Đập thủy điện nổi tiếng nước Mỹ: Nhiều bí mật thú vị

 

Được hoàn thành vào năm 1936, đập Hoover trở thành đập thủy điện 'khủng' nổi tiếng nước Mỹ. Con đập này được đặt theo tên Tổng thống thứ 31 của Mỹ với nhiều bí mật thú vị và bất ngờ.

Là một trong 7 công trình xây dựng vĩ đại nhất nước Mỹ, đập Hoover nằm trong top 100 kỳ quan của thế giới trong thế kỷ 20. Đập thủy điện nổi tiếng nước Mỹ này cũng được công nhận là kỳ quan lịch sử quốc gia.

Đập thủy điện Hoover là đập cổ nhất trong số các đập cao trên 150m được xây dựng trên đất Mỹ.

Quá trình xây dựng đập thủy điện Hoover diễn ra từ năm 1931 - 1936. Chi phí xây dựng công trình này lên đến 49 triệu USD (theo tỷ giá năm 1931).

Sau khi hoàn thành, đập thủy điện Hoover cao 221m, tương đương với độ cao của tòa nhà 70 tầng.

Số lượng công nhân, kỹ sư tham gia quá trình xây dựng đập thủy điện Hoover là khoảng 5.000 người. Họ sử dụng số lượng thép tương đương với số thép dùng trong thi công tòa nhà Empire State nổi tiếng nước Mỹ.

Số lượng công nhân, kỹ sư tham gia quá trình xây dựng đập đập thủy điện Hoover là khoảng 5.000 người. Họ sử dụng số lượng thép tương đương với số thép dùng trong thi công tòa nhà Empire State nổi tiếng nước Mỹ.

Đập Hoover giữ kỷ lục là nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới từ năm 1939 - 1949. Sau đó, công trình nổi tiếng của Mỹ xếp sau đập Tam Hiệp của Trung Quốc.

Phía trên đập Hoover là hồ Mead. Hồ này được đặt theo tên của ông Elwood Mead - người chỉ huy phụ trách xây dựng công trình.

Sau khi hoàn thành, đập Hoover đi vào hoạt động với 2 mục tiêu chính là cung cấp nguồn nước và nguồn điện cho các tiểu bang lân cận.

17 máy phát điện của đập Hoover có thể sản xuất tối đa 2.071 megawatts năng lượng thủy điện. Nhờ vậy, hơn 1,3 triệu ngôi nhà sử dụng điện cung cấp từ công trình này.

Kể từ năm 1937, chính quyền mở cửa cho phép công chúng tham quan đập Hoover. Trung bình mỗi ngày có khoảng 20.000 người ghé thăm công trình kỳ vĩ nổi tiếng nước Mỹ.

Khi đến đây, du khách có thể đi thang máy ở bên trong thân đập để tham quan, tìm hiểu cấu trúc nhà máy thủy điện, đường ống lấy nước, thiết bị đo đạc quan trắc của đập…

Mời xem Video

VideoPVD
TheoBaomoi.com


Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.