cũng có rất nhiều họa tiết đạt đến độ sắc sảo trong từng milimet.
Mặc dù trở thành tâm điểm của rất nhiều khách du lịch trong lẫn ngoài nước nhưng suốt 1 năm qua, ngôi chùa này vẫn giữ cho riêng mình sự bình lặng, trật tự tuyệt đối dù là vào mùa cao điểm nhờ vào các quy định riêng của chùa như chỉ chiêm bái cầu nguyện chứ không thắp hương trong chùa, người đến viếng cũng phải ăn mặc chỉnh tề mới được vào chính điện. Không gian chùa thì luôn được các sư thầy giữ sạch sẽ gần như tuyệt đối với cây cối, sân vườn quét dọn, chăm chút tỉ mỉ với từng khóm hoa bụi cỏ.
Bức tượng rồng đá ngậm châu này được làm hiệu ứng màu sắc đặc biệt, khiến người xem có ảo giác là viên châu đang phát sáng.
Thời điểm này chùa vẫn đang tạm ngưng khách đến viếng vì tình hình dịch Covid-19.
Khoảnh khắc mặt trời nằm ở đỉnh tòa tháp chính khi đến giữa trưa.
Kim Thanh; Andy Tran(TheoAfamily)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét