Vì sao con người mê mẩn thuyết âm mưu?

2:52:00 CH




Vào năm 331 trước Công Nguyên, có điều không ổn xảy ra với Thành Rome. Khắp thành phố, hàng loạt những người đàn ông xuất sắc đều ngã bệnh, và tất cả bọn họ đều đang chết dần. Tổn thất ghê gớm, mọi người hoảng loạn.

Và rồi ngày nọ, một nữ nô lệ tiến lại gần một vị quan tòa và nói nàng biết lý do vì sao.

Nàng dẫn quan quân đến vài căn ngôi nhà, nơi cô nói họ sẽ tìm ra một nhóm các phụ nữ thuộc tầng lớp thượng lưu đang bí mật điều chế độc dược.

Họ tìm ra thật.

Các nghi phạm bị giải ra giữa quảng trường trung tâm, được yêu cầu chứng minh bản thân vô tội. Vì họ cho rằng họ điều chế là để làm thuốc chữa bệnh, vậy họ có dám uống không?

Lạy trời, hai nghi phạm bị ép uống - và lập tức ngã ra chết.

Sau đó, nhiều cuộc bắt bớ trên diện rộng xảy ra; có thêm 170 phụ nữ nữa bị cho là có dính líu đến.

Đây là vụ gây phẫn nộ cực lớn. Sau đó, người dân thành Rome bầu một viên quan để tiến hành nghi lễ xua đuổi tà ma, nghi thức trước đây thường được viện tới như giải pháp cuối cùng sau một vụ náo động dữ dội trong dân chúng.

Hay, ít nhất, đó là phiên bản câu chuyện về sự việc được nhà sử học đáng kính Livy ghi lại trong tâm thế đầy trách nhiệm.

Ông ra đời vài trăm năm sau sự kiện đó. Nhưng ông không tin rằng những phụ nữ là thủ phạm, và cả các chuyên gia thời hiện đại cũng không tin điều này.

Livy chỉ ra một nguyên nhân có lý hơn nhiều: đó là dịch bệnh đã xảy ra.

Thời đó, thành phố bị bủa vây bởi những dịch bệnh không ai rõ là gì - đây là nguyên nhân phổ biến gây chết người thời cổ đại.

Mặt khác, đầu độc hàng loạt lại là nguyên nhân chưa từng nghe đến. Vụ án mà Livy viết về là vụ đầu tiên kiểu này, và toàn bộ sự việc đã khiến cư dân Thành Rome cảm thấy rất lạ lùng.

Trong thực tế, có lẽ những phụ nữ đó thực sự đang điều chế thuốc - và phần còn lại của câu chuyện đã bị thêm mắm dặm muối hoặc hoàn toàn bịa đặt.

Vụ đầu độc nổi tiếng vào năm 331 trước Công Nguyên được cho là thuyết âm mưu nhằm giải thích cho những cái chết có nguyên nhân rõ rành rành từ thời đó.

Thuyết âm mưu thời hiện đại

Giữa thời đại dịch hiện tại, kịch bản này giống nhau đến kinh ngạc.

Từ đầu tháng Tư, ít nhất 77 cột thu phát sóng điện thoại và 40 kỹ sư bị tấn công ở Anh Quốc, sau khi một số người tin vào ý tưởng sai lệch là Covid-19 bằng cách nào đó lây lan qua công nghệ viễn thông toàn cầu.

Giờ đây, tin đồn đã lan tới Mỹ, nơi người ta lo ngại sẽ dẫn đến thêm nhiều vụ bạo lực. Một lần nữa, lý lẽ bị đẩy ra ngoài lề, thay cho cách giải thích nông cạn tin rằng căn bệnh liên quan đến một kịch bản bí mật đầy hiểm hóc.

Câu hỏi là, tại sao những câu chuyện như thế lại phát sinh?

Từ kẻ thống trị vốn là loài bò sát xâm lăng đến từ ngoài hành tinh, cho đến cá mập tấn công theo sắp đặt của điệp viên, cho đến những vụ lừa tinh vi trị giá hàng tỉ đô la, đủ kiểu thuyết âm mưu đang tồn tại cực kỳ kỳ quái; mà lý do khiến một số thuyết âm mưu trỗi dậy, trong khi số khác biến mất không còn dấu vết - có lẽ hầu như là ngẫu nhiên.

Thậm chí còn có cả thuyết âm mưu theo đó giải thích thuyết âm mưu được chế biến ra sao (để theo đúng chuẩn công thức chế thuyết âm mưu, CIA cũng bị cáo buộc có liên quan).

Nhưng có những mô thức ẩn sau sự kỳ lạ của chúng.

Ý tưởng gần đây nhất cho rằng thuyết âm mưu được gạn lọc theo cách gần giống với chọn lọc tự nhiên, cho phép những thuyết âm mưu có một số đặc tính có thể lan truyền nhanh trong xã hội - trong khi một số khác lại nằm chết dí đâu đó trên internet.

Vậy điều gì khiến thuyết âm mưu hấp dẫn với đám đông? Và liệu có gì mà chúng có thể dạy ta về vấn đề ta phải đối mặt - và làm sao để sửa chữa chúng?

Thủ phạm đầy tính thuyết phục

Đầu tiên, những thuyết âm mưu thành công là những thuyết luôn có kẻ thích hợp để vào vai ác.

Trong suốt lịch sử, rất nhiều thuyết âm mưu được chấp nhận rộng rãi đều đổ lỗi về những sự vụ, vấn đề khó khăn lên những người mà đa số dân chúng đều đồng tình coi là kẻ xấu.

Theo một khảo sát từ Victoria Pagan, nhà lịch sử cổ điển tại Đại học Chicago, thuyết âm mưu về chuyện đầu độc ở Thành Rome có vẻ như một phần xuất phát từ cách nó mô tả phụ nữ thuộc tầng lớp thượng lưu và nô lệ, đó là những người mà đàn ông thuộc giới tinh hoa cảm thấy có thể đe dọa họ.

Mặc dù nền văn minh La Mã lệ thuộc rất nhiều vào việc bóc lột hai nhóm người này, nhưng đàn ông vẫn thường xuyên lo lắng người lệ thuộc vào họ sẽ trở mặt.

Phụ nữ thuộc tầng lớp thượng lưu thường bị nhìn bằng ánh mắt ngờ vực, và thường bị mô tả là bí mật và nguy hiểm.

Mặt khác, giới nô lệ từng được biết đến là đã có lúc ra tay sát hại chủ nhân, và vì vậy người ta có tâm trạng hoang tưởng rằng đôi khi nô lệ có thể làm gián điệp, do đó không đáng tin.

Tóm lại, một thuyết âm mưu về nhóm phụ nữ giết người bị nô lệ phản bội là câu chuyện lý tưởng - nó sẽ luôn hấp dẫn hơn sự thật.

Sự lo lắng của đám đông

Trong khi đó, trong thế giới hiện đại, không phải ngẫu nhiên mà những thuyết âm mưu nổi tiếng thường liên quan đến chủ đề như đời sống ngoài hành tinh, những nhóm thiểu số tôn giáo, tầng lớp tinh hoa đầy quyền lực, quốc gia đối lập, công nghệ kỳ bí và việc hủy diệt môi trường.

"Khắp thế giới, nói chung mọi người tin theo những thuyết liên quan đến các sự kiện lịch sử và văn hóa từng xảy ra ở những nơi đặc thù," Karen Douglas, nhà tâm lý xã hội tại Đại học Kent giải thích.

Mỗi xã hội có những lo lắng và ám ảnh riêng - và thuyết âm mưu thành công thường đụng đến những vấn đề đó.

Ví dụ như ở Romania, nơi rất nhiều phụ nữ từ chối không cho con gái họ tiêm ngừa vaccine HPV, virus này gây ra đến 99% số ca ung thư cổ tử cung.



Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption 
Thuyết âm mưu thành công thường đánh trúng vào sự ám ảnh và hoang mang của xã hội đó

Vào năm 2008, năm đầu tiên mà loại vaccine này được đưa ra - chỉ có 2,5% phụ nữ Romania đủ tiêu chuẩn tiêm ngừa. Tỷ lệ rất thấp, chương trình tiêm chủng trường học cuối cùng phải hủy bỏ.

Điều này rõ ràng là đáng ngạc nhiên nếu bạn tính đến những nơi khác ở Châu u, nơi mũi ngừa HPV cực kỳ phổ biến với số người tiêm lên đến khoảng 80% hoặc cao hơn, và thực tế là Romania có tỷ lệ tử vong cao nhất vì ung thư cổ tử cung ở Châu u trong suốt thời gian dài.

Có nhiều lý do khiến các bà mẹ Romania nghi ngờ vaccine, nhưng nghiên cứu cho thấy một trong những lý do là có rất nhiều thuyết âm mưu về động cơ thực sự khi người ta cung cấp loại vaccine này, trong đó có cả thuyết cho rằng đây là nỗ lực kiểm soát dân số thế giới bằng cách khiến phụ nữ vô sinh và đây là thử nghiệm y học của ngành công nghiệp dược phẩm - dù rằng chẳng có bất cứ bằng chứng nào cho lý lẽ này.

Những thuyết này, có lẽ đã được sinh ra từ lịch sử của Romania, vốn từng có tình trạng can thiệp vào sự sinh sản của phụ nữ, cùng với sự mất niềm tin của công chúng vào hệ thống chăm sóc sức khỏe: ở đây tình trạng bệnh nhân phải đút lót cho nhân viên y tế vẫn còn phổ biến, dù chỉ là săn sóc cơ bản, và rất nhiều phụ nữ trong nghiên cứu cho biết họ nghi ngờ vì sao chương trình tiêm chủng này lại miễn phí.

Trong một số trường hợp, người ta cho rằng những lo lắng như vậy vẫn ngủ yên trong tâm trí ta, cho đến khi có sự kiện nào đó xảy ra - như thay đổi về mặt chính trị - kích thích chúng thức tỉnh. Điều này có thể khiến chúng làm niềm tin của đám đông hướng về thuyết âm mưu.

Những thuyết âm mưu về chủ nghĩa bài Do Thái - chẳng hạn như ý tưởng cho rằng người Do Thái rất quyền lực và có nhúng tay vào những kịch bản đen tối bí mật - đã từng xuất hiện trong thời gian xảy ra căng thẳng xã hội, như khi xảy ra tình trạng thất nghiệp.

Lý do, có lẽ là vì những thuyết này khiến người ta có thể đổ lỗi cho thứ có thể là hệ quả từ hàng loạt các tình huống xã hội và kinh tế phức tạp, thay vì phải tìm ra một con dê tế thần đơn lẻ.

Chủ nghĩa bộ lạc

Điều này phù hợp với nguyên tố phổ biến khác với những thuyết âm mưu nổi tiếng - đó là chúng khiến ta cảm thấy nhóm xã hội của mình tốt, thường là bằng cách hạ bệ những nhóm mà ta coi là đối thủ.

"Đó có thể là nhóm quốc gia của bạn, nhóm giới tính của bạn hay bất cứ thứ gì," Douglas nói. "Có một số bằng chứng cho thấy mọi người thường thích những thuyết âm mưu thỏa mãn cách nhìn định kiến của họ."

Bằng cách nhấn mạnh sự khác biệt giữa yếu tố "trong nhóm" và "ngoài nhóm", thuyết âm mưu có thể dẫn đến sự gắn kết xã hội chặt chẽ hơn - và đem lại cảm giác được bảo vệ chống lại khỏi những người khiến họ thấy bị đe dọa. Vì vậy, thuyết âm mưu thường dễ lan tỏa trong những nhóm người có cùng xung đột.

Bất an

"Cũng có một số nghiên cứu cho thấy mọi người trở nên tin vào thuyết âm mưu hơn khi họ phải đối mặt với tình huống khủng hoảng," Douglas nói.

Ý tưởng cho rằng mạng viễn thông 5G và các mạng điện thoại di động có tác động xấu đến sức khỏe con người đã xuất hiện từ nhiều năm trước - từ khi công nghệ này được sử dụng rộng rãi, khoảng 30 năm trước.

Ban đầu, công nghệ này bị cáo buộc sai lệch là gây ra bệnh tự kỷ, vô sinh và ung thư, cùng nhiều bệnh khác - nhưng nói chung chúng nằm trong nhóm những người theo thuyết âm mưu cực đoan nhất.

Sự xuất hiện của virus corona mới bí ẩn vào 12/2019 đã tạo ra sân khấu mới cho ý tưởng có từ lâu này.

Vào ngày 22/1, khi virus mới chỉ lây nhiễm cho 314 người, với sáu người chết, một bài báo được đăng đã thay đổi mọi thứ.

Đó là cuộc phỏng vấn với một bác sĩ gia đình chẳng có tên tuổi gì đăng trên báo ở Bỉ, với tựa bài "Mạng 5G chết người, và không ai biết điều đó". Quan trọng là, bài báo liên hệ sự nguy hiểm của mạng 5G với virus corona mới mặc dù không hề có bằng chứng nào cho ý tưởng này. Và thế thôi.

"Thuyết âm mưu có xu hướng xuất hiện khá nhanh khi một điều gì đó quan trọng xảy ra," Douglas cho biết. "Chúng thình lình xuất hiện khi có một khủng hoảng hay xung đột gì đó mà mọi người thực sự muốn giải thích và muốn có câu trả lời."

Bà chỉ ra rằng đợt cháy rừng vừa rồi ở Úc cũng gây ra một hoạt các thuyết âm mưu ăn theo trào lưu.

Thuyết về mạng 5G được gọi là "cocktail âm mưu", vì nó gom vào nhiều nỗi sợ lớn nhất của loài người, trộn lẫn với nhau thành một hỗn hợp khoái khẩu ngon lành.

Tương tự như nỗi sợ có từ lâu đời với cái mới hay công nghệ vô hình, vốn làm lan tràn rất nhiều thuyết âm mưu nổi tiếng khác, nó cũng chạm vào sự lo âu thẳm sâu về sự trỗi dậy của Trung Quốc để trở thành siêu cường quốc toàn cầu.

Một lý do khác khiến thuyết âm mưu 5G có thể hấp dẫn hơn sự thật, đó là vì nó là một câu chuyện.

Chuyện cổ tích, truyền thuyết, giai thoại hay tin đồn là cách giúp não ta hiểu về thế giới, đây là cách có từ hàng chục ngàn năm trước, và người ta cho rằng đó là điều khiến ta là con người.

Trong thời khủng hoảng, có thể ta chọn thuyết âm mưu vì ta thấy chúng giúp mình vững dạ.

Thuyết âm mưu có đầy đủ các yếu tố của một câu chuyện hay - kẻ ác kinh hoàng, cốt truyện sáng tạo, và bài học đạo đức.

Vì điều này, một thuyết âm mưu được xây dựng tốt có thể nắm bắt được sự tưởng tượng của công chúng rất tốt, khiến cách mô tả sự việc như "loại virus xuất hiện hoàn toàn bất ngờ và vô cớ giết hàng ngàn người" có thể không cạnh tranh nổi với thuyết âm mưu.

Một số nhà tâm lý đã so sánh thuyết âm mưu với niềm tin tôn giáo, theo cách giúp ta cảm thấy có thể kiểm soát tình hình, bằng cách chọn những sự kiện ngẫu nhiên, không đoán trước được và bằng cách nào đó khiến chúng có vẻ như được định sẵn hay do bàn tay con người gây ra.

Một số khác đi xa tới mức cho rằng đây chính là lý do vì sao chúng được chấp nhận: trong nội dung câu chuyện, trong mạch truyện và các lý do phát sinh, các thuyết này gần giống với những đức tin in hằn trong nhiều tôn giáo có tổ chức.

Một số người tin vào thuyết âm mưu đến mức thậm chí họ có thể đánh đổi cả mạng sống của bản thân để chứng minh thuyết đó là đúng.

Khoảng trống thông tin

Tương tự, những thuyết âm mưu hàng đầu thường thể hiện một số bí ẩn hay nhập nhằng, từ những vụ rơi máy bay không thể giải thích, đến cái chết bất ngờ của nhân vật nổi tiếng nào đó.

Khi nhà chức trách cũng không thể hoặc không cung cấp thêm thông tin, những khoảng trống tri thức này cộng với sự bất tín trong công chúng sẽ đẩy cộng đồng ngã vào tay của những kẻ tuyên bố rằng họ có câu trả lời.

Điều này cộng với thực tế là khoa học, các yêu cầu với chính phủ và các hình thức thu thập thông tin chính thức khác có thể cực kỳ chậm chạp, và vì vậy để lại khoảng trống tạm thời, khiến các nguồn tin khác có thể trở thành đáng tin.

Sau khi nhà khoa học mất uy tín Andrew Wakefield tuyên bố sai lệch là vaccine MMR có thể gây bệnh tự kỷ vào thập niên 1990, người ta đã phải tốn hàng chục năm nghiên cứu để khẳng định rằng tuyên bố này hoàn toàn không có căn cứ khoa học - trong khi đó, thuyết âm mưu đã có đủ thời gian để gây ra thiệt hại nghiêm trọng.

Càng ngày càng hợp lý

Cuối cùng, thuyết âm mưu có thể phổ biến đến mức chúng bước vào giai đoạn chu kỳ phản hồi tích cực, nghĩa là khi chúng càng được bàn luận nhiều, thì chúng càng có vẻ hợp lý.

Chẳng hạn, một phân tích về các nội dung trên Twitter đề cập đến mạng 5G và Covid-19 cho thấy chỉ có khoảng 34,8% nội dung gợi ý rằng hai thứ này có liên hệ với nhau, trong khi đa số hoặc là lên án thuyết này hoặc chẳng thể hiện ý kiến gì.

Thật không may là cho dù người dùng Twitter có coi ý tưởng đó là trò đùa hay cố gắng giải thích rằng thuyết này là sai lệch, thì họ cũng đang góp phần làm cho nó được biết đến nhiều hơn.

Thật vậy, sự ra đời của mạng xã hội và sự trỗi dậy của công nghệ mới đã trở thành khoảnh khắc quan trọng trong lịch sử thuyết âm mưu.

"Dĩ nhiên, bạn sẽ thấy ở một số quốc gia thì có nhiều thuyết âm mưu mang tính địa phương vùng miền mà người ở nơi khác thậm chí không hề biết đến," Douglas giải thích. "Nhưng cách chúng ta giao tiếp với mọi người và cách ta hấp thụ thông tin thời nay thì mang tính toàn cầu hóa hơn nhiều so với trước đây, cho nên có những thuyết âm mưu trở nên cực kỳ, cực kỳ nổi tiếng khắp thế giới."

Một số thuyết âm mưu, chẳng hạn như những thuyết cho rằng một số nhóm người độc quyền đang vận hành thế giới trong bí mật, giờ đây xuất hiện ở khắp nơi, bà nói.

Bản quyền hình ảnh Reuters Image caption Khi chính trị trở nên phân hóa hơn, một số chuyên gia cho rằng nó khiến thuyết âm mưu dễ chiếm vị trí hơn

Động cơ kín đáo

Khi xã hội thay đổi, thuyết âm mưu cũng thay đổi theo - và Russell Muirhead, nhà khoa học chính trị làm việc tại Trường Đại học Darthmouth, bang New Hampshire, quan ngại về cách chúng chuyển biến.

"Thuyết âm mưu, về mặt truyền thống mà nói, thì thường do những nhóm người bên lề loan ra - chúng hầu như là vũ khí của những người yếm thế, được dùng với mục đích để kiểm soát những kẻ quyền lực," ông nói.
"Nhưng giờ đây những thuyết âm mưu mới lại đến trực tiếp từ những kẻ quyền lực, và điều này thực sự khác thường."

Từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu, nhiều lãnh đạo trên thế giới đã tuyên bố công khai ủng hộ một số thuyết âm mưu liên quan, vốn thường phù hợp với động cơ riêng của họ một cách đáng kinh ngạc.

Chẳng hạn, Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây cho rằng ông thấy có bằng chứng là virus corona bắt nguồn từ phòng thí nghiệm Trung Quốc, trong khi chính các cơ quan tình báo của ông thì nnói không hề có bằng chứng nào cho thấy điều đó.

Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro lại tuyên bố theo kiểu khác - cho rằng đại dịch là do vũ khí sinh học do Trung Quốc tung ra (nhưng cũng lại chẳng có bằng chứng nào cả).

Muirhead cho rằng chúng ta đang bị thao túng bởi chính vũ khí của mình. "Các chính tri gia nỗ lực xóa sạch bằng chứng và thông tin và biến thế giới thành thứ gì đó có lợi cho mục đích của họ."

Mọi chuyện càng trầm trọng thêm khi nhiều quốc gia, chẳng hạn như Hoa Kỳ, đang trải qua mức độ phân cực chính trị lớn chưa từng có. "Đó là động cơ khiến những thuyết âm mưu mới xuất hiện," Muirhead nói.

Ông lấy ví dụ về "Pizzagate", là thuyết âm mưu đã bị chỉ trích và không ai tin nữa, theo đó cho rằng giám đốc chiến dịch tranh cử của cựu ứng cử viên tổng thống Mỹ Hillary Clinton có liên quan đến một đường dây xâm hại trẻ em trong tầng hầm một nhà hàng pizza.

Dù hoàn toàn là chuyện bịa đặt, câu chuyện này lại cực kỳ được ủng hộ rộng rãi vào năm 2016, mà đỉnh điểm là một người đàn ông đã nổ súng bên trong nhà hàng đó.

"Thuyết âm mưu này không giải thích gì về thế giới cả," Muirhead nói. "Những gì nó tạo ra chỉ là tô vẽ ra Hillary Clinton như một người không chỉ kém hấp dẫn hơn đối thủ cạnh tranh, mà còn là một dạng người còn tồi tệ hơn bọn Phát xít."

Trong cuốn sách "Rất Nhiều Người Đang Nói" mà MUirhead là đồng tác giả với nhà khoa học chính trị Nancy Rosenblum từ Đại học Havard, ông giới thiệu làn sóng thứ hai trong thế giới thuyết âm mưu: âm mưu không cần đến thuyết."

"Ngoài chuyện không có em nhỏ nào bị giữ ở nhà hàng pizza đó mà ở đó thậm chí còn chẳng có tầng hầm," Muirhead nói. "Điều khiến chúng tôi ngạc nhiên là cách kể chuyện này hoàn toàn bịa đặt, từ đầu đến cuối."

Ông giải thích rằng thông thường thì thuyết âm mưu sẽ bắt đầu với hạt nhân là sự thật - đó sẽ là một sự kiện nào đó trong thế giới thực mà người ta dễ dàng nhìn thấy nhưng lại khó hiểu, ví dụ như cuộc ám sát hay tấn công - và từ đó xây câu chuyện trên nềng tảng đó. Nhưng thế hệ mới nhất của thuyết âm mưu thì bỏ qua luôn bước đầu tiên này và có vẻ vẫn thành công dù rõ ràng các thuyết này là sai lệch.

"Tôi lo rằng người bình thường cố gắng hiểu thế giới giờ đây sẽ cảm thấy rất mất phương hướng khi họ cố gắng định vị giữa trận bão tuyết mù trời của chuyện dối trá và bịa đặt trong thuyết âm mưu," Muirhead nói.

Bản quyền hình ảnh Reuters Image caption Thuyết âm mưu "Pizzagate" đã được ủng hộ rộng rãi trong năm 2016, dù hoàn toàn bịa đặt

Vậy ta có thể làm gì?

"Ta không thể tấn công từng thuyết âm mưu hết cái này đến cái khác," Muirhead nói.

Theo quan điểm của ông, một phần của vấn đề nằm ở chỗ mọi người dần mất niềm tin vào giới chuyên gia, chính phủ và những tổ chức quyền lực.

Để sửa chữa hệ thống, ông đề nghị ta cần phải chính danh hóa lại nền dân chủ - cải cách chính phủ và tập huấn lại các cơ quan, tổ chức.

"Ở Mỹ, điều này đã được thực hiện vào những thập niên đầu Thế kỷ 20. Quốc gia này cải tạo chính phủ cho thế hệ mới, và dẫn dắt nhiều cải cách cấp tiến, và dẫn đến quyền đi bầu cử của phụ nữ."

Mặt khác, Douglas cho rằng cần thêm nhiều nghiên cứu nữa. "Tôi cho rằng hiểu thuyết âm mưu đến từ đâu và bằng cách nào chúng có thể lan tỏa là điều cực kỳ, cực kỳ quan trọng, vì có những bằng chứng mạnh mẽ cho thấy tin vào chúng sẽ gây ra những kệ quả nghiêm trọng."

Ví dụ, bà giải thích có rất ít nghiên cứu tìm hiểu vì sao một số thuyết tồn tại cực kỳ lâu, ví dụ như những người tin rằng Trái Đất là bằng phẳng, thuyết tin vào hội ký Illuminati, hay thuyết âm mưu về chuyện đáp xuống Mặt Trăng, trong khi một số câu chuyện khác nhanh chóng chết yểu, dù đây là một nội dung mà bà bắt đầu tìm hiểu.

Trong thực tế, dù đã có nhiều thập niên nghiên cứu và khiến công chúng không ngừng mê mẩn, vẫn còn rất nhiều câu hỏi không lời đáp trong lĩnh vực này.

"Tôi nghĩ nhiều nhà nghiên cứu đồng thuận rằng ta đang sống trong thời đại của thuyết âm mưu, nhưng một lần nữa, chẳng có bằng chứng thật nào cho thấy điều đó," Douglas nhận định.

Biết đâu đây có thể là thuyết âm mưu kế tiếp…

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.

https://www.bbc.com/A

Vì sao con người mê mẩn thuyết âm mưu?

What we can learn from conspiracy theories

Zaria Gorvett BBC Future


From political upheavals to anxieties about sex, technology and women, it turns out conspiracy theories can tell us a lot about what’s going on in our societies – and how to fix them.

https://www.bbc.com/future/article/20200522-what-we-can-learn-from-conspiracy-theories



Bản quyền hình ảnh EPA

Vào năm 331 trước Công Nguyên, có điều không ổn xảy ra với Thành Rome. Khắp thành phố, hàng loạt những người đàn ông xuất sắc đều ngã bệnh, và tất cả bọn họ đều đang chết dần. Tổn thất ghê gớm, mọi người hoảng loạn.

Và rồi ngày nọ, một nữ nô lệ tiến lại gần một vị quan tòa và nói nàng biết lý do vì sao.

Nàng dẫn quan quân đến vài căn ngôi nhà, nơi cô nói họ sẽ tìm ra một nhóm các phụ nữ thuộc tầng lớp thượng lưu đang bí mật điều chế độc dược.

Họ tìm ra thật.

Các nghi phạm bị giải ra giữa quảng trường trung tâm, được yêu cầu chứng minh bản thân vô tội. Vì họ cho rằng họ điều chế là để làm thuốc chữa bệnh, vậy họ có dám uống không?

Lạy trời, hai nghi phạm bị ép uống - và lập tức ngã ra chết.

Sau đó, nhiều cuộc bắt bớ trên diện rộng xảy ra; có thêm 170 phụ nữ nữa bị cho là có dính líu đến.

Đây là vụ gây phẫn nộ cực lớn. Sau đó, người dân thành Rome bầu một viên quan để tiến hành nghi lễ xua đuổi tà ma, nghi thức trước đây thường được viện tới như giải pháp cuối cùng sau một vụ náo động dữ dội trong dân chúng.

Hay, ít nhất, đó là phiên bản câu chuyện về sự việc được nhà sử học đáng kính Livy ghi lại trong tâm thế đầy trách nhiệm.

Ông ra đời vài trăm năm sau sự kiện đó. Nhưng ông không tin rằng những phụ nữ là thủ phạm, và cả các chuyên gia thời hiện đại cũng không tin điều này.

Livy chỉ ra một nguyên nhân có lý hơn nhiều: đó là dịch bệnh đã xảy ra.

Thời đó, thành phố bị bủa vây bởi những dịch bệnh không ai rõ là gì - đây là nguyên nhân phổ biến gây chết người thời cổ đại.

Mặt khác, đầu độc hàng loạt lại là nguyên nhân chưa từng nghe đến. Vụ án mà Livy viết về là vụ đầu tiên kiểu này, và toàn bộ sự việc đã khiến cư dân Thành Rome cảm thấy rất lạ lùng.

Trong thực tế, có lẽ những phụ nữ đó thực sự đang điều chế thuốc - và phần còn lại của câu chuyện đã bị thêm mắm dặm muối hoặc hoàn toàn bịa đặt.

Vụ đầu độc nổi tiếng vào năm 331 trước Công Nguyên được cho là thuyết âm mưu nhằm giải thích cho những cái chết có nguyên nhân rõ rành rành từ thời đó.

Thuyết âm mưu thời hiện đại

Giữa thời đại dịch hiện tại, kịch bản này giống nhau đến kinh ngạc.
Từ đầu tháng Tư, ít nhất 77 cột thu phát sóng điện thoại và 40 kỹ sư bị tấn công ở Anh Quốc, sau khi một số người tin vào ý tưởng sai lệch là Covid-19 bằng cách nào đó lây lan qua công nghệ viễn thông toàn cầu.

Giờ đây, tin đồn đã lan tới Mỹ, nơi người ta lo ngại sẽ dẫn đến thêm nhiều vụ bạo lực. Một lần nữa, lý lẽ bị đẩy ra ngoài lề, thay cho cách giải thích nông cạn tin rằng căn bệnh liên quan đến một kịch bản bí mật đầy hiểm hóc.

Câu hỏi là, tại sao những câu chuyện như thế lại phát sinh?
Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Người La Mã cổ đại luôn nghi ngờ các nô lệ và những phụ nữ thượng lưu

Từ kẻ thống trị vốn là loài bò sát xâm lăng đến từ ngoài hành tinh, cho đến cá mập tấn công theo sắp đặt của điệp viên, cho đến những vụ lừa tinh vi trị giá hàng tỉ đô la, đủ kiểu thuyết âm mưu đang tồn tại cực kỳ kỳ quái; mà lý do khiến một số thuyết âm mưu trỗi dậy, trong khi số khác biến mất không còn dấu vết - có lẽ hầu như là ngẫu nhiên.

Thậm chí còn có cả thuyết âm mưu theo đó giải thích thuyết âm mưu được chế biến ra sao (để theo đúng chuẩn công thức chế thuyết âm mưu, CIA cũng bị cáo buộc có liên quan).

Nhưng có những mô thức ẩn sau sự kỳ lạ của chúng.

Ý tưởng gần đây nhất cho rằng thuyết âm mưu được gạn lọc theo cách gần giống với chọn lọc tự nhiên, cho phép những thuyết âm mưu có một số đặc tính có thể lan truyền nhanh trong xã hội - trong khi một số khác lại nằm chết dí đâu đó trên internet.

Vậy điều gì khiến thuyết âm mưu hấp dẫn với đám đông? Và liệu có gì mà chúng có thể dạy ta về vấn đề ta phải đối mặt - và làm sao để sửa chữa chúng?

Thủ phạm đầy tính thuyết phục

Đầu tiên, những thuyết âm mưu thành công là những thuyết luôn có kẻ thích hợp để vào vai ác.

Trong suốt lịch sử, rất nhiều thuyết âm mưu được chấp nhận rộng rãi đều đổ lỗi về những sự vụ, vấn đề khó khăn lên những người mà đa số dân chúng đều đồng tình coi là kẻ xấu.

Theo một khảo sát từ Victoria Pagan, nhà lịch sử cổ điển tại Đại học Chicago, thuyết âm mưu về chuyện đầu độc ở Thành Rome có vẻ như một phần xuất phát từ cách nó mô tả phụ nữ thuộc tầng lớp thượng lưu và nô lệ, đó là những người mà đàn ông thuộc giới tinh hoa cảm thấy có thể đe dọa họ.

Mặc dù nền văn minh La Mã lệ thuộc rất nhiều vào việc bóc lột hai nhóm người này, nhưng đàn ông vẫn thường xuyên lo lắng người lệ thuộc vào họ sẽ trở mặt.

Phụ nữ thuộc tầng lớp thượng lưu thường bị nhìn bằng ánh mắt ngờ vực, và thường bị mô tả là bí mật và nguy hiểm.

Mặt khác, giới nô lệ từng được biết đến là đã có lúc ra tay sát hại chủ nhân, và vì vậy người ta có tâm trạng hoang tưởng rằng đôi khi nô lệ có thể làm gián điệp, do đó không đáng tin.

Tóm lại, một thuyết âm mưu về nhóm phụ nữ giết người bị nô lệ phản bội là câu chuyện lý tưởng - nó sẽ luôn hấp dẫn hơn sự thật.

Sự lo lắng của đám đông

Trong khi đó, trong thế giới hiện đại, không phải ngẫu nhiên mà những thuyết âm mưu nổi tiếng thường liên quan đến chủ đề như đời sống ngoài hành tinh, những nhóm thiểu số tôn giáo, tầng lớp tinh hoa đầy quyền lực, quốc gia đối lập, công nghệ kỳ bí và việc hủy diệt môi trường.

"Khắp thế giới, nói chung mọi người tin theo những thuyết liên quan đến các sự kiện lịch sử và văn hóa từng xảy ra ở những nơi đặc thù," Karen Douglas, nhà tâm lý xã hội tại Đại học Kent giải thích.

Mỗi xã hội có những lo lắng và ám ảnh riêng - và thuyết âm mưu thành công thường đụng đến những vấn đề đó.

Ví dụ như ở Romania, nơi rất nhiều phụ nữ từ chối không cho con gái họ tiêm ngừa vaccine HPV, virus này gây ra đến 99% số ca ung thư cổ tử cung.

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Thuyết âm mưu thành công thường đánh trúng vào sự ám ảnh và hoang mang của xã hội đó

Vào năm 2008, năm đầu tiên mà loại vaccine này được đưa ra - chỉ có 2,5% phụ nữ Romania đủ tiêu chuẩn tiêm ngừa. Tỷ lệ rất thấp, chương trình tiêm chủng trường học cuối cùng phải hủy bỏ.

Điều này rõ ràng là đáng ngạc nhiên nếu bạn tính đến những nơi khác ở Châu u, nơi mũi ngừa HPV cực kỳ phổ biến với số người tiêm lên đến khoảng 80% hoặc cao hơn, và thực tế là Romania có tỷ lệ tử vong cao nhất vì ung thư cổ tử cung ở Châu u trong suốt thời gian dài.

Có nhiều lý do khiến các bà mẹ Romania nghi ngờ vaccine, nhưng nghiên cứu cho thấy một trong những lý do là có rất nhiều thuyết âm mưu về động cơ thực sự khi người ta cung cấp loại vaccine này, trong đó có cả thuyết cho rằng đây là nỗ lực kiểm soát dân số thế giới bằng cách khiến phụ nữ vô sinh và đây là thử nghiệm y học của ngành công nghiệp dược phẩm - dù rằng chẳng có bất cứ bằng chứng nào cho lý lẽ này.

Những thuyết này, có lẽ đã được sinh ra từ lịch sử của Romania, vốn từng có tình trạng can thiệp vào sự sinh sản của phụ nữ, cùng với sự mất niềm tin của công chúng vào hệ thống chăm sóc sức khỏe: ở đây tình trạng bệnh nhân phải đút lót cho nhân viên y tế vẫn còn phổ biến, dù chỉ là săn sóc cơ bản, và rất nhiều phụ nữ trong nghiên cứu cho biết họ nghi ngờ vì sao chương trình tiêm chủng này lại miễn phí.

Trong một số trường hợp, người ta cho rằng những lo lắng như vậy vẫn ngủ yên trong tâm trí ta, cho đến khi có sự kiện nào đó xảy ra - như thay đổi về mặt chính trị - kích thích chúng thức tỉnh. Điều này có thể khiến chúng làm niềm tin của đám đông hướng về thuyết âm mưu.

Những thuyết âm mưu về chủ nghĩa bài Do Thái - chẳng hạn như ý tưởng cho rằng người Do Thái rất quyền lực và có nhúng tay vào những kịch bản đen tối bí mật - đã từng xuất hiện trong thời gian xảy ra căng thẳng xã hội, như khi xảy ra tình trạng thất nghiệp.

Lý do, có lẽ là vì những thuyết này khiến người ta có thể đổ lỗi cho thứ có thể là hệ quả từ hàng loạt các tình huống xã hội và kinh tế phức tạp, thay vì phải tìm ra một con dê tế thần đơn lẻ.

Chủ nghĩa bộ lạc

Điều này phù hợp với nguyên tố phổ biến khác với những thuyết âm mưu nổi tiếng - đó là chúng khiến ta cảm thấy nhóm xã hội của mình tốt, thường là bằng cách hạ bệ những nhóm mà ta coi là đối thủ.

"Đó có thể là nhóm quốc gia của bạn, nhóm giới tính của bạn hay bất cứ thứ gì," Douglas nói. "Có một số bằng chứng cho thấy mọi người thường thích những thuyết âm mưu thỏa mãn cách nhìn định kiến của họ."

Bằng cách nhấn mạnh sự khác biệt giữa yếu tố "trong nhóm" và "ngoài nhóm", thuyết âm mưu có thể dẫn đến sự gắn kết xã hội chặt chẽ hơn - và đem lại cảm giác được bảo vệ chống lại khỏi những người khiến họ thấy bị đe dọa. Vì vậy, thuyết âm mưu thường dễ lan tỏa trong những nhóm người có cùng xung đột.

Bất an

"Cũng có một số nghiên cứu cho thấy mọi người trở nên tin vào thuyết âm mưu hơn khi họ phải đối mặt với tình huống khủng hoảng," Douglas nói.

Ý tưởng cho rằng mạng viễn thông 5G và các mạng điện thoại di động có tác động xấu đến sức khỏe con người đã xuất hiện từ nhiều năm trước - từ khi công nghệ này được sử dụng rộng rãi, khoảng 30 năm trước.

Ban đầu, công nghệ này bị cáo buộc sai lệch là gây ra bệnh tự kỷ, vô sinh và ung thư, cùng nhiều bệnh khác - nhưng nói chung chúng nằm trong nhóm những người theo thuyết âm mưu cực đoan nhất.

Sự xuất hiện của virus corona mới bí ẩn vào 12/2019 đã tạo ra sân khấu mới cho ý tưởng có từ lâu này.

Vào ngày 22/1, khi virus mới chỉ lây nhiễm cho 314 người, với sáu người chết, một bài báo được đăng đã thay đổi mọi thứ.

Đó là cuộc phỏng vấn với một bác sĩ gia đình chẳng có tên tuổi gì đăng trên báo ở Bỉ, với tựa bài "Mạng 5G chết người, và không ai biết điều đó". Quan trọng là, bài báo liên hệ sự nguy hiểm của mạng 5G với virus corona mới mặc dù không hề có bằng chứng nào cho ý tưởng này. Và thế thôi.

"Thuyết âm mưu có xu hướng xuất hiện khá nhanh khi một điều gì đó quan trọng xảy ra," Douglas cho biết. "Chúng thình lình xuất hiện khi có một khủng hoảng hay xung đột gì đó mà mọi người thực sự muốn giải thích và muốn có câu trả lời."

Bà chỉ ra rằng đợt cháy rừng vừa rồi ở Úc cũng gây ra một hoạt các thuyết âm mưu ăn theo trào lưu.

Thuyết về mạng 5G được gọi là "cocktail âm mưu", vì nó gom vào nhiều nỗi sợ lớn nhất của loài người, trộn lẫn với nhau thành một hỗn hợp khoái khẩu ngon lành.

Tương tự như nỗi sợ có từ lâu đời với cái mới hay công nghệ vô hình, vốn làm lan tràn rất nhiều thuyết âm mưu nổi tiếng khác, nó cũng chạm vào sự lo âu thẳm sâu về sự trỗi dậy của Trung Quốc để trở thành siêu cường quốc toàn cầu.

Một lý do khác khiến thuyết âm mưu 5G có thể hấp dẫn hơn sự thật, đó là vì nó là một câu chuyện.

Chuyện cổ tích, truyền thuyết, giai thoại hay tin đồn là cách giúp não ta hiểu về thế giới, đây là cách có từ hàng chục ngàn năm trước, và người ta cho rằng đó là điều khiến ta là con người.

Trong thời khủng hoảng, có thể ta chọn thuyết âm mưu vì ta thấy chúng giúp mình vững dạ.

Thuyết âm mưu có đầy đủ các yếu tố của một câu chuyện hay - kẻ ác kinh hoàng, cốt truyện sáng tạo, và bài học đạo đức.

Vì điều này, một thuyết âm mưu được xây dựng tốt có thể nắm bắt được sự tưởng tượng của công chúng rất tốt, khiến cách mô tả sự việc như "loại virus xuất hiện hoàn toàn bất ngờ và vô cớ giết hàng ngàn người" có thể không cạnh tranh nổi với thuyết âm mưu.

Một số nhà tâm lý đã so sánh thuyết âm mưu với niềm tin tôn giáo, theo cách giúp ta cảm thấy có thể kiểm soát tình hình, bằng cách chọn những sự kiện ngẫu nhiên, không đoán trước được và bằng cách nào đó khiến chúng có vẻ như được định sẵn hay do bàn tay con người gây ra.

Một số khác đi xa tới mức cho rằng đây chính là lý do vì sao chúng được chấp nhận: trong nội dung câu chuyện, trong mạch truyện và các lý do phát sinh, các thuyết này gần giống với những đức tin in hằn trong nhiều tôn giáo có tổ chức.

Một số người tin vào thuyết âm mưu đến mức thậm chí họ có thể đánh đổi cả mạng sống của bản thân để chứng minh thuyết đó là đúng.

Khoảng trống thông tin

Tương tự, những thuyết âm mưu hàng đầu thường thể hiện một số bí ẩn hay nhập nhằng, từ những vụ rơi máy bay không thể giải thích, đến cái chết bất ngờ của nhân vật nổi tiếng nào đó.

Khi nhà chức trách cũng không thể hoặc không cung cấp thêm thông tin, những khoảng trống tri thức này cộng với sự bất tín trong công chúng sẽ đẩy cộng đồng ngã vào tay của những kẻ tuyên bố rằng họ có câu trả lời.

Điều này cộng với thực tế là khoa học, các yêu cầu với chính phủ và các hình thức thu thập thông tin chính thức khác có thể cực kỳ chậm chạp, và vì vậy để lại khoảng trống tạm thời, khiến các nguồn tin khác có thể trở thành đáng tin.

Sau khi nhà khoa học mất uy tín Andrew Wakefield tuyên bố sai lệch là vaccine MMR có thể gây bệnh tự kỷ vào thập niên 1990, người ta đã phải tốn hàng chục năm nghiên cứu để khẳng định rằng tuyên bố này hoàn toàn không có căn cứ khoa học - trong khi đó, thuyết âm mưu đã có đủ thời gian để gây ra thiệt hại nghiêm trọng.

Càng ngày càng hợp lý

Cuối cùng, thuyết âm mưu có thể phổ biến đến mức chúng bước vào giai đoạn chu kỳ phản hồi tích cực, nghĩa là khi chúng càng được bàn luận nhiều, thì chúng càng có vẻ hợp lý.

Chẳng hạn, một phân tích về các nội dung trên Twitter đề cập đến mạng 5G và Covid-19 cho thấy chỉ có khoảng 34,8% nội dung gợi ý rằng hai thứ này có liên hệ với nhau, trong khi đa số hoặc là lên án thuyết này hoặc chẳng thể hiện ý kiến gì.

Thật không may là cho dù người dùng Twitter có coi ý tưởng đó là trò đùa hay cố gắng giải thích rằng thuyết này là sai lệch, thì họ cũng đang góp phần làm cho nó được biết đến nhiều hơn.

Thật vậy, sự ra đời của mạng xã hội và sự trỗi dậy của công nghệ mới đã trở thành khoảnh khắc quan trọng trong lịch sử thuyết âm mưu.

"Dĩ nhiên, bạn sẽ thấy ở một số quốc gia thì có nhiều thuyết âm mưu mang tính địa phương vùng miền mà người ở nơi khác thậm chí không hề biết đến," Douglas giải thích. "Nhưng cách chúng ta giao tiếp với mọi người và cách ta hấp thụ thông tin thời nay thì mang tính toàn cầu hóa hơn nhiều so với trước đây, cho nên có những thuyết âm mưu trở nên cực kỳ, cực kỳ nổi tiếng khắp thế giới."

Một số thuyết âm mưu, chẳng hạn như những thuyết cho rằng một số nhóm người độc quyền đang vận hành thế giới trong bí mật, giờ đây xuất hiện ở khắp nơi, bà nói.

Động cơ kín đáo

Khi xã hội thay đổi, thuyết âm mưu cũng thay đổi theo - và Russell Muirhead, nhà khoa học chính trị làm việc tại Trường Đại học Darthmouth, bang New Hampshire, quan ngại về cách chúng chuyển biến.

"Thuyết âm mưu, về mặt truyền thống mà nói, thì thường do những nhóm người bên lề loan ra - chúng hầu như là vũ khí của những người yếm thế, được dùng với mục đích để kiểm soát những kẻ quyền lực," ông nói.

"Nhưng giờ đây những thuyết âm mưu mới lại đến trực tiếp từ những kẻ quyền lực, và điều này thực sự khác thường."

Từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu, nhiều lãnh đạo trên thế giới đã tuyên bố công khai ủng hộ một số thuyết âm mưu liên quan, vốn thường phù hợp với động cơ riêng của họ một cách đáng kinh ngạc.

Chẳng hạn, Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây cho rằng ông thấy có bằng chứng là virus corona bắt nguồn từ phòng thí nghiệm Trung Quốc, trong khi chính các cơ quan tình báo của ông thì nnói không hề có bằng chứng nào cho thấy điều đó.

Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro lại tuyên bố theo kiểu khác - cho rằng đại dịch là do vũ khí sinh học do Trung Quốc tung ra (nhưng cũng lại chẳng có bằng chứng nào cả).

Muirhead cho rằng chúng ta đang bị thao túng bởi chính vũ khí của mình. "Các chính tri gia nỗ lực xóa sạch bằng chứng và thông tin và biến thế giới thành thứ gì đó có lợi cho mục đích của họ."

Mọi chuyện càng trầm trọng thêm khi nhiều quốc gia, chẳng hạn như Hoa Kỳ, đang trải qua mức độ phân cực chính trị lớn chưa từng có. "Đó là động cơ khiến những thuyết âm mưu mới xuất hiện," Muirhead nói.

Ông lấy ví dụ về "Pizzagate", là thuyết âm mưu đã bị chỉ trích và không ai tin nữa, theo đó cho rằng giám đốc chiến dịch tranh cử của cựu ứng cử viên tổng thống Mỹ Hillary Clinton có liên quan đến một đường dây xâm hại trẻ em trong tầng hầm một nhà hàng pizza.

Dù hoàn toàn là chuyện bịa đặt, câu chuyện này lại cực kỳ được ủng hộ rộng rãi vào năm 2016, mà đỉnh điểm là một người đàn ông đã nổ súng bên trong nhà hàng đó.

"Thuyết âm mưu này không giải thích gì về thế giới cả," Muirhead nói. "Những gì nó tạo ra chỉ là tô vẽ ra Hillary Clinton như một người không chỉ kém hấp dẫn hơn đối thủ cạnh tranh, mà còn là một dạng người còn tồi tệ hơn bọn Phát xít."

Trong cuốn sách "Rất Nhiều Người Đang Nói" mà MUirhead là đồng tác giả với nhà khoa học chính trị Nancy Rosenblum từ Đại học Havard, ông giới thiệu làn sóng thứ hai trong thế giới thuyết âm mưu: âm mưu không cần đến thuyết."

"Ngoài chuyện không có em nhỏ nào bị giữ ở nhà hàng pizza đó mà ở đó thậm chí còn chẳng có tầng hầm," Muirhead nói. "Điều khiến chúng tôi ngạc nhiên là cách kể chuyện này hoàn toàn bịa đặt, từ đầu đến cuối."

Ông giải thích rằng thông thường thì thuyết âm mưu sẽ bắt đầu với hạt nhân là sự thật - đó sẽ là một sự kiện nào đó trong thế giới thực mà người ta dễ dàng nhìn thấy nhưng lại khó hiểu, ví dụ như cuộc ám sát hay tấn công - và từ đó xây câu chuyện trên nềng tảng đó. Nhưng thế hệ mới nhất của thuyết âm mưu thì bỏ qua luôn bước đầu tiên này và có vẻ vẫn thành công dù rõ ràng các thuyết này là sai lệch.

"Tôi lo rằng người bình thường cố gắng hiểu thế giới giờ đây sẽ cảm thấy rất mất phương hướng khi họ cố gắng định vị giữa trận bão tuyết mù trời của chuyện dối trá và bịa đặt trong thuyết âm mưu," Muirhead nói.

Bản quyền hình ảnh Reuters Image caption Thuyết âm mưu "Pizzagate" đã được ủng hộ rộng rãi trong năm 2016, dù hoàn toàn bịa đặt

Vậy ta có thể làm gì?

"Ta không thể tấn công từng thuyết âm mưu hết cái này đến cái khác," Muirhead nói.

Theo quan điểm của ông, một phần của vấn đề nằm ở chỗ mọi người dần mất niềm tin vào giới chuyên gia, chính phủ và những tổ chức quyền lực.

Để sửa chữa hệ thống, ông đề nghị ta cần phải chính danh hóa lại nền dân chủ - cải cách chính phủ và tập huấn lại các cơ quan, tổ chức.

"Ở Mỹ, điều này đã được thực hiện vào những thập niên đầu Thế kỷ 20. Quốc gia này cải tạo chính phủ cho thế hệ mới, và dẫn dắt nhiều cải cách cấp tiến, và dẫn đến quyền đi bầu cử của phụ nữ."

Mặt khác, Douglas cho rằng cần thêm nhiều nghiên cứu nữa. "Tôi cho rằng hiểu thuyết âm mưu đến từ đâu và bằng cách nào chúng có thể lan tỏa là điều cực kỳ, cực kỳ quan trọng, vì có những bằng chứng mạnh mẽ cho thấy tin vào chúng sẽ gây ra những kệ quả nghiêm trọng."

Ví dụ, bà giải thích có rất ít nghiên cứu tìm hiểu vì sao một số thuyết tồn tại cực kỳ lâu, ví dụ như những người tin rằng Trái Đất là bằng phẳng, thuyết tin vào hội ký Illuminati, hay thuyết âm mưu về chuyện đáp xuống Mặt Trăng, trong khi một số câu chuyện khác nhanh chóng chết yểu, dù đây là một nội dung mà bà bắt đầu tìm hiểu.

Trong thực tế, dù đã có nhiều thập niên nghiên cứu và khiến công chúng không ngừng mê mẩn, vẫn còn rất nhiều câu hỏi không lời đáp trong lĩnh vực này.

"Tôi nghĩ nhiều nhà nghiên cứu đồng thuận rằng ta đang sống trong thời đại của thuyết âm mưu, nhưng một lần nữa, chẳng có bằng chứng thật nào cho thấy điều đó," Douglas nhận định.

Biết đâu đây có thể là thuyết âm mưu kế tiếp…


https://www.bbc.com/

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.