Không phải người da đen, ai mới là đối tượng bị phân biệt chủng tộc?
Sau cái chết của George Floyd, các cuộc biểu tình nổ ra trên khắp nước Mỹ; từ tâm thái ôn hoà ban đầu, rồi leo thang thành các cuộc bạo động do kẻ xấu lợi dụng, giật dây. Cái chết của một người da đen không chỉ là câu chuyện riêng của gia đình họ, mà trở thành câu chuyện của nước Mỹ, và sau đó nâng tầm thành câu chuyện của cả thế giới.
Người da đen đó có phải là anh hùng dân tộc không? Người da đen đó có phải là điển hình của cộng đồng người Mỹ gốc Phi không? Người da đen đó có đại diện cho tất cả nhóm người da màu trên thế giới không?
Câu trả lời là: Không.
Thậm chí, người da đen đó còn có nhiều tiền án tiền sự: dùng súng uy hiếp một phụ nữ mang thai để cướp của; bị kết án 5 năm tù vì tội cướp có vũ trang; sử dụng nhiều loại ma tuý. Tại thời điểm bị bắt giữ, anh ta đã sử dụng fentanyl và dương tính với virus Vũ Hán.
Thật kỳ lạ là một người “xấu xí" như vậy giờ đang được nhiều người tung hô là “anh hùng".
Nhưng rồi chuyện quỳ hay không không còn là quyết định của mỗi cá nhân, khi cảnh sát sẽ là đối tượng bị “tấn công” bởi đám đông thuộc phong trào “Black Lives Matter” (Người da đen đáng được sống) nếu họ không quỳ, theo Daily Mail. Trong những trường hợp này, việc quỳ có thể gây ra nhận thức về sự suy yếu trong vai trò của cảnh sát.
Thậm chí, phong trào này sau đó còn lan sang các nước khác, cũng lại diễn một kịch bản giống nhau. Thủ tướng Canada Justin Trudeau quỳ gối, Anh Quốc muốn lật đổ nhiều tượng nhân vật lịch sử bằng đồng, người da đen Pháp yêu cầu người da trắng biến khỏi nước Pháp… Các quốc gia khác được khuyến khích tham gia phong trào quỳ gối để thể hiện chống phân biệt chủng tộc.
Ông Joe Biden – người tranh cử Tổng thống, thậm chí còn nói rằng nếu trúng cử sẽ bồi thường người da đen 14 nghìn tỷ USD – nghĩa là, mỗi người da đen nhận được bình quân 350.000 USD…
Do bị chỉ trích, “bỏ qua sự khủng bố của chế độ nô lệ”, bộ phim kinh điển “Cuốn theo chiều gió” phát sóng 80 năm qua đã bị HBO gỡ xuống!
Vô lý hơn, ngày 9/6, những người hoạt động trong phong trào Black Lives Matter, trong đó có nhiều người theo chủ nghĩa vô chính phủ và tổ chức Antifa, đã chiếm giữ khu vực Capitol Hill và lập ra “Khu Tự trị Capitol Hill”.
Ai là người phát hiện ra cĐến ngày 10/6, đại diện của “Khu Tự trị Capitol Hill” đã viết yêu sách 30 điểm gửi chính quyền Thành phố Seattle và bang Washington. Đặc biệt trong đó có nội dung yêu cầu phải cấp quyền công dân cho tất cả 11 triệu đến 22 triệu người nhập cư bất hợp pháp đang sống tại Mỹ. Họ cũng yêu cầu giải tán sở cảnh sát, xóa bỏ nhà tù giam giữ trẻ em và cho phép tội phạm được quyền bầu cử.
Một cái chết của một cá nhân và sự sai lầm của một viên cảnh sát giờ bị đẩy lên thành chuyện của người da đen, da trắng và cảnh sát Mỹ. Theo một phép logic thông thường, chẳng ai nghĩ “con kiến” lại hoá “con voi” nhanh đến như vậy. Rõ ràng, nếu dùng tiêu chuẩn này để đánh giá vấn đề phân biệt chủng tộc, thì có lẽ nạn nhân của việc phân biệt chủng tộc lần này không phải là người da đen, mà lại chính là người da trắng. Không pháp luật, không lý lẽ, không trật tự, bỗng dưng nhiều người da đen tự cho mình đặc quyền chỉ trích và giẫm đạp lên lòng tự trọng của những người da trắng. Nếu nói phân biệt chủng tộc là sự kỳ thị, định kiến và đối xử bất công, thì chẳng phải người da trắng đang hứng chịu tất cả trong những ngày này?
Trong khi, ai là người giải phóng nô lệ da đen trong cuộc nội chiến?
Ai là người bầu ông Obama làm tổng thống Mỹ da màu đầu tiên trong lịch sử?
Ai là người phát hiện ra châu Mỹ và đóng góp xây dựng và phát triển nước Mỹ để sau này người da đen có thể sống tự do trên một mảnh đất hoà bình?
Tất nhiên, không tránh khỏi việc một số ít người da trắng có sự kỳ thị người da màu, nhưng nhìn chung, đất Mỹ không có chuyện cho phép kỳ thị da màu vì Luật pháp bảo vệ họ và lại càng không có Chính sách phân biệt đối xử với người da đen.
Không phải màu da, mà là phẩm chất
Ngày 4/6, nhà hoạt động bảo thủ người Mỹ gốc Phi là Candace Owens đã tự quay một video tuyên bố rằng, người đàn ông gốc Phi Floyd (George Floyd) gần đây bị cảnh sát hại chết trong khi thực thi pháp luật “không phải là người tốt”, vì vậy phản đối “anh hùng hóa” Floyd.
Confession: #GeorgeFloyd is neither a martyr or a hero. But I hope his family gets justice. pscp.tv/w/caav-zFsWkVw …
Châu Mỹ và đóng góp xây dựng và phát triển nước Mỹ để sau này người da đen có thể sống tự do trên một mảnh đất hoà bình?
Tất nhiên, không tránh khỏi việc một số ít người da trắng có sự kỳ thị người da màu, nhưng nhìn chung, đất Mỹ không có chuyện cho phép kỳ thị da màu vì Luật pháp bảo vệ họ và lại càng không có Chính sách phân biệt đối xử với người da đen.
Không phải màu da, mà là phẩm chất
Ngày 4/6, nhà hoạt động bảo thủ người Mỹ gốc Phi là Candace Owens đã tự quay một video tuyên bố rằng, người đàn ông gốc Phi Floyd (George Floyd) gần đây bị cảnh sát hại chết trong khi thực thi pháp luật “không phải là người tốt”, vì vậy phản đối “anh hùng hóa” Floyd.
Trước đó, một cuốn sách của Shelby Steele đã cho rằng cộng đồng người da đen có nền văn hoá khác đặc biệt so với các cộng đồng khác. Nhưng Owens nói vấn đề cơ bản hiện tại của người Mỹ gốc Phi là: kém hiểu biết, tự hại mình, xem những thứ tệ hại là đẹp đẽ, giống như sự cố Floyd này. Cô nói rằng văn hóa người Mỹ gốc Phi đã đổ vỡ. Năm 2018, người da đen chiếm 13% dân số Mỹ, nhưng lại tạo ra 50% các vụ phạm tội ở Mỹ.
“Floyd không phải là tấm gương, tại sao anh ta lại được coi như tấm gương? Thậm chí còn có người in hình của anh ta trên áo phông?”. Cô hỏi, từ khi nào vấn đề xem tội phạm thành như anh hùng lại trở thành cái mốt?
“Người da trắng, người Do Thái và thậm chí cả người gốc Tây Ban Nha sẽ không vì một sự kiện xảy ra như vậy mà biến một tội phạm gốc Phi thành anh hùng, chỉ có người châu Phi chúng ta thường xuyên làm điều như vậy!”.
Đồng thời, trước màn quỳ gối của Đảng dân chủ, cô cho biết: “Tôi nghĩ rằng ít nhất có một hoặc hai điều nào đó mà Đảng dân chủ sẽ không cúi đầu chịu làm để kiếm phiếu bầu từ người da đen, nhưng hình như chẳng có điều nào hết. Đeo khăn của người châu Phi và quỳ gối chụp ảnh, bởi vì hôm nay là thứ Hai và chỉ còn 4 tháng nữa là đến tháng 11 (tháng bầu cử Tổng thống Mỹ)”.
Ngày 2/6, bà Lily Mei – Thị trưởng thành phố Fremont (bang California) đã bị yêu cầu quỳ xuống trong cuộc đối thoại với người biểu tình, nhưng vị thị trưởng gốc Hoa này kiên quyết từ chối. Mặc dù bị chỉ trích, bà nói: Tôi ủng hộ các bạn biểu tình hòa bình, nhưng tôi chỉ quỳ trước Chúa khi cầu nguyện.
Khi bạo loạn tại Washington lên đến đỉnh điểm, Tổng thống Trump từng có hành động khiến người ta kinh ngạc, ông đi bộ qua Nhà Trắng đến Nhà thờ St. John đối diện – nơi từng bị đốt cháy trong bạo loạn, ông giơ cao Kinh thánh và đứng không nói lời nào. Ông nói trên Twitter rằng: “Pháp luật và trật tự!” “Không quỳ!”.
ấn đề không phải ở màu da. Vấn đề nằm ở phẩm chất.
Về phẩm chất, George Floyd là một tội phạm nằm dưới đáy của xã hội. Nhưng về màu da, anh ta nghiễm nhiên được hưởng một đặc quyền hiếm có mà đám đông trao tặng. Xác của anh được đặt trong chiếc quan tài mạ vàng, linh cữu được rước đi trong cung cách đám tang của một vĩ nhân.
Trong một vụ án, pháp luật sẽ vào cuộc để phân xử đúng sai. Việc những kẻ bạo loạn và những người biểu tình “ngây thơ" tạo nên sự hỗn loạn trong nước Mỹ những ngày này chỉ thể hiện: họ đang cầu hoà với những kẻ côn đồ và cố tình gây chia rẽ nước Mỹ. Điều này lại càng chứng tỏ rằng họ đang đấu tranh “chống phân biệt chủng tộc" thực ra lại là đang thực hiện hành động “phân biệt chủng tộc".
Có một nhóm người bị “phân biệt chủng tộc" trong vài thập kỷ gần đây
Nhiều thập kỷ qua, có một bộ phận người bị “phân biệt chủng tộc" mà thế giới không nhận thấy.
Kể từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Trump đã đem lại nhiều kỳ tích cho nước Mỹ. Niềm tin kinh doanh, đầu tư và số liệu thất nghiệp của Mỹ vẫn tốt đến mức đáng kinh ngạc. Thị trường chứng khoán Mỹ đã có sự hồi phục mạnh mẽ hình chữ “V” kể từ khi rớt đáy vào cuối tháng 3/2020. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ cũng gây sốc cho các nhà kinh tế ở Phố Wall, khi giảm xuống còn 13,3% trong tháng 5/2020. Nền nông nghiệp trong nước từng bước được khôi phục bất chấp tổn thương từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Nhưng đáp trả công lao này, báo chí truyền thông phe cánh tả chỉ trực chờ soi mói và mổ xẻ những phát ngôn của ông.
Theo Doug Wead, sử gia chuyên viết về các đời tổng thống Mỹ, khi Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ rút lui khỏi Hiệp định biến đổi khí hậu Paris 2016, giới hoạt động môi trường, truyền thông, đảng đối lập phản đối gay gắt. Dân chúng không hiểu cũng hùa vào “chửi” ông. Trong khi đó, Hiệp định ấy có nghĩa là Mỹ phải tham gia bỏ tiền, đầu tư công nghệ, máy móc để dọn dẹp việc ô nhiễm môi trường của các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi… Và tiền đó từ tiền thuế của dân Mỹ đóng góp. Nếu người dân biết họ phải nai lưng lao động và trả tiền cho những nước kia để họ gây ô nhiễm môi trường, họ chắc sẽ không phẫn nộ như vậy. Trong khi, hiệp định đó là do Tổng thống Obama đặt bút ký.
Dưới thời Obama, nước Mỹ trở nên què quặt với GDP tăng trưởng âm, tỷ lệ lao động có việc làm đạt mức tồi tệ nhất kể từ năm 1978. Khoản nợ quốc gia gần vượt ngưỡng 20 ngàn tỷ đô la, đường biên giới không an ninh, 90 triệu người Mỹ từ bỏ tìm kiếm việc làm, 45 triệu người sống nhờ trợ cấp thực phẩm và 50 triệu người sống trong nghèo khổ. Mối đe dọa từ nước ngoài ngày càng nguy hiểm hơn, bao gồm Iran và vũ khí hạt nhân, sức mạnh quân sự của Trung Quốc, những kẻ khủng bố Hồi giáo v.v. Vậy mà truyền thông không dám “ho he” gì, thậm chí còn giúp Obama che đậy. Doug Wead cho rằng: dường như truyền thông đã nhào nặn thành công một hình tượng Obama bóng láng không tì vết trong lòng hơn một nửa dân chúng Mỹ.
Có phải, Tổng thống Trump từ lâu cũng là đối tượng bị “phân biệt đối xử” không?
Chưa hết, vì mang danh là anh cả của thế giới, Mỹ phải đang ‘è cổ’ bao bọc quân sự miễn phí cho các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Ả rập, khối NATO… cho tới khi Tổng thống Trump đem bàn cân ra đặt lại. Ông cho rằng thật vô lý khi Mỹ phải bỏ ra hàng tỷ Mỹ kim để tạo nên những đầu đạn, tên lửa, vũ khí và tặng không cho các nước đang được coi là siêu cường của thế giới.
Giới ngoại giao, báo chí, tướng tá lại nhao lên phản đối, lo sợ Mỹ sẽ làm mất lòng các đồng minh Á – Âu. Nhưng ông Trump đã thẳng thắn gọi đó là mối quan hệ lợi dụng và giữ vững lập trường của mình. Mỹ không thể bị bòn rút như vậy nữa.
Cuối cùng, với tài thương lượng của ông Trump, các đồng minh đã buộc phải đóng góp cho NATO. Ông lại thành công trong việc bớt đi một gánh nặng trên lưng tầng lớp trung lưu Mỹ. Không những thế, hệ thống phòng ngự NATO còn trở nên mạnh mẽ hơn.
Mỹ cũng đóng góp phần lớn cho WHO, WTO, Ngân hàng thế giới, nhưng các tổ chức này dần bộc lộ bản chất bị mua chuộc bởi Trung Quốc.
Trong khi đó, Trung Quốc trong những thập kỷ gần đây với âm mưu làm bá chủ toàn cầu đã “hút máu” cả thế giới, mà nhiều quốc gia (Pháp, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Úc…) đã từng cúi mình không hề oán thán. Dự án “Vành đai và Con đường" là một “cú lừa lịch sử” đối với những quốc gia như Indonesia, Malaysia, Campuchia, Sri Lanka, Pakistan v.v. và đặc biệt là Ý. Họ ngây thơ tin tưởng Trung Quốc sẽ đem đến cho họ tương lai tốt đẹp hơn. Chỉ khi lâm vào bước đường cùng do tác động của dịch viêm phổi Vũ Hán, các quốc gia này mới “tỉnh ngộ" trước bản chất tà ác của Trung Quốc; bẫy nợ treo lơ lửng trên đầu họ như một cái giá phải trả cho sự kết giao mù quáng với Trung Quốc. Thậm chí, Trung Quốc còn “kí sinh" trên nước Mỹ bằng những biện pháp không tưởng như: ăn cắp công nghệ, mua chuộc, thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực từ giải trí, giáo dục, quân sự, kinh tế, y tế v.v. để làm suy yếu nước Mỹ đồng thời chắt lọc những tinh hoa đem về ứng dụng ở nước mình.
Có phải, Mỹ trong suốt những thập kỷ gần đây cũng là đối tượng bị “phân biệt đối xử", khi phải đeo trên lưng những gánh nặng của thế giới bởi vì Mỹ là cường quốc số 1, trong khi đó Trung Quốc “bù lu bù loa" với thế giới rằng cho phép nước này hội nhập sẽ mang lại cơ hội vàng nhưng thực tế là ngược lại, mà không quốc gia nào lên tiếng chỉ trích trước đó, ngoài Mỹ?
Rõ ràng, đối tượng đang bị phân biệt đối xử ở đây là “chủng tộc của những người tốt”; những người dám đứng lên vì chính nghĩa; những người có niềm tin mãnh liệt vào hòa bình, công bằng và các giá trị phổ quát.
Khi người xấu như George Floyd được tôn vinh ngang hàng với Mục sư Martin Luther King, một trong những nhà hoạt động nhân quyền có ảnh hưởng lớn nhất đến nước Mỹ,
Khi Đảng dân chủ từ bỏ cả danh dự quỳ gối để lấy phiếu bầu, “bán rẻ” tinh thần Mỹ,
Khi đám đông bạo loạn, tổ chức khủng bố Antifa ra sức phá huỷ nước Mỹ,
Khi hàng loạt các quốc gia chấp nhận cúi mình trước Trung Quốc vì mục đích thương mại và lợi ích, bất chấp hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng xảy ra ở quốc gia này,
Khi một tổng thống hết lòng vì nước Mỹ, năm lần bảy lượt bị phế truất và chơi xỏ,
Khi một môn tu luyện an hoà theo Chân - Thiện - Nhẫn bị đàn áp dã man ở Trung Quốc suốt 20 năm,
Thì rõ ràng, trong những thập kỷ gần đây, thế giới đã trải qua sự “phân biệt và kỳ thị” đối với các giá trị đạo đức. Cái xấu lên ngôi, cái tốt bị giẫm đạp và coi thường.
Bất kỳ một sự phân biệt nào đều phải trả giá, thế giới này vốn đã có ranh giới rõ ràng cho Thiện và Ác. Khi cán cân này bị lật đổ, kết cục bi thương đang chờ đợi những ai vứt bỏ nó.
Như Cựu sứ thần Tòa thánh tại Hoa Kỳ Carlo Maria Viganò đã nói với Tổng thống Trump trong một bức thư: “Còn cách nào hiệu quả hơn để làm điều này, thưa Tổng thống, đó là cầu nguyện, cầu xin Chúa bảo vệ Ngài, Hoa Kỳ và toàn thể nhân loại thoát khỏi cuộc tấn công dữ dội này của Kẻ thù? Trước sức mạnh của lời cầu nguyện, sự dối trá của những đứa trẻ trong bóng tối sẽ sụp đổ, âm mưu của chúng sẽ bị bại lộ, sự phản bội của chúng sẽ được hiển thị, quyền lực gây sợ hãi của chúng sẽ chấm dứt, sự lừa đảo khủng khiếp sẽ được đưa ra ánh sáng sự thật”.
Khi đánh giá "phân biệt chủng tộc" qua màu da, tiền bạc, và quyền lực, nhiều người đã bỏ quên một điều rằng: tất cả sinh mệnh đều bình đẳng trước Chúa.
Minh Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét