Rốn Rồng (Long Đỗ) là một tên gọi cũ, không xuất hiện trong văn bản hành chính của vùng đất Hà Nội ngày nay trong lịch sử. Tên gọi này xuất hiện trong thời Bắc thuộc, khi nước ta đang bị nhà Đường đô hộ. Rốn Rồng (Long Đỗ) là một tên gọi cũ, không xuất hiện trong văn bản hành chính của vùng đất Hà Nội ngày nay trong lịch sử. Tên gọi này xuất hiện trong thời Bắc thuộc, khi nước ta đang bị nhà Đường đô hộ. Đại La là một trong những tên gọi của Hà Nội trước năm 1010. Theo đó, Đại La, hay Đại La thành, nguyên là tên vòng thành ngoài cùng bao bọc lấy Kinh Đô. Theo kiến trúc xưa, Kinh Đô thường có "Tam trùng thành quách": trong cùng là Tử Cấm thành (tức bức thành màu đỏ tía) nơi vua và hoàng tộc ở, giữa là Kinh thành và ngoài cùng là Đại La thành. Năm 866 Cao Biền bồi đắp thêm Đại La thành rộng hơn và vững chãi hơn trước. Từ đó, thành này được gọi là thành Đại La. Tên gọi Thăng Long của Hà Nội ngày nay xuất hiện dưới thời vua Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ). Theo nghĩa Hán Việt, Thăng Long có nghĩa là rồng bay lên trời. Thăng Long chính là kinh đô Đại Việt dưới thời Lý, Trần (1010-1397). Năm 1397, khi thủ đô được di chuyển về Thanh Hóa. Thăng Long khi đó có tên gọi là Đông Đô. Sách "Đại Việt sử ký toàn thư" cho biết: "Mùa hạ tháng 4 năm Đinh Sửu (1397) lấy Phó tướng Lê Hán Thương (tức Hồ Hán Thương) coi phủ đô hộ là Đông Đô". Sách "Khâm định Việt sử thông giám cương mục", chú thích: "Đông Đô tức Thăng Long, lúc ấy gọi Thanh Hoá là Tây Đô, Thăng Long là Đông Đô" . Theo sách “Nghìn năm văn hiến Thăng Long”, trải qua hơn 2.000 năm lịch sử, Hà Nội trải qua 9 tên gọi chính thức gồm: Long Đỗ, Tống Bình, Đại La, Thăng Long, Đông Đô, Đông Quan, Đông Kinh, Bắc Thành, Hà Nội; cùng đó là 6 tên gọi không chính thức gồm: Tràng An, Phượng Thành, Long Biên, Long Thành, Hà Thành, Hoàng Diệu. Năm 1831 vua Minh Mạng lập ra tỉnh Hà Nội nằm trong (nội) hai con sông (hà) là sông Hồng và sông Đáy. Theo đó, Hà Nội có nghĩa là phía trong các con sông. Theo số liệu của UBND thành phố Hà Nội, hiện nay, thành phố này có 7 sông chảy qua địa phận, gồm sông Hồng, sông Đuống, sông Đà, sông Nhuệ, sông Cầu, sông Đáy, sông Cà Lồ. Ngoài ra, 3 sông Tô Lịch, Kim Ngưu, sông Tích chảy trong nội thành. Sông Lục Nam không chảy qua Hà Nội, chỉ chảy qua 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Theo thống kê của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch năm 2018, cả nước có 7.966 lễ hội, trong đó 7.039 lễ hội dân gian. Hà Nội là địa phương có nhiều lễ hội nhất với 1.095 lễ hội.
TheoYeugiadinh.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét