Chia sẻ
6:51:00 SA
LUẬN BÀN VỀ TRÍ THỨC
Trí thức Việt Nam dù ngày xưa hay hiện nay đều chung một dòng chảy, qua mọi thời kỳ lịch sử của dân tộc. Thời kỳ khác nhau có thể đem lại sự khác nhau giữa các thế hệ trí thức Việt Nam, về hoàn cảnh xã hội, về nhiệm vụ lịch sử, về cách thức tư duy và hành động ...
Ngoài những dị biệt nói trên, lịch sử còn ghi lại những nét tương đồng giữa các thế hệ trí thức Việt Nam, thể hiện phẩm chất bất diệt của họ từ xưa đến nay. Ðó là: Sự gắn bó bằng máu thịt của trí thức Việt Nam với dân tộc của họ. Họ cùng với dân tộc nổi chìm trong dòng lịch sử: hưng thịnh hay suy vong, vinh quang hay tủi nhục, thất bại hay thành công.
Tính liên tục của phẩm chất và đạo đức, tư duy và hành động ở trí thức Việt Nam khiến chúng ta có thể nghĩ rằng, trí thức thời nay đang tiếp tục sự nghiệp của trí thức thời xưa và trí thức thời xưa vẫn còn gửi lại người trí thời nay những hoài bão chưa thực hiện được và những lo lắng khôn nguôi về vận mệnh của đồng bào và Tổ quốc.
Sự phân biệt giữa trí thức chân chính với những người không đáng gọi là trí thức còn là cách nhìn nhận phổ biến trong dân gian. Nhân dân Việt Nam coi những bọn trí thức quan tham là bọn giặc cướp "cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan".
Người trí thức được mọi người quý trọng trước hết là những người tham gia bảo vệ Tổ quốc, chăm lo hạnh phúc của nhân dân. Sau là những người không có điều kiện thi thố tài năng thì lui về ở nhà đọc sách, dạy học hoặc làm thuốc cứu dân.
Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thì Nhậm khi có điều kiện thuận lợi thì hiến dâng tuổi trẻ, trí tuệ, tài năng và cả cuộc đời cho đất nước. Khi gặp trở ngại từ phía nhà nước hoặc trước những khó khăn thực tế không thể vượt qua thì các ông đành lui về: Nguyễn Trãi về Côn Sơn, Nguyễn Bỉnh Khiêm về Vĩnh Bảo, Ngô Thì Nhậm về chùa để nghiên cứu kinh phật. Nhưng ở các ông, tấm lòng ưu dân, ái quốc không bao giờ nguôi ở trong lòng. Nói như Nguyễn Trãi là:
Bui một tấm lòng ưu ái cũ
Ðêm ngày cuồn cuộn nước triều đông
Nói chung, những người trí thức chân chính dù ở hay về, tiến hay thoái đều xuất phát từ tấm lòng suốt đời vì nước, vì dân.
Nghĩ về trí thức ngày nay
Người trí thức hiện nay hội đủ 3 điều kiện là:
Bằng cấp cao và kiến thức sâu rộng cùng với đạo đức tốt. Có đủ 3 điều kiện này mới trở thành người trí thức.
Kiến thức là người thấy sâu hiểu rộng, người từng trải trong cuộc sống, có khả năng tự tìm hiểu văn hóa xã hội, kỹ thuật, nghệ thuật, …
Nếu 1 người có bằng cấp cao mà không có kiến thức và đạo đức thì người đó hay tự phụ, tự cao và coi ta đây là người học cao. Xem người khác không ra gì, thái độ kiêu căng thích thị uy, ám hại người nếu chống lại.
Người có bằng cấp cao, lại có kiến thức rộng mà không có đạo đức thì ỷ vào mình học cao hiểu rộng nên rất khôn khéo biết luồn lách pháp luật, cơ chế, mối quan hệ để làm những điều gian ác. Nếu có quyền hành thì xảo quyệt lưu manh hại người.
Người có bằng cấp cao, có đạo đức tốt mà không có kiến thức sâu rộng là những người hay bị kẻ khác dụ dỗ. Vì thiếu kiến thức rộng nên không phân biệt đâu là tà đâu là trắng, đâu là đúng đâu là sai.
Người có bằng cấp, không có đạo đức chỉ có kiến thức nhưng không sâu và không rộng. Thứ này rất nguy hiểm. Họ khôn vặt, lém lỉnh, láu cá, xảo quyệt.
44
5 lượt chia sẻ
Thích
Chia sẻ
LUẬN BÀN VỀ TRÍ THỨC
Reviewed by DI
on
6:51:00 SA
Rating: 5
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét