Giấc mộng Trung Hoa' gặp sóng gió lớn vì Covid-19
“Giấc mộng Trung Hoa” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng.
Hoài bão của Trung Quốc vươn lên trở thành siêu cường dẫn đầu trên mọi lĩnh vực trong thế kỷ 21 đang bị lu mờ trong bối cảnh dịch Covid-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra bùng phát nghiêm trọng. Chưa dừng lại ở đó, quan hệ giữa Trung Quốc với Nga và Mỹ cũng gặp nhiều sóng gió trong giai đoạn này.
“Giấc mộng Trung Hoa” khó thành hiện thực?
“Giấc mộng Trung Hoa” khó thành hiện thực?
Dịch bệnh cướp đi sinh mạng của hơn 2.600 người và khiến hơn 77.600 người nhiễm tại Trung Quốc tính đến ngày 25/2, đã làm hao mòn nhiều nguồn lực của Trung Quốc, trở thành thách thức nghiêm trọng đối với tầm nhìn về chính trị, kinh tế tương lai của Chủ tịch Tập Cận Bình. “Nó tạo ra một Trung Quốc hướng nội”, Samm Sacks, chuyên gia thuộc tổ chức New America cho biết.
Hàng loạt biện pháp ngăn chặn dịch Covid-19 mà Trung Quốc thực hiện đã ảnh hưởng tới tham vọng mở rộng ảnh hưởng của quốc gia này.
Đầu tiên là tham vọng trở thành siêu cường về kinh tế. Trước khi dịch bệnh do chủng mới virus corona bùng phát, Trung Quốc đang trên đà thực hiện cam kết tăng gấp đôi GDP và thu nhập trong vòng một thập kỷ, đưa đất nước này trở thành cường quốc kinh tế số 1 thế giới. Bất chấp cuộc chiến thương mại với Mỹ, Trung Quốc vẫn quyết tâm thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế dựa trên những lợi thế sẵn có như lao động giá rẻ, đồng nội tệ giảm và hệ thống các nhà máy sản xuất khổng lồ.
Nhưng hiện nay, Trung Quốc đang đối mặt với bài toán khó, đó là làm sao vừa duy trì cuộc chiến chống Covid-19 lại vừa phải tìm cách khôi phục hoạt động sản xuất. Nền kinh tế Trung Quốc, vốn đã chịu nhiều sức ép sau hơn 1 năm chiến tranh thương mại với Mỹ, giờ trở nên suy yếu hơn. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) ngày 22/2 đã hạ dự báo tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc năm 2020 xuống 5,6%, giảm 0,4 điểm % so với đánh giá hồi tháng 1 vừa qua.
Đầu tiên là tham vọng trở thành siêu cường về kinh tế. Trước khi dịch bệnh do chủng mới virus corona bùng phát, Trung Quốc đang trên đà thực hiện cam kết tăng gấp đôi GDP và thu nhập trong vòng một thập kỷ, đưa đất nước này trở thành cường quốc kinh tế số 1 thế giới. Bất chấp cuộc chiến thương mại với Mỹ, Trung Quốc vẫn quyết tâm thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế dựa trên những lợi thế sẵn có như lao động giá rẻ, đồng nội tệ giảm và hệ thống các nhà máy sản xuất khổng lồ.
Nhưng hiện nay, Trung Quốc đang đối mặt với bài toán khó, đó là làm sao vừa duy trì cuộc chiến chống Covid-19 lại vừa phải tìm cách khôi phục hoạt động sản xuất. Nền kinh tế Trung Quốc, vốn đã chịu nhiều sức ép sau hơn 1 năm chiến tranh thương mại với Mỹ, giờ trở nên suy yếu hơn. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) ngày 22/2 đã hạ dự báo tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc năm 2020 xuống 5,6%, giảm 0,4 điểm % so với đánh giá hồi tháng 1 vừa qua.
Ngoài tham vọng kinh tế, Trung Quốc cũng quyết tâm trở thành quốc gia đi đầu trong lĩnh vực công nghệ, trong đó phải kể đến chương trình triển khai mạng lưới 5G – một sáng kiến công nghệ quan trọng của giới lãnh đạo Trung Quốc. Bắc Kinh coi 5G là ưu tiên cấp quốc gia vì thế nước này đặt mục tiêu xây dựng mạng lưới cùng dịch vụ mạng 5G trước các quốc gia khác.
Tuy nhiên, việc đấu thầu cho 6 dự án 5G lớn, tại nhiều tỉnh thành, trong đó có Quảng Đông, Giang Tây và Cam Túc đã bị trì hoãn kể từ ngày 31/1. Và cũng như nhiều công ty trong các lĩnh vực khác, các công ty thiết bị viễn thông và đơn vị khai thác mạng hiện nay đang phải vật lộn với tình trạng thiếu nhân lực lẫn khó khăn về vận chuyển, do biện pháp cách ly và phong tỏa các vùng dịch bệnh.
Tuy nhiên, việc đấu thầu cho 6 dự án 5G lớn, tại nhiều tỉnh thành, trong đó có Quảng Đông, Giang Tây và Cam Túc đã bị trì hoãn kể từ ngày 31/1. Và cũng như nhiều công ty trong các lĩnh vực khác, các công ty thiết bị viễn thông và đơn vị khai thác mạng hiện nay đang phải vật lộn với tình trạng thiếu nhân lực lẫn khó khăn về vận chuyển, do biện pháp cách ly và phong tỏa các vùng dịch bệnh.
Dịch Covid-19 khiến nhiều thành phố tại Trung Quốc trở thành những “thành phố ma”, không một bóng người qua lại.
Cuối cùng, kế hoạch đầy hoài bão khác không thể không nhắc đến là Sáng kiến “Vành đai và Con đường”, xây dựng hành lang thương mại kết nối Đông Á, Trung Á, Trung Đông, Bắc Phi và châu Âu. Đây là “đứa con tinh thần” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và là chính sách đối ngoại quan trọng nhất của nhà lãnh đạo này cho tới nay. Theo giới quan sát, việc thực thi sáng kiến này mang lại cho Trung Quốc cơ hội gia tăng ảnh hưởng về địa chính trị, khôi phục sức mạnh xưa trên trường quốc tế, làm Trung Quốc “vĩ đại” trở lại.
Tuy vậy, sáng kiến này đang trở thành “nạn nhân” mới nhất của Covid-19. Kể từ khi dịch bệnh bùng phát, nhiều quốc gia đã hạn chế nhập cảnh đối với công dân Trung Quốc, trong đó có cả những người tham gia các dự án lớn đang được thực hiện theo sáng kiến “Vành đai và Con đường”. Chưa hết, do phải huy động các nguồn lực lớn chống lại dịch bệnh, Trung Quốc buộc phải cắt giảm kinh phí cho dự án. Vì thiếu cả nhân lực lẫn vật lực nên Bắc Kinh khó có thể triển khai Sáng kiến “Vành đai và Con đường” theo đúng kế hoạch.
Sáng kiến “Vành đai và Con đường” là dự án đầy hoài bão của Trung Quốc nhằm gia tăng ảnh hưởng về địa chính trị.
Nguy cơ “virus chính trị” song hành với virus corona
Dịch Covid-19 cũng gây ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Trung Quốc, làm xáo trộn quan hệ của Bắc Kinh với thế giới bên ngoài, trong đó phải kể đến Nga và Mỹ.
Hồi đầu tháng 2/2020, trên trang cá nhân Twitter, Tổng thống Trump đã ca ngợi Chủ tịch Tập Cận Bình là một nhà lãnh đạo “mạnh mẽ và quyền lực” người đã thành công trong cuộc chiến chống virus SARS-CoV-2. Nhưng 24 giờ sau, khi phát biểu tại Hiệp hội Thống đốc Quốc gia Mỹ, Ngoại trưởng Mike Pompeo cảnh báo rằng một cuộc cạnh tranh với Trung Quốc đang đe dọa “những quyền tự do cơ bản mà mỗi người Mỹ đề cao”. Phía Mỹ cũng bày tỏ hoài nghi tính minh bạch của Trung Quốc về tình hình dịch bệnh, lấy làm lo ngại trước những con số thống kê ca nhiễm lẫn tử vong đầy biến động. Đáp lại, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc Mỹ đã có phản ứng thái quá và không phù hợp trước tình hình dịch Covid-19, chỉ trích những quy định hạn chế đi lại nghiêm ngặt đối với Trung Quốc.
Những phát ngôn đầy mâu thuẫn nói trên đã nêu bật sự căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung, làm trầm trọng thêm sự mất lòng tin giữa hai nước. Điều này đe dọa việc thực thi thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 mà Mỹ và Trung Quốc vừa ký kết, khiến hai nước dễ quay trở lại trạng thái bế tắc ban đầu. Tiếp đến, lệnh cấm nhập cảnh của Mỹ đối với công dân Trung Quốc và tâm lý bài ngoại trong một bộ phận người dân Mỹ đang làm gián đoạn các hoạt động trao đổi, giao lưu văn hóa. Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Thôi Thiên Khả cảnh báo các bên cần phải chống lại “bất cứ loại virus chính trị nào” bên cạnh cuộc chiến chống virus sinh học. Còn Yanzhong Huang, chuyên gia tại tổ chức Hội đồng về quan hệ đối ngoại (Mỹ), kêu gọi hai bên nên tránh “chính trị hóa” dịch Covid-19.
