Bí quyết sống thọ của cụ bà 118 tuổi từng mắc 2 bệnh ung thư
SKĐS - Mặc dù ra đời là trẻ sinh non, trong cuộc đời từng 2 lần mắc bệnh ung thư, nhưng cụ bà người Nhật Bản Kane Tanaka vẫn sống thọ đến 118 tuổi.
Cụ Kane Tanaka sinh ra tại Nhật Bản vào năm 1901, khi còn nhỏ, cụ là đứa trẻ sinh non, thậm chí hơn 1 tháng tuổi vẫn không thể tự uống sữa chứ chưa nói đến việc tương lai có thể sống khỏe mạnh. Mặc dù cơ thể yếu ớt như vậy, nhưng cụ Kane Tanaka lại có thể lập kỷ lục Guinness và trở thành người sống lâu nhất trên thế giới.
Trên thực tế, cụ Kane Tanaka đã trải qua hai lần mắc bệnh ung thư trong đời, lần đầu tiên ở tuổi 45, cụ bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tụy. Trong điều kiện y tế lạc hậu lúc bấy giờ, sau khi trải qua một cuộc phẫu thuật, căn bệnh ung thư tuyến tụy của cụ may mắn đã được chữa khỏi hoàn toàn và không tái phát.
Lần thứ hai, khi 103 tuổi, cụ bị mắc ung thư đại trực tràng. Vì cụ lớn tuổi nên các bác sĩ không khuyến nghị phẫu thuật, bởi sự đau đớn mà bệnh nhân phải chịu đựng trong quá trình phẫu thuật là không thể tưởng tượng được. Bệnh tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng vẫn có thể kéo dài thời gian sống thêm vài năm.
Tuy nhiên cụ Kane Tanaka vẫn kiên định với quan điểm của mình và tiếp tục thực hiện cuộc phẫu thuật, bởi vì cụ không muốn sống chung với bệnh ung thư và muốn chiến đấu với nó như hồi còn trẻ. Không ngờ, điều kỳ diệu lại xảy ra, lần phẫu thuật thứ hai một lần nữa giúp cụ Tanaka thoát khỏi căn bệnh ung thư.
Cụ Kane Tanaka bị ung thư hai lần, tại sao cụ vẫn có thể sống đến 118 tuổi?
Quan tâm tới cơ thể: Cụ Kane Tanaka là người rất chú ý đến những thay đổi trong cơ thể. Dù có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trên cơ thể, cụ đều chủ động đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe và cụ thường khám sức khỏe định kỳ hàng năm. Bởi vậy, dù bệnh ung thư tuyến tụy rất nguy hiểm, khi tỷ lệ sống 5 năm chỉ có 5% nhưng vì cụ được phát hiện bệnh sớm và được điều trị sớm nên đã chữa khỏi bệnh. Tương tư, bệnh ung thư đại trực tràng cũng như vậy. Theo các chuyên gia y tế, nhiều bệnh ung thư giai đoạn đầu đều có thể chữa khỏi.
Chế độ ăn lành mạnh: Tiếp theo, chế độ ăn uống lành mạnh là yếu tố quan trọng giúp cụ Kane Tanaka sống thọ. Cụ Kane Tanaka thích ăn các loại ngũ cốc đã qua chế biến và tinh chế, cụ ít khi ăn các loại ngũ cốc thô. Bởi cụ cho rằng trong quá trình trồng trọt các loại ngũ cốc đều được phun chất bảo vệ thực vật, do đó độc tố sẽ tập trung ở lớp cám và lớp vỏ bên ngoài của ngũ cốc. Vì vậy, việc tiêu thụ thường xuyên ngũ cốc đã qua xử lý có thể ngăn chặn độc tố tích tụ trong cơ thể con người.
Luôn lạc quan, vui vẻ: Một điểm nữa đó là cụ Kane Tanaka luôn giữ tâm lý lạc quan, ngay cả khi cụ mắc bệnh ung thư. Cụ thường xuyên đi dạo gặp gỡ bạn bè để trò chuyện.
Ngoài những yếu tố trên thì lối sống, thói quen của một người Nhật đã được hình thành trong con người từ rất lâu cũng góp phần giúp cụ Tanaka có thể sống thọ.
Hai yếu tố giúp người Nhật sống thọ
Trong Thống kê năm 2018 do Tổ chức Y tế Thế giới công bố, Nhật Bản đứng đầu trong số các quốc gia có tuổi thọ trung bình cao, trong đó tuổi thọ trung bình của nữ là 87,1 tuổi và nam là 81,1 tuổi. Thực tế, quan sát thói quen sinh hoạt của người Nhật, không khó để nhận thấy có 2 yếu tố giúp người Nhật sống thọ.
Chế độ ăn uống
Tổ chức Y tế Thế giới đã tiến hành một cuộc nghiên cứu về chế độ ăn của người Nhật và nhận thấy rằng, người Nhật ăn rất nhạt và các món ăn rất phong phú, mỗi bữa có gần chục món ăn nhưng số lượng mỗi món lại rất ít. Dù là cá, thịt hay rau, củ, quả, thực phẩm chủ yếu đều được đựng trong một chiếc bát nhỏ tinh tế với nhiều chủng loại phong phú, đảm bảo mỗi bữa ăn đều được bổ sung các chất dinh dưỡng đa dạng và cân đối, đồng thời phát triển thói quen không kén ăn.
Không chỉ vậy, người Nhật rất ít ăn thịt đỏ như thịt bò. Cho đến thế kỷ 19, người Nhật bắt đầu thay đổi dần suy nghĩ và chấp nhận ăn thịt, nhưng họ vẫn thích ăn các loại cá biển sâu như cá hồi và cá chình. Quanh năm, các loại cá biển là món ăn thường thấy trên bàn ăn của mọi gia đình Nhật Bản.
Cảm xúc
Ở một mức độ nào đó, việc kiểm soát cảm xúc của người Nhật cũng ảnh hưởng đến tuổi thọ. Khi một người có tâm trạng lo lắng, phiền muộn, căng thẳng trong thời gian dài thì hàm lượng hormone stress trong cơ thể sẽ duy trì ở mức cao. Dưới tác động của hormone, quá trình trao đổi chất trong cơ thể sẽ bị rối loạn, hệ thống miễn dịch của cơ thể suy giảm, tim hoạt động nhiều công suất, dẫn đến suy yếu.
Ngược lại, khi một người có tâm trạng vui vẻ, lạc quan, não bộ sẽ tiết ra dopamine và các hormone lành tính khác, giúp thư giãn tinh thần và cơ thể dễ chịu, khiến các chức năng của cơ thể luôn ở trạng thái cân bằng, đồng thời tăng cường sức khỏe thể chất.
TheoSuckhoedoisong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét