Ngôi nhà Bá Kiến giá hơn 700 triệu đồng gây xôn xao mạng xã hội
Trải qua nhiều niên đại, đi cùng thăng trầm của lịch sử dân tộc, ngôi nhà hơn 100 năm tuổi của Bá Kiến ở làng Vũ Đại vẫn tồn tại và là điểm tham quan nổi tiếng.
Nếu đã từng đọc qua tác phẩm Chí Phèo, chắc chắn ai cũng sẽ biết đến ngôi nhà của Bá Kiến - nhân vật có thật được tái hiện một cách tài tình qua ngòi bút của nhà văn Nam Cao. Chính ngôi nhà này đã chứng kiến những câu chuyện bí ẩn về các đời chủ nhân cũng như giai đoạn thăng trầm của cả làng Vũ Đại trong lịch sử dân tộc.
Qua nhiều niên đại, ngôi nhà của Bá Kiến khi xưa vẫn được giữ gìn nguyên vẹn, mang vẻ đẹp cổ kính và giá trị tinh thần trong kho tàng văn học Việt Nam.
Ngôi nhà cổ kính của làng Vũ Đại được tái hiện sống động trong văn chương
Hình ảnh căn nhà cổ kính, nhuốm màu thời gian tọa lạc tại Đại Hoàng (xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) hay còn được gọi là làng Vũ Đại. Ngôi nhà này chính là một trong những biểu tượng đặc trưng trong tác phẩm văn chương đặc sắc Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, bên cạnh những hình ảnh tiêu biểu như cá kho làng Vũ Đại, lò gạch cũ,...
Được biết, cụ Cựu Hanh - một lái buôn giàu có khắp vùng đồng bằng sông Hồng chính là người đã xây dựng nên ngôi nhà cổ kính theo kiểu thôn quê Bắc Bộ này. Trên mảnh đất rộng lớn, cụ đã thuê đến hơn 20 người thợ mộc thi công suốt gần 1 năm trời mới hoàn thành.
Sau khi cụ Cựu Hạnh mất, ngôi nhà được trao lại theo kiểu “cha truyền con nối” và đến đời cháu là cụ Trần Duy Cát thì ngôi nhà được gán trả nợ canh bạc cho cụ Trần Huy Bính. Và nhà văn Nam Cao đã xây dựng hình tượng cụ Trần Huy Bính cùng ngôi nhà vào tác phẩm văn chương đặc sắc - Chí Phèo.
Chính lai lịch “đáng gờm” trong văn chương cùng đã khiến ngôi nhà Bá Kiến, làng Vũ Đại khi được nhắc đến và thu hút bình luận sôi nổi của cộng đồng mạng. Không ít người tỏ ra ngưỡng mộ cũng như thể hiện sự trầm trồ trước hình ảnh ngôi nhà cổ kính này được giữ gìn vẹn nguyên theo năm tháng.
Ngôi nhà cổ kính ở làng Vũ Đại bỗng chốc “nổi tiếng” dưới ngòi bút miêu tả tài tình của nhà văn Nam Cao. (Ảnh: ANTĐ )
Trải qua không ít câu chuyện “ba chìm bảy nổi” của 7 đời chủ nhà cùng với những cột mốc thăng trầm trong lịch sử đã khiến ngôi nhà của Bá Kiến làng Vũ Đại trở thành “báu vật”. (Ảnh: Tiền Phong)
Rộng đến khoảng 900m2 và là di sản văn hóa có giá hơn 700 triệu đồng
Được xây dựng với chất liệu làm bằng gỗ lim, trên các văng, kèo, li tô đều được chạm khắc nhiều chữ nho, hình rồng đã khiến ngôi nhà trở nên cổ kính và mang ý nghĩa di sản hơn bao giờ hết. Dù trải qua hơn 100 năm tuổi nhưng mái ngói của ngôi nhà chưa hề được tu sửa lần nào, lại không hề bị dột nát.
Kiến trúc của ngôi nhà vẫn được giữ gìn vẹn nguyên trong suốt hơn 100 năm tồn tại. (Ảnh: ANTĐ )
Tọa lạc trên mảnh đất đến gần 900m2 lại còn mang giá trị văn hóa như thế đã khiến ngôi nhà này trở nên “độc nhất vô nhị”. Tháng 11/2007, ngành Văn Hóa - Thông tin tỉnh Hà Nam đã quyết định mua lại căn nhà này với giá 700 triệu đồng từ gia đình ông Trần Hữu Hòa - cháu của cụ Cai Hậu - người đã mua lại từ con trai cụ Trần Huy Bính.
Vẻ đẹp cổ kính cùng với ý nghĩa văn học đặc biệt đã khiến ngôi nhà trở thành di sản văn hóa nổi tiếng tại làng Vũ Đại. (Ảnh: CAND )
Sau khi được thu mua, ngôi nhà có lai lịch “không nhỏ” này đã được UBND xã Hòa Hậu phụ trách trông coi và mở cửa đón tiếp du khách đến tìm hiểu, tham quan.
Cộng đồng mạng xôn xao bàn luận
Trước những hình ảnh cổ kính lại mang giá trị di sản của ngôi nhà Bá Kiến, làng Vũ Đại, có không ít cư dân mạng để lại những bình luận xôn xao. Những câu chuyện bí ẩn, chìm nổi về các đời chủ nhân lại thêm việc trải qua hơn 100 năm thăng trầm của lịch sử mà vẫn giữ được khối kiến trúc đặc sắc thế này đã khiến ngôi nhà của Bá Kiến, làng Vũ Đại được nhiều người bàn tán và thể hiện sự ngưỡng mộ.
Đa số đều khen ngợi trước phong cách và sử dụng vật liệu xây dựng vô cùng kiên cố để mãi hơn 100 năm sau, hậu thế vẫn có cơ hội được chiêm ngưỡng một tuyệt tác được thể hiện sống động trong văn học Việt Nam.- Nhìn bình thường nhưng mang giá trị không tầm thường chút nào. - Cá kho làng Vũ Đại, cái lò gạch cũ, căn nhà của Bá Kiến,... đều là những biểu tượng đáng được gìn giữ
- Ước được một lần tham quan nhà Bá Kiến để nhớ về kỷ niệm thời đi học “quằn quại” với Chí Phèo.
Nguồn : https://www.yan.vn/ngoi-nha-ba-kien-gia-hon-700-trieu-dong-gay-xon-xao-mang-xa-hoi-230734.html
- Toàn gỗ lim lại còn chạm khắc tinh xảo, mái ngói thì đạt chuẩn không sợ mưa gió thế này, hơn 700 triệu là phải.
Cư dân mạng xôn xao bình luận về căn nhà Bá Kiến, hơn 100 tuổi tại làng Vũ Đại. (Ảnh chụp màn hình)
Cư dân mạng xôn xao bình luận về căn nhà Bá Kiến, hơn 100 tuổi tại làng Vũ Đại. (Ảnh chụp màn hình)
Cư dân mạng xôn xao bình luận về căn nhà Bá Kiến, hơn 100 tuổi tại làng Vũ Đại. (Ảnh chụp màn hình)
>> Xem thêm: Khám phá không gian sống sử dụng vật liệu tái chế đẹp đến bất ngờ
Với việc trải qua hơn 100 năm tuổi cùng với việc giữ gìn vẹn nguyên kiến trúc trong suốt ngần ấy thời gian đã khiến căn nhà cổ kính của Bá Kiến, làng Vũ Đại được xây dựng trong tác phẩm văn chương Chí Phèo trở thành “báu vật”. Mỗi năm, ngôi nhà này đón tiếp không ít lượt khách du lịch gần xa đến tham quan và chiêm nghiệm, nghiên cứu thậm chí là hoài niệm về tác phẩm Chí Phèo. Hàng loạt câu chuyện bí ẩn xung quanh ngôi nhà này đã thu hút sự quan tâm từ đông đảo cư dân mạng và khiến nhiều người xôn xao bàn luận mỗi khi nhắc đến.
Thông tin từ: Công An Nhân Dân, An Ninh Thủ Đô
Nhìn tưởng bình thường nhưng kiến trúc bên trong căn nhà 3m có thể nói xứng danh "kiệt tác"
Với cánh cổng nhà bình thường thậm chí có vẻ khá lụp xụp đã khiến nhiều người liên tưởng đến một ngôi nhà khá bình thường thậm chí còn "lọt thỏm" giữa những căn khanh trang bên cạnh khác.
Thế nhưng, đằng sau cánh cửa trông có vẻ bình thường ấy lại là những tạo hình kiến trúc ấn tượng.
Tuy chỉ khiêm tốn với chiều ngang nhưng căn nhà lại sở hữu phần chiều dài vô tận và được chủ nhân trưng dụng với nhiều thiết kế khá độc đáo.
Phía bên trong căn nhà được thiết kế tận dụng ánh sáng thiên nhiên với những vật dụng nội thất mang màu sắc hài hoà và đầy tiện ích.
Mỗi một ngóc ngách trong căn nhà đều được thiết kế ấn tượng, thu hút sự chú ý và bàn tán từ đông đảo cư dân mạng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét