Henry Kissinger cảnh báo "Chính quyền Biden"về nguy cơ xung đột quân sự với Tr Cộng
Ông Kissinger nói rằng Chính quyền sắp tới của ông Biden nên nhanh chóng khôi phục các đường dây liên lạc với Trung Quốc nếu không muốn khủng hoảng leo thang thành xung đột quân sự.
Cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger cảnh báo "Chính quyền Biden"về nguy cơ xung đột quân sự với Tr Cộng |
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger cảnh báo "Chính quyền Biden" về nguy cơ xung đột quân sự với Trung Quốc. Ông Kissinger nói rằng Chính quyền sắp tới của ông Biden nên nhanh chóng khôi phục các đường dây liên lạc với Trung Quốc nếu không muốn khủng hoảng leo thang thành xung đột quân sự.
16-11-2020 Áp lực lên ông Joe Biden tăng cao khi Trung Quốc gia nhập hiệp định thương mại...
16-11-2020 Áp lực lên ông Joe Biden tăng cao khi Trung Quốc gia nhập hiệp định thương mại...
14-11-2020 Ông Biden chiến thắng tại Georgia, ông Trump thắng ở Bắc Carolina
13-11-2020 Trung Quốc chúc mừng ông Joe Biden đắc cử Tổng thống Mỹ "Trừ khi có nền móng cho sự hợp tác, thế giới sẽ rơi vào một thảm họa tương đương Thế chiến I", cựu ngoại trưởng Henry Kissinger.
– người góp công lớn cho việc bình thường hóa quan hệ Mỹ - Trung, cho biết. Ông Kissinger cũng nói rằng những công nghệ hiện đại ngày nay có thể khiến một cuộc khủng hoảng trở nên khó kiểm soát hơn rất nhiều so với thời đại trước kia.
"Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng có xu hướng đối đầu và họ tiến hành chính sách ngoại giao của mình theo cách đối đầu. Điều này nguy hiểm bởi khi một cuộc khủng hoảng vượt ra ngoài ngôn từ, nó có thể trở thành xung đột quân sự trên thực tế", ông Kissinger, 97 tuổi, cho biết.
Nhà ngoại giao mở đường cho chuyến công du lịch sử năm 1972 của Tổng thống Richard Nixon tới Trung Quốc nói rằng ông hy vọng mối đe dọa chung từ đại dịch Covid-19 sẽ tạo cơ hội cho các cuộc thảo luận chính trị giữa 2 nước khi ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden, người được cho là đắc cử trong cuộc đua năm 2020, nhậm chức vào ngày 20/1/2021.
Mỹ và Trung Quốc hiện đang duy trì một mối quan hệ căng thẳng xung quanh hàng loạt vấn đề. Tuần trước, Mỹ đã chỉ trích chính sách "một quốc gia, 2 chế độ" mà họ gọi là công cụ để Bắc Kinh điều hướng các mối quan hệ với phương Tây trong suốt 1 thế hệ. Washington cũng áp đặt một loạt các lệnh trừng phạt mới, bao gồm cấm đầu tư vào 31 công ty Trung Quốc mà phía Mỹ cho là được quân đội chống lưng.
Nói về chính sách của Chính quyền Donald Trump, cựu Ngoại trưởng Kissinger cho rằng ông Trump đúng khi nhấn mạnh mối quan ngại sâu sắc của người Mỹ về sự phát triển bất cân bằng của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, ông Kissinger thích cách tiếp cận khác với việc gây áp lực liên tiếp của Tổng thống Trump nhằm vào Trung Quốc.
Sự xói mòn nhanh chóng trong mối quan hệ Mỹ - Trung đồng nghĩa với việc hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiến gần hơn tới một cuộc chiến tranh lạnh mới. Tuy nhiên, vị cựu ngoại trưởng Mỹ cho rằng cả hai nước cần thống nhất quan điểm rằng dù xung đột có leo thang đến mức độ nào, họ cũng sẽ không sử dụng đến xung đột quân sự.
Để đạt được điều đó, Mỹ và Trung Quốc cần tạo ra một cơ chế mà các nhà lãnh đạo hai nước có thể giữ liên lạc với nhau, dù ở cấp cao nhất.
Mối quan hệ với Trung Quốc được dự báo sẽ là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của chính quyền tiếp theo. Ông Biden là người có nhiều thập niên kinh nghiệm đối phó với Trung Quốc. Giọng điệu của ông trong mối quan hệ với Bắc Kinh đã trở nên gay gắt hơn trong quá trình vận động tranh cử. Tuy nhiên, chưa thể xác định chính xác những gì ông Biden theo đuổi khi trở thành Tổng thống Mỹ.
"Mỹ và Trung Quốc chưa bao giờ phải đối đầu với một quốc gia có sức mạnh tương đương. Đây là trải nghiệm đầu tiên. Và chúng ta phải tránh biến nó thành xung đột. Hợp tác là tốt nhất", ông Kissinger cho biết. Vị cựu ngoại trưởng này cũng cho rằng cần thận trọng khi "xây dựng một liên minh các nền dân chủ" để đối đầu Bắc Kinh.
"Tôi nghĩ rằng một liên minh nhằm vào một quốc gia cụ thể là không khôn ngoan nhưng một liên minh để ngăn chặn các mối nguy hiểm là cần thiết", ông Kissinger cho biết.
"Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng có xu hướng đối đầu và họ tiến hành chính sách ngoại giao của mình theo cách đối đầu. Điều này nguy hiểm bởi khi một cuộc khủng hoảng vượt ra ngoài ngôn từ, nó có thể trở thành xung đột quân sự trên thực tế", ông Kissinger, 97 tuổi, cho biết.
Nhà ngoại giao mở đường cho chuyến công du lịch sử năm 1972 của Tổng thống Richard Nixon tới Trung Quốc nói rằng ông hy vọng mối đe dọa chung từ đại dịch Covid-19 sẽ tạo cơ hội cho các cuộc thảo luận chính trị giữa 2 nước khi ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden, người được cho là đắc cử trong cuộc đua năm 2020, nhậm chức vào ngày 20/1/2021.
Mỹ và Trung Quốc hiện đang duy trì một mối quan hệ căng thẳng xung quanh hàng loạt vấn đề. Tuần trước, Mỹ đã chỉ trích chính sách "một quốc gia, 2 chế độ" mà họ gọi là công cụ để Bắc Kinh điều hướng các mối quan hệ với phương Tây trong suốt 1 thế hệ. Washington cũng áp đặt một loạt các lệnh trừng phạt mới, bao gồm cấm đầu tư vào 31 công ty Trung Quốc mà phía Mỹ cho là được quân đội chống lưng.
Nói về chính sách của Chính quyền Donald Trump, cựu Ngoại trưởng Kissinger cho rằng ông Trump đúng khi nhấn mạnh mối quan ngại sâu sắc của người Mỹ về sự phát triển bất cân bằng của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, ông Kissinger thích cách tiếp cận khác với việc gây áp lực liên tiếp của Tổng thống Trump nhằm vào Trung Quốc.
Sự xói mòn nhanh chóng trong mối quan hệ Mỹ - Trung đồng nghĩa với việc hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiến gần hơn tới một cuộc chiến tranh lạnh mới. Tuy nhiên, vị cựu ngoại trưởng Mỹ cho rằng cả hai nước cần thống nhất quan điểm rằng dù xung đột có leo thang đến mức độ nào, họ cũng sẽ không sử dụng đến xung đột quân sự.
Để đạt được điều đó, Mỹ và Trung Quốc cần tạo ra một cơ chế mà các nhà lãnh đạo hai nước có thể giữ liên lạc với nhau, dù ở cấp cao nhất.
Mối quan hệ với Trung Quốc được dự báo sẽ là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của chính quyền tiếp theo. Ông Biden là người có nhiều thập niên kinh nghiệm đối phó với Trung Quốc. Giọng điệu của ông trong mối quan hệ với Bắc Kinh đã trở nên gay gắt hơn trong quá trình vận động tranh cử. Tuy nhiên, chưa thể xác định chính xác những gì ông Biden theo đuổi khi trở thành Tổng thống Mỹ.
"Mỹ và Trung Quốc chưa bao giờ phải đối đầu với một quốc gia có sức mạnh tương đương. Đây là trải nghiệm đầu tiên. Và chúng ta phải tránh biến nó thành xung đột. Hợp tác là tốt nhất", ông Kissinger cho biết. Vị cựu ngoại trưởng này cũng cho rằng cần thận trọng khi "xây dựng một liên minh các nền dân chủ" để đối đầu Bắc Kinh.
"Tôi nghĩ rằng một liên minh nhằm vào một quốc gia cụ thể là không khôn ngoan nhưng một liên minh để ngăn chặn các mối nguy hiểm là cần thiết", ông Kissinger cho biết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét