Những sinh vật 'độc nhất vô nhị' dưới đáy đại dương
TGVN. Từ cá ngựa hình cây, bạch tuộc “bánh rán”... các đại dương của chúng ta còn chứa đựng rất nhiều loài sinh vật kỳ lạ, có một không hai khác.
Cá ngựa hình lá, còn được biết đến với cái tên cá ngựa Glauert, thường sống ở vùng biển phía Nam Australia. Hình dạng như tảo biển đang trôi nổi này giúp chúng dễ dàng ngụy trang. (Nguồn: MSN) |
Mực "bánh bao" Bobtail. Loài mực ông này sở hữu làn da trong mờ. Với vô số tế bào sắc tố tập trung trên da, chúng có thể thay đổi màu sắc cơ thể. (Nguồn: MSN) |
Bạch tuộc "bánh rán" thường sống dưới đáy biển sâu và thường săn các loài cá nhỏ hay sinh vật phù du. (Nguồn: MSN) |
Sên lưỡi hạc Flanimgo sống ở vùng biển Đại Tây Dương, Caribbean. Loài sên này thường đánh lừa nhiều người đam mê sưu tầm vỏ ốc bởi vẻ bên ngoài chúng. (Nguồn: MSN) |
Cá vây chân Warty hay cá vây chân vương miện, sử dụng thân hình phát sáng của chúng để thu hút con mồi là các loài sâu biển hay các loài cá nhỏ. (Nguồn: MSN) |
Cá thái dương. Đây là loài cá có xương nặng nhất thế giới, với cá trưởng thành có thể nặng tới hơn 2 tấn. (Nguồn: MSN) |
Sứa Hydromedusa có kích thước chỉ vài milimet, khiến chúng rất khó phát hiện. (Nguồn: MSN) |
Cá chài đầu bướu còn có tên là cá Napoleon, sống trong các rặng san hô ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Loài cá này có thể dài tới 1,8 mét và sống tới hơn 30 năm. (Nguồn: MSN) |
Cá đuối Eastern Fiddler đặc trưng với phần hoa văn hình tam giác trên lưng phía sau mắt và hình dáng giống như cây đàn violon. Loài cá này thường sống ở vùng biển phía Nam Australia. (Nguồn: MSN) |
Cá nóc thuộc bộ Tetraodontidae - nghĩa là "có bốn cái răng" trong tiếng Latin. Một đặc điểm khá lý thú của cá nóc là có khả năng phình ra như một trái bóng khi bị đe dọa hoặc tấn công. (Nguồn: MSN) Nguồn : https://baoquocte.vn/nhung-sinh-vat-doc-nhat-vo-nhi-duoi-day-dai-duong-106826.html |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét