SÁM HỐI CHĂNG ?

6:59:00 SA

 


SÁM HỐI CHĂNG?

Trong cuộc họp Bộ Chính trị của đảng Cộng sản Trung quốc ngày 31/5 vừa qua, ông Tập Cận Bình đã phải thú nhận, qua lời ông, kêu gọi các quan chức Trung quốc hãy xây dựng hình ảnh “đáng mến và đáng tôn trọng” cho đất nước” và “Trung quốc phải kết bạn rộng rãi, đoàn kết đa số và không ngừng mở rộng vòng tay bạn bè với những hiểu biết và thân thiện với Trung quốc”.
Thì ra, từ trước tới này ông Tập cứ nghĩ thiên hạ đang cúi rạp mình xuống chân ông như những nước chư hầu cống nạp cho thiên triều chắc? Vì sự cao ngạo đó mà có quá nhiều nước chán ghét và phải đề phòng mỗi khi có chuyện cần quan hệ với Trung quốc.
Ngay cả ông Wang Yimei, giám đốc Viện các vấn đề quốc tế cũng phải thốt lên: “Hình ảnh của Trung quốc ở phương tây đã xấu đi kể từ sau đại dịch Covid 19…”, trong khi đó, ông Wu Qiang, nhà phân tích độc lập tại Bắc kinh cho rằng “Trung quốc có khả năng từ bỏ phong cách ngoại giao cứng rắn do bị cô lập”.
TFI (Television Francaise Internatinale) nhận định, Trung quốc đang dần nhận ra rằng cuộc thám hiểm đầy tham vọng nhằm chiếm lĩnh lục địa châu Phi đang dần biến thành cơn ác mộng kinh hoàng đối với Bắc Kinh. Vấn đề càng trở nên tồi tệ hơn khi Bắc Kinh đang phải chống lại ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Pháp và Nga ở châu Phi.
Thì ra, bây giờ các vị mới nhận ra. Thôi dù muộn còn hơn không. Có thể bây giờ thế giới mới hiểu bản chất của các nhà lãnh đạo Trung quốc, còn dân Việt Nam thì hiểu từ lâu rồi, không phải chỉ sau đại dịch này đâu.
Năm 1972, khi Mỹ Trung bắt tay nhau, đem Việt Nam ra làm con tin thì những nhà lãnh đạo Việt Nam đã thấy thấp thoáng sự phản bội bạn bè từ phía Trung quốc. Lúc đó người dân Việt chưa biết gì nhiều, hơn nữa lãnh đạo Việt Nam cũng không muốn tình cảm hữu nghị giữa nhân dân hai nước bị sứt mẻ.
Năm 1974, Trung quốc đem quân chiếm Hoàng Sa đang do cái chế độ VNCH hèn nhát kiểm soát và quản lý, lại bị quan thầy Mỹ phản bội. Nếu không có hai điều kiện đó thì còn khuya Trung quốc mới chiếm được cái quần đảo án ngữ phía bắc biển Đông đó.
Cuộc chiến tranh biên giới tây nam đánh đuổi bọn diệt chủng Polpot từ năm 1975, tuy Trung quốc và Mỹ không trực tiếp tham gia song họ đã hỗ trợ mọi thứ cần thiết cho bọn diệt chủng này. Sự phản bội bạn bè từ phía Trung quốc càng lộ rõ, nhất là những chiến sĩ quân đội Việt Nam hiểu rõ điều đó. Lãnh đạo Việt Nam càng hiểu rõ hơn.
Năm 1979, chiến tranh biên giới giữa hai nước Trung Việt nổ ra là đỉnh cao của sự phản bội. Lúc này chiếc mặt nạ hữu nghị, tình đồng chí đã rơi hẳn xuống. Nơi tôi bắt đầu sự nghiệp là nhà máy điện Lào Cai, năm 1979 quân Trung quốc đánh sang đã dùng mìn và bộc phá đánh sập hoàn toàn nhà máy. Một điều trớ trêu là điện từ chính nhà máy này đã có thời gian dài (từ 1960 đến 1979) vượt cầu Hồ Kiều, đưa sang cho người dân Trung quốc ở Hà Khẩu, sử dụng. Là một người đã từng gắn bó với nhà máy điện Lao Cai, vì thế mà tôi căm thù kẻ phá hoại nó.
Rồi chuyện biển Đông, chẳng nói thì mọi người đã biết.
Đó là những lần phản bội làm cho hình ảnh người “anh hai” của phe XHCN bị hoen ố trầm trọng, làm cho tình hữu nghị giữa hai dân tộc bị tổn thương khó mà hàn gắn. Nếu những ai đến Việt Nam ngày nay, mỗi khi người dân cầm một món hàng kém chất lượng trên tay thì câu cửa miệng là: “hàng Tầu à?”. Liệu những nhà lãnh đạo Trung quốc có thấy?
Cho nên khi nghe ông Tập Cận Bình nói sẽ thay đổi cách tiếp cận của Trung quốc với thế giới, bản thân tôi cũng mừng và cũng mong thế. Song liệu niềm hy vọng ấy có bị dập tắt?
Hình trong bài: Đặng Tiểu Bình đóng vai một Cowboy.
Ngày 10/6/2021
Ph. T. Kh.

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.