Lịch sử
1:43:00 CH
NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA TÊN HÀ NỘI
Lịch sử 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, thực ra chỉ có 387 năm kinh đô Đại Việt chính thức mang tên Thăng Long, tức là từ năm 1010 khi Lý Công Uẩn đặt tên Thăng Long đến năm 1397 khi Hồ Quí Ly đổi tên thành Đông Đô.
Khi Nhà Minh diệt Hồ, từ 1407 lại đổi gọi là Đông Quan. Đến 1427 khi Lê Lợi đuổi giặc Minh, lấy lại giang sơn, lập ra triều Lê, thì lại gọi là Đông Kinh và tên này kéo dài trong 360 năm triều Lê. Đến 1787 khi Quang Trung mang quân ra Bắc Hà chỉ gọi là Bắc Thành và thành tên chính thức khi nhà Lê sụp đổ, Quang Trung lên ngôi hoàng đế 1789, đóng đô ở Phú Xuân.
Sau khi Nguyễn Ánh diệt nhà Tây Sơn, thống nhất đất nước, lên ngôi hoàng đế, thì năm 1805 vua Gia Long mới lại cho đổi Bắc Thành lại tên Thăng Long. Nhưng có sự khác biệt ở chữ Long, tuy cũng đọc là Long nhưng Tên Thăng Long do vua Lý Thái Tổ đặt viết là 昇龍 nghĩa là Rồng Lên.
Nhưng khi vua Gia Long cho đặt lại tên Thăng Long thì đổi chữ Long 龍với bộ Long là Rồng thành chữ Long 隆 với bộ phụ với ý nghĩa cũng rất hay nghĩa là Hưng Thịnh Lên. Với lập luận rằng vì Thăng Long không còn là Kinh Đô nơi có vua ở nên không được dùng chữ Long là Rồng vốn chỉ dành cho vua.
Đến năm 1831 vua Minh Mạng mới cho đổi tên lần nữa thành Hà Nội 河內
Khi Nhà Minh diệt Hồ, từ 1407 lại đổi gọi là Đông Quan. Đến 1427 khi Lê Lợi đuổi giặc Minh, lấy lại giang sơn, lập ra triều Lê, thì lại gọi là Đông Kinh và tên này kéo dài trong 360 năm triều Lê. Đến 1787 khi Quang Trung mang quân ra Bắc Hà chỉ gọi là Bắc Thành và thành tên chính thức khi nhà Lê sụp đổ, Quang Trung lên ngôi hoàng đế 1789, đóng đô ở Phú Xuân.
Sau khi Nguyễn Ánh diệt nhà Tây Sơn, thống nhất đất nước, lên ngôi hoàng đế, thì năm 1805 vua Gia Long mới lại cho đổi Bắc Thành lại tên Thăng Long. Nhưng có sự khác biệt ở chữ Long, tuy cũng đọc là Long nhưng Tên Thăng Long do vua Lý Thái Tổ đặt viết là 昇龍 nghĩa là Rồng Lên.
Nhưng khi vua Gia Long cho đặt lại tên Thăng Long thì đổi chữ Long 龍với bộ Long là Rồng thành chữ Long 隆 với bộ phụ với ý nghĩa cũng rất hay nghĩa là Hưng Thịnh Lên. Với lập luận rằng vì Thăng Long không còn là Kinh Đô nơi có vua ở nên không được dùng chữ Long là Rồng vốn chỉ dành cho vua.
Đến năm 1831 vua Minh Mạng mới cho đổi tên lần nữa thành Hà Nội 河內
Với ý nghĩa có vẻ rất tầm thường .
Nhiều người dịch là « Bên trong sông », nhưng xét ra sự giải thích này không ổn, vì Hà Nội chỉ nằm cạnh sông Hồng chứ không « nằm phía trong » sông nào cả. Vả lại thông thường đã có Nội phải có Ngoại để so sánh. Nhưng tuy có đủ cả Đông, Tây, Nam, Bắc, thậm chí có cả Hà Trung, nhưng không có địa danh Hà Ngoại.
Vả lại theo ngữ pháp thì nếu muốn diễn tả « phía trong sông » thì phải dùng Nội Hà mới đúng. Ví như khi nói Nội Thành là bên trong thành, Ngoại thành là bên ngoài thành…v.v…
Vì vậy, theo tôi, Hà Nội chỉ có nghĩa là « sông bên trong », một cái tên không những tầm thường mà còn thô tục nữa, vì « sông bên trong » thường ám chỉ hệ thống tiết niệu trong cơ thể người.
Chúng ta không có một tư liệu văn bản nào của vua Minh Mạng hay ghi chép lời vua Minh Mạng giải thích việc vì sao lại lấy tên Hà Nội. Nhưng việc chiết tự chữ Hà Nội cho thấy vua Minh Mạng vốn là một người rất uyên thâm về văn hoá lịch sử chắc không lấy tên Hà Nội với ý nghĩa tầm thường như thế. Vậy chỉ còn suy đoán là vua đã lấy tên theo một địa danh đã có sẵn bên Tàu.
Nhiều người dịch là « Bên trong sông », nhưng xét ra sự giải thích này không ổn, vì Hà Nội chỉ nằm cạnh sông Hồng chứ không « nằm phía trong » sông nào cả. Vả lại thông thường đã có Nội phải có Ngoại để so sánh. Nhưng tuy có đủ cả Đông, Tây, Nam, Bắc, thậm chí có cả Hà Trung, nhưng không có địa danh Hà Ngoại.
Vả lại theo ngữ pháp thì nếu muốn diễn tả « phía trong sông » thì phải dùng Nội Hà mới đúng. Ví như khi nói Nội Thành là bên trong thành, Ngoại thành là bên ngoài thành…v.v…
Vì vậy, theo tôi, Hà Nội chỉ có nghĩa là « sông bên trong », một cái tên không những tầm thường mà còn thô tục nữa, vì « sông bên trong » thường ám chỉ hệ thống tiết niệu trong cơ thể người.
Chúng ta không có một tư liệu văn bản nào của vua Minh Mạng hay ghi chép lời vua Minh Mạng giải thích việc vì sao lại lấy tên Hà Nội. Nhưng việc chiết tự chữ Hà Nội cho thấy vua Minh Mạng vốn là một người rất uyên thâm về văn hoá lịch sử chắc không lấy tên Hà Nội với ý nghĩa tầm thường như thế. Vậy chỉ còn suy đoán là vua đã lấy tên theo một địa danh đã có sẵn bên Tàu.
Vậy địa danh Hà Nội cụ thể ở bên Tàu là ở đâu? Trong cuốn Trung văn đại từ điển (中文大辞典) tập 19 phát hành tại Đài Bắc năm 1967 cho biết Hà Nội là tên một quận được đặt từ đời Hán (202 Tr.CN - 220 S.CN) nằm phía Bắc sông Hoàng Hà (Trung Quốc).
Sự suy đoán này càng có lý hơn khi có chuyện thay đổi hành chính năm 1904.
Ngày 6 tháng 12 năm 1904, quan toàn quyền Đông Dương ra nghị định đổi tên tỉnh Cầu Đơ và tỉnh lị của tỉnh này thành “Hà Đông”.
Tên gọi “Hà Đông” là do quan đốc học tỉnh Cầu Đơ Vũ Phạm Hàm đề xuất, lấy từ một câu nói của Lương Huệ vương được ghi trong sách Mạnh Tử là
“河內凶,則移其民於河東,移其粟於河內”
(Hà Nội hung, tắc di kỳ dân ư Hà Đông, di kỳ túc ư Hà Nội),
có nghĩa là Hà Nội bị tai hoạ thì chuyển dân ở Hà Nội sang Hà Đông, chuyển lương thực ở Hà Đông sang Hà Nội.
“Hà Nội” trong câu nói trên của Lương Huệ vương là chỉ vùng phía bắc sông Hoàng Hà, còn “Hà Đông” là chỉ vùng phía đông sông Hoàng Hà, thuộc tây nam bộ tỉnh Sơn Tây của Trung Quốc ngày nay.
Tên Hà Nội cũng được ghi trong Sử ký của Tư Mã Thiên (Hạng Vũ kỷ), kèm lời chú giải như sau: “Kinh đô đế vương thời xưa phần lớn ở phía Đông sông Hoàng Hà, cho nên gọi phía Bắc sông Hoàng Hà là Hà Ngoại”.
Ngày 6 tháng 12 năm 1904, quan toàn quyền Đông Dương ra nghị định đổi tên tỉnh Cầu Đơ và tỉnh lị của tỉnh này thành “Hà Đông”.
Tên gọi “Hà Đông” là do quan đốc học tỉnh Cầu Đơ Vũ Phạm Hàm đề xuất, lấy từ một câu nói của Lương Huệ vương được ghi trong sách Mạnh Tử là
“河內凶,則移其民於河東,移其粟於河內”
(Hà Nội hung, tắc di kỳ dân ư Hà Đông, di kỳ túc ư Hà Nội),
có nghĩa là Hà Nội bị tai hoạ thì chuyển dân ở Hà Nội sang Hà Đông, chuyển lương thực ở Hà Đông sang Hà Nội.
“Hà Nội” trong câu nói trên của Lương Huệ vương là chỉ vùng phía bắc sông Hoàng Hà, còn “Hà Đông” là chỉ vùng phía đông sông Hoàng Hà, thuộc tây nam bộ tỉnh Sơn Tây của Trung Quốc ngày nay.
Tên Hà Nội cũng được ghi trong Sử ký của Tư Mã Thiên (Hạng Vũ kỷ), kèm lời chú giải như sau: “Kinh đô đế vương thời xưa phần lớn ở phía Đông sông Hoàng Hà, cho nên gọi phía Bắc sông Hoàng Hà là Hà Ngoại”.
Chuyện vay mượn của Tàu thời xưa là điều rất bình thường khi văn hóa Trung Hoa còn ảnh hưởng rất nặng nề trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, bởi ngày xưa Trung Hoa được cha ông ta coi là thiên triều, cái gì của Trung Hoa cũng hay cũng đẹp. Cho nên việc lấy tên Hà Nội từ Trung Hoa đem vào nước ta không phải là một cái gì mới mẻ.
Huống chi vua Minh Mạng lại là người thân Tàu, chống phương Tây. Bằng chứng là dưới thời Minh Mạng việc cấm đạo rất gay gắt và việc giao thiệp với phương Tây bị từ chối.
Trong khi vua lại tỏ ra rất trân trọng Thiên Triều Trung Hoa. Năm 1821, Vua Minh Mạng đích thân từ Huế ra Thăng Long nhận lễ phong vương của nhà Thanh, và lễ này được vua chỉ thị tổ chức cực kỳ trọng thể. Vua đem theo đoàn tùy tùng gồm hoàng thân, bá quan văn võ và quân lính tổng cộng 6936 người, thù tiếp sứ nhà Thanh vô cùng chu đáo suốt 33 ngày đêm ! Mặc dù Sứ nhà Thanh đâu có đòi hỏi như thế ?
Mặt khác, có thể vua Minh Mạng đã rất khôn khéo khi chọn tên gọi Hà Nội để thay tên gọi Thăng Long, vì dù chỉ là một cái tên hết sức bình thường nhưng tên gọi mới Hà Nội này lại có thể được giải thích là “đất Kinh đô các đế vương thời xưa” như trong Sử Ký Tư Mã Thiên đã viết để đối phó với những điều dị nghị đối với triều Nguyễn của các sĩ phu Bắc Hà lúc bấy giờ - những người vốn vẫn còn cảm tình với nhà Lê.
Trong khi vua lại tỏ ra rất trân trọng Thiên Triều Trung Hoa. Năm 1821, Vua Minh Mạng đích thân từ Huế ra Thăng Long nhận lễ phong vương của nhà Thanh, và lễ này được vua chỉ thị tổ chức cực kỳ trọng thể. Vua đem theo đoàn tùy tùng gồm hoàng thân, bá quan văn võ và quân lính tổng cộng 6936 người, thù tiếp sứ nhà Thanh vô cùng chu đáo suốt 33 ngày đêm ! Mặc dù Sứ nhà Thanh đâu có đòi hỏi như thế ?
Mặt khác, có thể vua Minh Mạng đã rất khôn khéo khi chọn tên gọi Hà Nội để thay tên gọi Thăng Long, vì dù chỉ là một cái tên hết sức bình thường nhưng tên gọi mới Hà Nội này lại có thể được giải thích là “đất Kinh đô các đế vương thời xưa” như trong Sử Ký Tư Mã Thiên đã viết để đối phó với những điều dị nghị đối với triều Nguyễn của các sĩ phu Bắc Hà lúc bấy giờ - những người vốn vẫn còn cảm tình với nhà Lê.
NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA TÊN HÀ NỘI
Reviewed by DI
on
1:43:00 CH
Rating: 5
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét