Những địa điểm nóng nực nhất hành tinh
Chúng ta đang trải qua những ngày được xem là nóng nhất mùa hè. Không chỉ riêng Việt Nam, nhiều nơi khác trên thế giới cũng phải “chịu nhiệt” khi Trái đất đang ngày càng thiếu cây xanh.
Người Thái Lan trong lễ hội té nước Songkran vào giữa tháng 4.
Thung lũng chết ở California, Mỹ: Vào tháng 7 năm 1913, người ta đo được nhiệt độ 56,6 độ C tại Furnace Creek ở thung lũng này. Một số người cho rằng một trận bão cát đã làm cho thiết bị quá nóng, gây ra rối loạn. Tuy nhiên, đây là thị trấn nổi tiếng có thời tiết như thiêu đốt, ghi nhận nhiệt độ kỷ lục gần như hàng năm.
Hỏa Diệm Sơn ở Trung Quốc: Dải địa hỉnh màu đỏ nằm trong sa mạc Taklamakan thường xuyên có nhiệt độ vượt 50 độ C. Được cộng hưởng bởi bức xạ từ đá, nhiệt độ ở đây dường như nóng hơn nhiều. Để sống sót trong cái nóng này, người Trung Quốc mặc áo lụa, hoặc thậm chí dùng vải làm từ sợi tre. Vải từ sợi tre còn được dùng để bọc giường và những đồ vật như ghế xe hơi để cách nhiệt. Ngoài ra, họ tích cực uống nước đậu xanh vốn được cho là hạ nhiệt cơ thể.
Sa mạc Lut ở Iran: Sa mạc này trông như ở một hành tinh khác với những cao nguyên ấn tượng và những lâu đài cát khổng lồ nằm rải rác trên sa mạc. Một trong những khu vực nóng nhất trong Lut được gọi là Gandom Beryan, tiếng Ba Tư có nghĩa là “lúa mì rang”. Người ta cho rằng, ở đây, một số lúa mì bị khô và như được rang dưới ánh nắng mặt trời chỉ trong vài ngày.
Sa mạc Sahara: Đây là sa mạc nóng nhất trên Trái đất, chiếm phần lớn diện tích châu Phi. Đây là nơi có ít mây và nhiệt độ rất khắc nghiệt. Ở những nơi có nước, nước sẽ bay hơi với tốc độ nhanh nhất thế giới. Cát ở khắp nơi và hút nhiệt rất mạnh. Nhiệt độ dưới mặt đất thường vượt 76,6 độ C nên người ta thường dùng những đôi giày đặc biệt để đi lại.
El Azizia, Libya: Thị trấn với khoảng 25.000 người ở tây bắc Libya này được cho là có nhiệt độ nóng nhất được ghi nhận trong nhiều năm cho tới khi nó bị soán ngôi vào năm 2012. Dù sao thì đây cũng là nơi có nhiệt độ rất nóng, cũng như tuyến đường thương mại cổ dẫn tới gần thủ đô Tripoli. Để tránh nóng, người dân thường hoạt động nhiều vào ban đêm, họ làm việc và đi chợ vào những giờ khuya khi bên ngoài dễ chịu hơn.
Sa mạc Sonoran: Sa mạc Sonoran trải dài trên một dải cây xương rồng ở tây nam Hoa Kỳ và bắc Mexico. Đây là một nơi cực kỳ đa dạng về mặt sinh học, thậm chí còn là nơi sinh sống của một quần thể báo đốm quý hiếm. Khu vực khá rộng lớn này là nơi có Phoenix – một thành phố quá nóng nên người dân chỉ cần ở trong nhà trong những tháng mùa hè. Vào tháng 7, nhiệt độ thường vượt 46 độ vào những ngày cao điểm.
Bangkok, Thái Lan: Thủ đô của Bangkok chưa bao giờ lập kỷ lục về nhiệt độ nhưng nó luôn ấm áp quanh năm. Tuy nhiên, khi nhiều thành phố đã mát mẻ hơn vào ban đêm thì dường như Bankok vẫn không hạ nhiệt là bao. Người dân thích chiến đấu với cái nóng bằng việc đi tàu thuyền, uống nước ép trái cây, súng phun nước và những món ăn cay đến mức bạn… quên mất cái nóng.
Thành phố Kuwait, Kuwait: Đây là một trong những nơi nóng nhất Trung Đông và thế giới với dân số hơn 4 triệu người. Nhiệt độ cao nhất vào mùa hè dao động quanh mốc 46 độ C. Cái nóng chiếm phần lớn thời gian trong năm và nó trở nên khắc nghiệt hơn vì có những cơn bão cát thường xảy ra. Thật kỳ lạ, ở đây trời cũng khá lạnh trong mùa đông ngắn ngủi.
Dallol, Ethiopia: Nằm ở vùng xa xôi phía bắc Ethiopia, Dallol là một ngôi làng nhỏ nổi tiếng với việc lập kỷ lục. Đây là điểm nóng nhất thế giới trong suốt cả năm với nhiệt độ trung bình là hơn 41 độ.
Theo The Manual
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét