Ngôi làng cổ "độc nhất vô nhị" ở miền Trung

 

Ngôi làng cổ "độc nhất vô nhị" ở miền Trung, chỉ cần nhìn thoáng qua đã thấy thật yên bình, khách du lịch ùn ùn ghé tới

"Xứ Huế quê tôi không chỉ nổi tiếng bởi các danh lam thắng cảnh, lăng mộ tiền tỷ... mà còn có ngôi làng cổ mang vẻ đẹp nguyên sơ của làng quê Việt Nam - đó là Phước Tích", người đàn ông nói.

Việt Nam có hai ngôi làng cổ được Nhà nước công nhận và cấp bằng Di tích quốc gia, đó là làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) và làng cổ Phước Tích (Phong Điền, Thừa Thiên - Huế). Trong đó làng cổ Phước Tích được đánh giá mang đậm chất Bắc Trung Bộ, lưu giữ các giá trị truyền thống một cách vẹn nguyên.

"Xứ Huế quê tôi không chỉ nổi tiếng bởi các danh lam thắng cảnh, lăng mộ tiền tỷ... mà còn có ngôi làng cổ mang vẻ đẹp nguyên sơ của làng quê Việt Nam - đó là Phước Tích. Nơi đây nằm cách trung tâm thành phố Huế 40km nằm về hướng Bắc, được bao bọc bởi con sông Ô Lâu trong xanh, hiền dịu. Đây cũng là địa điểm nhiều bạn trẻ ưu tiên đưa vào lịch trình khám phá Huế tự túc bởi giá trị đặc sắc mà làng cổ mang lại", anh Vĩnh Hưng (35 tuổi) - người dân tại làng cổ Phước Tĩnh cho hay.

Làng cổ Phước Tích nằm cách trung tâm thành phố Huế 40km nằm về hướng Bắc, được bao bọc bởi con sông Ô Lâu trong xanh, hiền dịu.

Cũng theo người đàn ông, ban đầu làng cổ có tên Phúc Giang, sau đó đến thời vua Gia Long được đổi thành Phước Tích với mong muốn dân trong làng sẽ tích được nhiều phúc đức để lại cho con cháu đời sau. Và đời này nối tiếp đời sau, người dân đều kế thừa truyền thống của cha ông để lại: sẵn sàng lao động, miệt mài sáng tạo để làm nên những giá trị to lớn cho làng quê vốn yên bình này.

"Làng tôi ngày xưa nức tiếng với nghề gốm. Gốm được nung rất kỹ, lò đắp kiên cố nhiệt cao, lửa lúc nào cũng đượm hồng... Vì thế sản phẩm không nứt, không giòn, giữ nhiệt, giữ hương vị. Đặc biệt hoa văn trên những sản phẩm được nghệ nhân trạm khắc tinh tế và đặc trưng đến mức chỉ cần nhìn qua là biết đồ của làng Phước Tích.

Cổng làng cổ Phước Tích.

Tôi nghe các cụ cao niên trong làng kể rằng, ngày ấy gốm Phước Tích đã vượt xa nhiều loại gốm nổi tiếng trong nước để trở thành lựa chọn duy nhất trong hoàng cung. Giờ 12 cửa lò, 12 bến nước là chứng tích còn sót lại của thời kỳ hoàng kim của nghề gốm", anh Vĩnh Hưng tự hào.

Được biết sản phẩm gốm Phước Tích hiện vẫn được nhiều người già trong làng lưu lại như trách, chậu, om, niêu, âm, tộ, cối tiêu, bình vôi, chum, ghè… Hơn cả nhiều vật dụng trong hoàng cung triều Nguyễn cũng được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế có gốc gác từ làng gốm Phước Tích.

Phước Tích ngày xưa nức tiếng với nghề gốm. 

Những sản phẩm gồm được lưu giữ đến ngày nay.

Nơi sản xuất ra những sản phẩm chất lượng, đẹp nức tiếng một thời.

Bên cạnh nghề làm gốm từ lâu đời, làng cổ còn tạo ấn tượng bởi không gian nhà cổ và những ngôi nhà vườn truyền thống có từ thời xưa được xếp theo dạng ba xóm gắn kết với nhau. Ngoài ra trong làng còn có nhiều ngôi nhà rường đặc trưng của Huế với thiết kế theo lối 3 gian 2 chài.

"Nhà rường ở làng tôi có một điều rất thú vị, đó là giống như được quy hoạch từ trước. Mỗi căn nhà đều có khu vườn rộng và được ngăn cách nhau bởi những hàng chè xanh thẳng tắp. Tất cả đều đã trên 100 năm tuổi và được chạm khắc họa tiết, hoa văn vô cùng tinh xảo, bắt mắt.

Bên cạnh nghề làm gốm từ lâu đời, làng cổ còn tạo ấn tượng bởi không gian nhà cổ và những ngôi nhà vườn truyền thống có từ thời xưa được xếp theo dạng ba xóm gắn kết với nhau.

Công trình thờ tự đậm chất làng quê.

Chỉ cần nhìn thoáng qua, người ta cũng có thể cảm nhận được hết vẻ đẹp của nơi thờ tự trong làng cổ Phước Tích.

Trong làng có cả công trình thờ tự đậm chất làng quê thời xưa. Nổi bật nhất đó là Miếu Cây Thị, được xem là chốn thờ tự linh thiêng của người dân trong làng", anh Vĩnh Hưng chia sẻ.

Vừa dứt lời, người đàn ông xứ Huế tiếp tục tự hào: "Cũng giống những làng quê Bắc Trung Bộ khác, làng tôi có một ao sen. Nó được bà con chăm sóc tỉ mỉ vô cùng. Vì thế đến mùa hạ, cả làng đều ngát hương thơm".

Miếu Cây Thị - chốn thờ tự linh thiêng của người dân trong làng.

Với những ưu thế trên, làng cổ xứ Huế này đã triển khai các loại dịch vụ phục vụ khách du lịch ghé thăm như: tham quan nhà vườn, homestay, trải nghiệm làm bánh, làm gốm, đạp xe, đi thuyền trên sông Ô Lâu, thả đèn hoa đăng và tham quan du lịch.

Một góc yên bình của làng cổ Phước Tích.

Phong cảnh mang đậm chất làng quê xứ Huế.

"Sở dĩ chính quyền và người dân triển khai các loại dịch vụ do nhiều năm trước khách du lịch trong nước và quốc tế ghé tới làng rất nhiều. Họ chỉ có thể đến trong vòng 1 ngày mà vẫn chưa trải nghiệm hết vẻ đẹp của làng quê cổ. Vì thế chính quyền đã nảy ra ý tưởng biến làng quê trở thành địa điểm du lịch dài ngày, du khách đến có thể ngủ nghỉ, từ từ tham quan và thưởng thức đặc sản làng quê. Đây là một hình thức "kinh doanh" hợp lý khi vừa giúp quảng bá du lịch vừa giúp bà con cải thiện kinh tế", anh Vĩnh Hưng bộc bạch.

Hiện nơi đây thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch trong nước và quốc tế ghé tới tham quan, trải nghiệm các dịch vụ. 

TheoEva

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.