Hàng chục nghìn người biểu tình ở Đức phản đối vũ trang cho Ukraina
Ước tính có khoảng 13.000 đến 50.000 người dự cuộc biểu tình ở thủ đô Berlin của Đức để phản đối cung cấp vũ khí cho Ukraina.
Những người biểu tình tập trung tại Cổng Brandenburg, kêu gọi đàm phán hòa bình để chấm dứt xung đột ở Ukraina và yêu cầu Berlin ngừng cung cấp vũ khí cho Kiev.
Bà Wagenknecht chỉ trích chính phủ Đức đang cố gắng "hủy hoại nước Nga", kêu gọi các nhà lãnh đạo đưa ra "lời đề nghị" với Mátxcơva để các cuộc đàm phán hòa bình có thể bắt đầu. Bà nói, cuộc biểu tình đại diện cho "sự khởi đầu của một sáng kiến của công dân" và khởi động một "phong trào hòa bình mới, mạnh mẽ ở Đức".
Cuộc biểu tình hoan nghênh những người tham gia từ khắp các chính trường, tuyên bố rằng bất kỳ ai muốn hòa bình "với một trái tim lương thiện" đều được chào đón.
Các nhà tổ chức ước tính khoảng 50.000 người tham gia, trong khi cảnh sát đưa ra con số thấp hơn nhiều là 13.000.
Bà Wagenknecht và Schwarzer đầu tháng này đã công bố bản kiến nghị kêu gọi Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngăn chặn leo thang cung cấp vũ khí. "Chúng tôi kêu gọi Thủ tướng Đức ngừng leo thang vận chuyển vũ khí. Ngay bây giờ!... Bởi vì mỗi ngày mất đi thêm 1.000 sinh mạng và đưa chúng ta đến gần hơn với Thế chiến thứ 3" - các nhà tổ chức cuộc biểu tình viết trên website.
Tính đến ngày 23.2, bản kiến nghị đã thu thập được 607.000 chữ ký trên trang web change.org. Gunter Verheugen, cựu Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu, và Erich Vad, cựu thiếu tướng, là hai trong số những người ký kết đầu tiên.
Bản kiến nghị cho rằng Ukraina có thể giành chiến thắng trong các cuộc chiến đơn lẻ với sự hỗ trợ của phương Tây, nhưng không thể đánh bại cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới, không bên nào có thể giành chiến thắng về mặt quân sự. Xung đột chỉ có thể kết thúc bằng đàm phán, không có nghĩa là "đầu hàng", mà là "đạt được sự thỏa hiệp của cả hai bên với mục đích ngăn chặn hàng trăm nghìn người chết thêm và những điều tồi tệ hơn".
Đức, cùng với Mỹ, là hai trong số những nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Ukraina. Theo Thủ tướng Scholz, viện trợ của Đức cho Ukraina, cả về hỗ trợ tài chính và nhân đạo cũng như vũ khí, cho đến nay đã lên tới hơn 14 tỉ Euro (14,83 tỉ USD). Còn theo Statista, Mỹ đã cung cấp khoản viện trợ tài chính trị giá 46,6 tỉ USD cho các mục đích quân sự cho Ukraina kể từ ngày 15.1.
Thủ tướng Scholz đã nhiều lần tuyên bố, các cuộc đàm phán hòa bình nằm ngoài khả năng có thể xảy ra, nhấn mạnh rằng Nga không sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán. Trong khi đó, trên thực tế, Nga đã nỗ lực nhiều lần giải quyết mọi việc một cách hòa bình kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột với Ukraina.
TheoLaodong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét