Ký sự " của nhà quân sự Nga V.A.Ryzhov :CÂU TRẢ LỜI CỦA CT HỒ CHÍ MINH

2:48:00 CH
 Xin giới thiệu phần tiếp theo của bài viết "Lính lê dương và thảm họa của họ ở Điện Biên Phủ" của nhà quân sự Nga V.A.Ryzhov
Trong một thời gian dài Việt Nam đã cố gắng tìm mọi cách đàm phán để đi đến một thỏa thuận, và, chỉ đến khi mọi cơ hội đàm phán hòa bình đã cạn kiệt, Hồ Chí Minh mới ra lệnh tấn công lực lượng Anh-Pháp ở phía Nam và lực lượng Quốc Dân Đảng ở phía Bắc.
Lính lê dương và thảm họa của họ ở Điện Biên Phủ
Này 30/1/1946, Bộ đội Việt Minh bắt đầu tấn công các đơn vị Quân đội Quốc Dân Đảng, đến ngày 28/2, đội quân Trung Quốc này đã hoảng loạn bỏ chạy về lãnh thổ nước mình.
Trong những điều kiện như vậy, ngày 6/3/1946, người Pháp phải nghiến răng công nhận nền độc lập của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – trong khuôn khổ một mô hình do các luật sư của De Gaulle ngồi nghĩ ra một cách vội vã - trong thành phần Liên bang Đông Dương và Khối Liên hiệp Pháp.
Rõ ràng người Pháp vẫn coi Việt Nam là một thuộc địa không có bất cứ một thứ quyền hành gì của mình và thỏa thuận (tạm ước 6/3) về việc công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được ký kết nhằm để câu giờ để tập kết đủ lực lượng và phương tiện tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện.
Quân Pháp được khẩn cấp điều từ Châu Phi, Syria và Châu Âu sang Việt Nam. Không lâu sau, chiến sự lại bùng nổ và lực lượng tấn công chủ yếu của Quân đội Pháp vẫn là các đơn vị Quân Lê dương.
Bộ Tư lệnh Pháp không hề ngần ngại khi ném tới 4 trung đoàn bộ binh, một trung đoàn kỵ binh (tăng thiết giáp hạng nhẹ), 2 tiểu đoàn dù (sau nâng cấp thành trung đoàn), và cả các đơn vị công binh và kỹ thuật Lê Dương vào các "cối xay thịt" trong cuộc chiến tranh này.
Mở VN Ngày Nay, xem nhiều ảnh hơn >
Binh sỹ Tiểu đoàn Lê dường số 1 ở Việt Nam, năm 1950
Mở VN Ngày Nay, xem nhiều ảnh hơn >
Binh sỹ Tiểu đoàn dù Lê dương số 2 tại Đông Dương
Mở VN Ngày Nay, xem nhiều ảnh hơn >
Binh sỹ Trung đoàn Lê dương số 5 tại Bắc Việt Nam, năm 1950
Mở VN Ngày Nay, xem nhiều ảnh hơn >
Lính Lê dương trong thời gian xả trại tại Sài Gòn
Bắt đầu cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất
Chiến sự bùng nổ khi vào ngày 21/11/1946, người Pháp đòi chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải chuyển giao thành phố Hải Phòng cho họ.
Người Việt Nam kiên quyết bác bỏ đòi hỏi trên và ngày 22/11, các tàu chiến của Quân Pháp bắt đầu pháo kích thành phố: theo ước tính của chính phía Pháp, đã có khoảng 2.000 thường dân thiệt mạng. Cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất bắt đầu như vậy đó.
Quân đội Pháp đã phát động một cuộc tấn công theo mọi hướng, đến ngày 19/12, họ đã tiến sát Hà Nội, nhưng mãi sau hơn 2 tháng chiến sự liên tục và ác liệt làm gần như toàn thành phố bị phá huỷ, Quân Pháp mới chiếm được thủ đô.
Mở VN Ngày Nay, xem nhiều ảnh hơn >
Lính Lê dương Tiểu đoàn số 1tại Đông Dương, năm 1950
Mở VN Ngày Nay, xem nhiều ảnh hơn >
Lính Lê dương và xe lội nước LVT 4 tại Đông Dương, đầu năm 1952
Mở VN Ngày Nay, xem nhiều ảnh hơn >
Lính lê Dương tại Đông Dương
Người Pháp đã rất ngạc nhiên, người Việt Nam đã quyết không đầu hàng: họ rút lực lượng còn lại về các tỉnh biên giới phía bắc của Khu Viêt Bắc.
Điều thú vị nhất là có tới 5.000 lính Nhật, vì một số lý do nào đó, đã chiến đấu trong hàng ngũ Quân Việt Minh chống Pháp, một số người trong số họ còn giữ các chức vụ chỉ huy rất cao.
Cụ thể, Thiếu tá Ishii Takuo đã trở thành Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong một thời gian, ông là lãnh đạo Học viện Quân sự Quảng Ngãi (tại trường này còn có 5 cựu sĩ quan Nhật Bản làm giảng viên), và sau đó giữ chức “cố vấn trưởng” các các đội quân du kích Việt Minh ở Nam Việt Nam.
Đại tá Mukayama, người trước đây từng phục vụ trong Ban tham mưu Tập đoàn quân số 38 Quân đội Hoàng gia Nhật Bản, đã trở thành cố vấn cho Võ Nguyên Giáp, Tổng tư lệnh Các Lực lượng Vũ trang Việt Nam, và sau này nữa- là cố vấn cho Việt Cộng. Tại các bệnh viện ở Việt Nam, có 2 bác sĩ và 11 nữ y tá Nhật Bản làm việc.
Những lý do nào khiến các sỹ quan- binh sỹ Quân đội Nhật chiến đấu trong hàng ngũ Việt Minh? Có thể họ đã cho rằng sau khi đầu hàng một cách "mất mặt", họ cảm thấy xấu hổ khi trở về quê hương.
Ngày 7/10/1947, người Pháp đã cố gắng tìm cách chấm dứt chiến tranh bằng Chiến dịch mang tên “Lea”: 3 tiểu đoàn nhảy dù Lê dương (tổng quân số 1.200 người) đã nhảy dù xuống thành phố (thị xã) Bắc Cạn, nhưng Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp đã rời khu vực này từ trước đó, còn lính dù Lê Dương được các đơn vị bộ binh vội vàng hành quân lên chi viện đã bị tổn thất nặng nề trong các trận giao chiến với các đơn vị Quân chủ lực Việt Minh và dân quân du kích.
Mở VN Ngày Nay, xem nhiều ảnh hơn >
Lính dù Quân đoàn Lê dương trong chiến dịch “Lea”, năm 1947
Quân đội thực dân Pháp với 200.000 quân, 1.500 xe tăng, được hỗ trợ bởi Quân đội "bản địa" (cũng vào khoảng 200.000 người) đã không thể làm gì với Quân nổi dậy Việt Minh có quân số thời kỳ đầu chỉ vào khoảng 35.000 – 40.000 người, và mãi đến cuối năm 1949 mới tăng lên đến 80.000 người.
Mở VN Ngày Nay, xem nhiều ảnh hơn >
Lính Pháp trên một con suối tại tỉnh Hòa Binh
Mở VN Ngày Nay, xem nhiều ảnh hơn >
Lính Lê dương tại Đông Dương, năm 1952
Những chiến công của Việt Minh
Tháng 3/1949, Quốc dân Đảng thảm bại Trung Quốc, và gần như ngay lập tức, nguồn cung cấp cho Quân đội Việt Nam được cải thiện, và đến mùa thu năm đó, các đơn vị chiến đấu của Quân đội Việt Minh đã chuyển sang tấn công.
Vào tháng 9/1950, các đồn bốt của Pháp gần biên giới vớiTrung Quốc đã bị phá hủy. Và vào ngày 9/10/1950, trong trận chiến gần (thị xã) Cao Bằng), người Pháp đã mất tới 7.000 quân cả thiệt mạng và bị thương, 500 xe ô tô, 125 súng cối, 13 lựu pháo, 3 trung đội xe bọc thép và 9.000 khẩu súng bộ binh.
Mở VN Ngày Nay, xem nhiều ảnh hơn >
Cao Bằng cuối năm 1950
Tiểu đoàn Thuộc địa số 6 bị bao vây tại Thất Khê (tinh Cao-Bằng). Vào đêm 6/10, binh lính tiểu đoàn này đã cố gắng chọc thủng vòng vây nhưng không thành và chịu tổn thất nặng.
Những binh sỹ và sĩ quan còn sống sót bị bắt làm tù binh. Trong số này có Trung úy Jean Graziani khi đó mới 24 tuổi, 3 năm trong số 24 năm tuổi đời này (từ năm 16 tuổi), anh ta đã chiến đấu chống Đức Quốc xã - đầu tiên là trong hàng ngũ Quân đội Mỹ, sau đó là trong lực lượng SAS của Quân đội Anh và cuối cùng là trong đơn vị của “Nước Pháp Tự do” (của Tướng De Gaulle).
Trung úy Jean Graziani đã hai lần trốn trại tù binh (lần thứ hai anh ta đi được 70 km), bị giam cầm 4 năm .Graziani sẽ là một trong những nhân vật chính trong bài báo sắp tới nói về cuộc chiến tranh ở Algeria.
Mở VN Ngày Nay, xem nhiều ảnh hơn >
Đại úy Jean Graziani tại Algeria năm 1957
Một nhân vật khác nữa- Pierre-Paul Janpierre, từng là một chiến sỹ tích cực trong Phong trào Kháng chiến Pháp (ông này bị giam hơn một năm trong trại tập trung Mauthausen-Gouzen) và là một chỉ huy huyền thoại của lực lượng Lê dương, đã từng chiến đấu trong đội hình Tiểu đoàn dù Lê dương số 1 tại cứ điểm phòng ngự “Charton”, cũng bị thương và bị Việt Minh bắt làm tù bình.
Sau khi được thả, Pierre-Paul Janpierre chỉ huy Tiểu đoàn Dù số 1 (ngày 1/9/1955, được nâng cấp thành trung đoàn). Chúng tôi cũng sẽ nói về Pierre-Paul Janpierre trong một bài viết về cuộc chiến tranh Algeria.
Mở VN Ngày Nay, xem nhiều ảnh hơn >
Trung tá Pierre Jeanpierre không lâu trước khi chết
Các lực lượng Việt Minh phát triển rất nhanh, đến cuối tháng 10/1950, Quân đội Pháp rút khỏi hầu hết lãnh thổ Bắc Việt Nam.
Kết quả là vào ngày 22/12/1950, người Pháp lại tuyên bố công nhận chủ quyền của Việt Nam trong thành phần Liên hiệp Pháp, nhưng lần này thì các nhà lãnh đạo Việt Nam đã không còn tin họ nữa.
Vâng, và tình hình trên các mặt trận rõ ràng là không có lợi cho quân thực dân và các đồng minh "bản địa" của họ. Năm 1953, lực lượng Việt Minh đã có khoảng 425.000 chiến sỹ - cả quân chính quy và dân quân, du kích.
Cùng thời gian đó, Mỹ bắt đầu dành cho Pháp sự hỗ trợ quân sự rất lớn. Từ 1950 đến 1954, Người Mỹ đã cung cấp cho người Pháp tới 360 máy bay chiến đấu, 390 tàu chiến (trong đó có 2 tàu sân bay), 1.400 xe tăng và xe bọc thép, 175.000 khẩu súng bộ binh. 24 phi công Mỹ đã thực hiện 682 phi vụ xuất kích tác chiến, 2 trong số họ đã thiệt mạng.
Năm 1952, viện trợ quân sự của Mỹ chiếm 40% tổng số vũ khí trang bị cho các đơn vị Quân đội Pháp tại Đông Dương, đến năm 1953 - 60%, năm 1954 – tới 80%.
Những hoạt động tác chiến ác liệt bất phân thắng bại kéo dài một số năm, nhưng vào mùa xuân năm 1953, Việt Minh đã chiếm ưu thế cả về chiến lược và chiến thuật trước những người Châu Âu quá tự phụ : họ thực hiện một “động tác nghi binh” bằng cách tấn công sang Lào và bằng cách đó buộc Pháp phải tập kết một lực lượng rất lớn tại Điện Biên Phủ.
TheoNews6Vnay.vn

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.