Không chỉ với Mỹ mà quan hệ giữa Trung Quốc với Nga cũng gặp nhiều sóng gió vì dịch Covid-19. Hôm 20/2, Nga đã áp đặt lệnh cấm tạm thời đối với các công dân Trung Quốc. Đây được coi là biện pháp mạnh tay nhất mà nước này thực hiện nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2. Trước đó, Nga đã đóng cửa 16 trên tổng số 25 cửa khẩu nằm ở khu vực biên giới giữa hai nước, hoãn cấp visa điện tử cho công dân Trung Quốc, dừng các chuyến bay và chuyến tàu đến và đi tới Trung Quốc.
Chưa hết, dịch bệnh bùng phát đúng vào thời điểm quan hệ thương mại Nga-Trung đang leo thang căng thẳng do bất đồng trong lĩnh vực nông nghiệp. Sau khi Trung Quốc quyết định hạn chế nhập khẩu thịt từ Nga, Moscow đã đáp trả bằng cách áp đặt hạn chế đối với một số mặt hàng nông sản của Bắc Kinh. Alexander Gabuev, chuyên gia cấp cao tại Trung tâm Carnegie Moscow nhận định, thông thường những bất đồng này có thể được giải quyết nhanh chóng nhưng việc chính phủ Nga từ chức vào ngày 15/1 cùng sự bùng phát dịch Covid-19 đã gây cản trở tiến trình đàm phán.
Những cơ hội hợp tác mới trong cuộc chiến chống Covid-19
Tuy nhiên, cuộc chiến chống virus SARS-CoV-2 cũng mở ra cho các bên cơ hội hợp tác mới. Lĩnh vực y tế và nhân đạo là những lý do chính để Mỹ và Trung Quốc gạt bỏ bất đồng, bắt tay nhau khắc phục hậu quả do dịch Covid-19 gây ra.
Được sự cho phép của Trung Quốc, các chuyên gia y tế của Mỹ đã tham gia cùng với nhóm chuyên gia y tế của WHO tới Trung Quốc hỗ trợ việc đối phó với virus SARS-CoV-2. Các nhà khoa học của hai nước cũng thực hiện những dự án nghiên cứu chung, nhằm tìm kiếm vaccine phòng chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, Mỹ cũng là một trong những quốc gia hỗ trợ tài chính đáng kể cho Trung Quốc trong giai đoạn này.
Còn về phía Nga, trong bức thư gửi Chủ tịch Tập Cận Bình, Tổng thống Putin đã bày tỏ sự cảm thông trước những khó khăn mà Trung Quốc đang phải trải qua, đồng thời đánh giá cao các biện pháp kiểm soát dịch bệnh của giới chức Trung Quốc. Li Lifan, nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải nhận xét: “Đáng ngạc nhiên là rằng Nga không nằm trong số 20 quốc gia đầu tiên quyên góp cho Trung Quốc. Theo tôi, điều này có thể do một số vấn đề về liên lạc, liên quan đến quá trình chuyển đổi trong chính phủ Nga. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa hai bên được thiết lập khá vững chắc vì thế chúng ta có thể mong đợi các bên tiếp tục hỗ trợ lẫn nhau”.
Còn về phía Nga, trong bức thư gửi Chủ tịch Tập Cận Bình, Tổng thống Putin đã bày tỏ sự cảm thông trước những khó khăn mà Trung Quốc đang phải trải qua, đồng thời đánh giá cao các biện pháp kiểm soát dịch bệnh của giới chức Trung Quốc. Li Lifan, nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải nhận xét: “Đáng ngạc nhiên là rằng Nga không nằm trong số 20 quốc gia đầu tiên quyên góp cho Trung Quốc. Theo tôi, điều này có thể do một số vấn đề về liên lạc, liên quan đến quá trình chuyển đổi trong chính phủ Nga. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa hai bên được thiết lập khá vững chắc vì thế chúng ta có thể mong đợi các bên tiếp tục hỗ trợ lẫn nhau”.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Putin trong một cuộc gặp bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Brics tại Thổ Nhĩ Kỳ năm 2015. Ảnh: EPA.
Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Nga với kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai nước đạt mức kỷ lục 110 tỷ USD vào năm 2019. Thời gian gần đây, Moscow từng nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ kinh tế gần gũi với Trung Quốc trong nỗ lực chống lại sức ép từ phương Tây.
Bài: Hồng Anh
Trình bày: Tuấn Linh
Nguồn: vov.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét