Fanny Mills - "Cô gái chân to Ohio", người được mệnh danh là có đôi bàn chân to nhất Trái Đất!
Sinh ra với một căn bệnh hiếm gặp khiến chân và bàn chân của cô phát triển với kích thước khổng lồ, Fanny Mills đã thu hút đám đông lớn khi biểu diễn với vai "Cô gái chân to Ohio" trong suốt những năm 1880.
Fanny Mills, hay "Cô gái chân to Ohio".
Từ phần eo trở lên, Fanny Mills trông như một phụ nữ bình thường. Nhưng sự nổi tiếng của cô ấy lại đến từ đôi chân của mình. Mills, còn được gọi là "Cô gái chân to Ohio", mắc một chứng bệnh lạ khiến bàn chân của cô phát triển đến kích thước đáng kinh ngạc.
Từ năm 1885 đến năm 1887, Mills bắt đầu kiếm lợi từ tình trạng của mình. Cô đã "biểu diễn" trong các Dime museum - những điểm tham quan nổi tiếng đặc trưng với những điều kỳ lạ, phổ biến vào cuối thế kỷ 19 tại Hoa Kỳ. Được thiết kế như các trung tâm giải trí và giáo dục đạo đức cho tầng lớp lao động.
Vì sự kỳ lạ của mình, khán giả đã đổ xô đến xem cô. Do đó, Mills đôi khi có thể kiếm được tới 4.000 đô la một tuần (theo tỷ giá hiện tại).
Bệnh Milroy là một bệnh di truyền đặc trưng bởi chứng phù bạch huyết (lymphedema) thường là ở chân, do các bất thường bẩm sinh ở hệ bạch huyết. Sự dẫn lưu của mạch bạch huyết bị suy giảm dẫn đến ứ đọng dịch lỏng và phì đại các mô mềm. Nó cũng được gọi là hội chứng Nonne-Milroy-Meige và phù bạch huyết di truyền. Bệnh được Sir William Osler đặt theo tên của William Milroy, một thầy thuốc người Mỹ, ông đã mô tả 1 ca bệnh vào năm 1892, mặc dù nó đã được Rudolf Virchow mô tả đầu tiên vào năm 1863.
Fanny Mills sinh ra ở Anh vào khoảng năm 1860, và cùng gia đình nhập cư đến Sandusky, Ohio khi còn nhỏ. Ngay từ sớm, cha mẹ cô đã phát hiện ra có điều gì đó khác lạ về con gái của họ.
Hai chị gái của Mills là những người phát triển bình thường. Nhưng Fanny Mills sớm đã bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của bệnh Milroy - chủ yếu ảnh hưởng đến phụ nữ - gây ra sưng ở các chi dưới.
Chẳng bao lâu sau, bàn chân của Mills sưng to đến mức đáng kinh ngạc. Hầu hết các báo cáo đều nói rằng chân của cô ấy dài 19 inch (48 cm) và rộng 7 inch (18 cm), Mills đã phải đi giày làm từ da của ba con dê và tất làm từ vỏ gối.
Fanny Mills được cho là đã sử dụng vỏ gối làm tất.
Một phóng viên đến thăm Mills tại nhà của gia đình đã mô tả tình trạng của cô ấy rằng : "Bàn chân của cô ấy trông giống như hai chiếc giăm bông to lớn. Các ngón chân không đều, và các ngón chân nhỏ nhìn giống như hai núm nhỏ".
Mặc dù Mills có bàn chân to đáng kinh ngạc nhưng phần còn lại của cơ thể cô trông vẫn bình thường. Trên thực tế, cô chỉ nặng 115 pound (52 kg). Chính sự tương phản này đã khiến mọi người phải chú ý tới cô - và Mills bắt đầu tự hỏi liệu cô có thể kiếm được tiền từ đôi chân của mình hay không.
Năm 1885, Fanny Mills quyết định trưng bày chính mình. Cô đã tranh thủ sự giúp đỡ của một người bạn, Mary Brown, để giúp cô đi lại và tháo đôi giày khổng lồ của mình. Họ cùng nhau lên đường đến các Dime museum.
Những Dime museum này - còn được gọi là "những buổi biểu diễn quái đản" - đã trở nên phổ biến vào thế kỷ 19. Mặc dù những buổi biểu diễn này đã xuất hiện vào năm 1738, nhưng nó trở nên thực sự hấp dẫn khi PT Barnum bắt đầu hoạt động vào năm 1841.
Không lâu sau, việc lui tới những Dime museum đã trở thành một hoạt động phổ biến của nhiều người Mỹ. Với một khoản phí nhỏ - một xu - họ có thể nhìn thấy những "kỳ quan" kỳ lạ từ khắp nơi trên thế giới. Nhiều người trong số họ giống như Fanny Mills - tình trạng sức khỏe khiến họ không có nhiều lựa chọn nghề nghiệp, họ không thể làm được gì ngoài việc trưng bày bản thân.
Căn bệnh Milroy của Fanny Mills đã giúp cho cô ấy trở thành một điểm thu hút thực sự tại các Dime museum. Và ngay sau đó, những Dime museum đã quảng bá cô ấy tới những khán giả của họ. Họ khoe khoang - một cách giả dối - rằng cha cô sẽ trả cho một người đàn ông 5.000 đô la nếu chịu cưới cô.
Một tấm áp phích quảng cáo Mills là người có “đôi chân lớn nhất trên Trái Đất”.
Tuy nhiên sự thật là cô gái chân to Ohio đã kết hôn. Cô kết hôn với William Brown, anh trai của Mary, vào năm 1886.
Fanny Mills cởi một chiếc giày, để lộ bàn chân to của mình.
Mặc dù Fanny Mills đã kiếm được một lượng tài sản nhỏ với tư cách là "Cô gái chân to Ohio", nhưng cô ấy lại không thể làm được điều đó một cách lâu dài. Năm 1887, Mills sinh ra một đứa trẻ chết lưu. Sau đó, sức khỏe của cô giảm sút và Mills chính thức nghỉ hưu từ năm 1892.
Sau đó, cô và chồng trở về Ohio, nơi Mills sớm qua đời ở tuổi 39.
Trong nhiều thập kỷ, các Dime museum vẫn tiếp tục hoạt động mà không có cô. Khi thế giới bước vào thế kỷ 20, các Dime museum và các buổi biểu diễn quái đản bắt đầu giảm độ phổ biến.
Sự suy giảm của họ xuất hiện vì một số lý do. Đầu tiên, những người biểu diễn như Fanny Mills không còn bị coi là "quái vật" nữa. Thay vào đó, xã hội đã bắt đầu hiểu về tình trạng y tế đằng sau những người như "Cô gái chân to Ohio".
Thứ hai, đám đông chỉ đơn giản là có nhiều lựa chọn giải trí hơn. Và sự gia tăng của truyền hình, phim ảnh đồng nghĩa với việc mọi người có thể xem các buổi biểu diễn ở nhà hoặc tại rạp chiếu phim.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét