Trung Quốc bị đối tác thân thiết ở ĐNÁ giáng đòn đau điếng

1:48:00 CH
Trung Quốc bị đối tác thân thiết ở ĐNÁ giáng đòn đau điếng: Chưa hoàn hồn đã nhận cú sốc thứ 2
Trung Quốc bị đối tác thân thiết ở ĐNÁ giáng đòn đau điếng: Chưa hoàn hồn đã nhận cú sốc thứ 2
Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Prayut Chan-ocha đã đề nghị Hải quân Thái Lan cân nhắc việc trì hoãn thỏa thuận mua 2 tàu ngầm từ Trung Quốc. Ảnh: Republic World
Đối tác thân thiết của Trung Quốc ở Đông Nam Á đang giáng những đòn lặng lẽ nhưng mạnh mẽ nhằm vào Bắc Kinh.
Cụ thể, Thái Lan không chỉ quyết định trì hoãn thỏa thuận mua 2 tàu ngầm từ Trung Quốc mà còn gạt sang một bên đề nghị của Bắc Kinh về việc xây dựng kênh đào ở vịnh Bengal. Thay vào đó, Thái Lan muốn tiến hành dự án của riêng mình.

Theo thỏa thuận năm 2015, Thái Lan trở thành một trong những quốc gia đầu tiên mua khí tài hải quân của Trung Quốc và đã thông qua hợp đồng mua 3 tàu ngầm vào năm 2017, chiếc đầu tiên dự kiến được chuyển giao vào năm 2023.

Thỏa thuận mua thêm 2 tàu ngầm nữa đã được Ủy ban quốc hội Thái Lan phê duyệt trong tháng này với giá trị lên tới 723.9 triệu USD. Song, động thái này đã khiến dư luận Thái Lan phẫn nộ trong bối cảnh nước này đang phải đối mặt với tình trạng suy giảm kinh tế.

Trung Quốc bị đối tác thân thiết ở ĐNÁ giáng đòn đau điếng: Chưa hoàn hồn đã nhận cú sốc thứ 2 - Ảnh 1.
Một người Thái Lan giơ mô hình tàu ngầm móp méo bằng kim loại để phản đối chính phủ - Ảnh: REUTERS

"Hải quân Thái Lan sẽ đàm phán với Trung Quốc để trì hoãn [thỏa thuận] thêm 1 năm nữa", ông Anucha Burapachaisri – người phát ngôn của chính phủ Thái Lan cho biết, "Thủ tướng đã ưu tiên cho mối quan tâm của cộng đồng – những người đang lo lắng cho nền kinh tế của đất nước".

Theo bài viết đăng trên tờ EurAsian Times trước đó, dự án kênh đào Kra là nỗ lực của Trung Quốc nhằm giải quyết "vấn đề Malacca" hay còn được biết tới là "Thế tiến thoái lưỡng nan ở Malacca".

"Thế tiến thoái lưỡng nan ở Malacca" đề cập tới nỗi lo sợ của Trung Quốc rằng các cường quốc hải quân sẽ kiểm soát eo biển Malacca và làm gián đoạn các tuyến đường cung ứng quan trọng. Một lượng lớn (hơn 80%) sản lượng nhập khẩu dầu của Trung Quốc hiện nay cần được vận chuyển qua eo biển này.
Kênh đào Thái [tên gọi khác của Kênh đào Kra], với độ dài 120km, là một phần không thể thiếu trong Sáng kiến Con đường Tơ lụa Trên biển của Trung Quốc, và Sáng kiến này lại là một phần quan trọng trong dự án Một vành đai, Một con đường đầy tham vọng của Bắc Kinh.

Bằng cách xây dựng kênh đào Kra, Trung Quốc sẽ có thể tránh đi qua eo biển Malacca, giảm thiểu được cả thời gian và khoảng cách di chuyển.

"Mối lo ngại thực sự nằm ở chỗ Kênh đào Thái sẽ làm suy yếu hơn nữa sự độc lập của các quốc gia Đông Nam Á nghèo như Myanmar và Campuchia – những quốc gia có nền xã hội dân sự tương đối yếu, rất dễ bị Trung Quốc can thiệp. Bên cạnh đó, nó chắc chắn sẽ gây khó khăn cho Thái Lan" – Tờ Foreign Policy viết.

Theo tờ Bloomberg, Thái Lan đang tìm cách xây dựng một tuyến đường bộ có thể nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương để không phải đi qua một trong những tuyến vận tải biển đông đúc nhất thế giới này.

"Eo biển Malacca đã trở nên tắc nghẽn", Bộ trưởng Giao thông Vận tải Thái Lan Saksiam Chidchob cho biết trong một cuộc phỏng vấn, "Việc sử dụng một tuyến đường thay thế đi qua Thái Lan sẽ giúp cắt giảm thời gian vận chuyển được hơn 2 ngày, và điều đó rất có giá trị đối với các doanh nghiệp".


Ông Saksiam cho rằng, đề xuất nạo vét này gây ra ra quá nhiều hủy hoại với môi trường. Hiện chính phủ Thái Lan đã thông qua ngân sách 75 triệu baht (tương đương 2,4 triệu USD) để nghiên cứu xây dựng 2 cảng biển, cũng như 90 triệu baht để khảo sát các tuyến đường cao tốc và đường sắt nồi liền giữa chúng.Theo ông Saksiam, Thái Lan cũng đang có kế hoạch xây dựng 2 cảng biển nước sâu ở hai bên bờ biển phía nam nước này, kết nối chúng bằng các tuyến đường bộ cao tốc và đường sắt. "Cây cầu đất liền" dài 100km sẽ thay thế đề xuất nạo vét kênh đào qua eo đất Kra hiện tại.

Theo EurAsian Times, "sự phản kháng" của Thái Lan đối với Trung Quốc là một dấu hiệu thuận lợi cho Mỹ và Ấn Độ - những phía có thể chống lại chủ nghĩa bành trướng của Bắc Kinh một cách hiệu quả.

Quyết định của Thái Lan khi thay thế đề xuất của Trung Quốc bằng dự án riêng của mình sẽ giúp giải tỏa phần nào mối lo ngại cho New Delhi, trong bối cảnh quốc gia Nam Á đang e sợ sự gia tăng hiện diện của Trung Quốc trên biển.

"Việc gần như không còn đồng minh nào ở Biển Đông được xem là một thất bại địa chính trị khác đối với Trung Quốc



" – EurAsian Times viết.

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.