George Floyd và bản chất biểu tình bão loạn ở Mỹ
by DI
8:34:00 SA
Read
Góc nhìn
8:34:00 SA
Xin giới thiệu tiếp thêm một bài về chủ đề cái chết của người đàn ông Mỹ gốc Phi George Floyd.
Nhưng bài viết lần này là của chuyên gia Nga Andrey Sidorchik bàn về những chuyện rất khó tin liên quan đến địa điểm được cho là nơi G.Floyd trút hơi thở cuối cùng. Bài với tiêu đề trên đăng trên báo “Luận chứng và sự kiện” ngày 18/6/2020.
Từ hối hận đến thờ phụng
Xin tóm tắt lại một chút: George Floyd, 46 tuổi, đã chết trong thời gian cảnh sát bắt giữ vì bị nghi là đã sử dụng tiền giả để thanh toán trong một cửa hàng. Nguyên nhân dẫn đến cái chết của Floyd được cho là do viên sỹ quan cảnh sát Derek Chauvin đã dùng đầu gối đè vào cổ người bị giữ và giữ tư thế này trong khoảng 9 phút.
Cái chết của George Floyd đã châm ngòi cho chiến dịch “Black Lives Matter” bùng nổ- một chiến dịch phản đối quy mô lớn không chỉ có các cuộc biểu tình ôn hòa, mà còn cả các cuộc đụng độ với cảnh sát, đốt xe hơi, cướp bóc các cửa hàng và đập phá các tượng đài.
George Floyd đã chết được chôn cất với các nghi lễ danh dự trọng thị và an nghỉ trong một chiếc quan tài dát vàng. Trong buổi lễ tiễn biệt, các chính trị gia tự coi mình phải có nghĩa vụ quỳ xuống trước linh cữu G.Floyd để thể hiện sự hối hận và tình đoàn kết của mình với những người biểu tình “ôn hòa”.
Vĩnh biệt George Floyd ở Houston
Một người Mỹ gốc Phi đã chết sau khi bị bắt giữ và bị một cảnh sát đã dùng đầu gối đè cổ anh ta.. Ảnh: Reuters
Nhưng lúc sinh thời, G. Floyd đã bị truy tố tới năm lần vì các tội trộm cắp, tàng trữ trái phép chất ma túy và cướp có vũ trang.
Năm 2007, Floyd đã cùng băng đảng của mình gồm năm người đột nhập vào nhà riêng và dùng súng ngắn đe dọa một phụ nữ đang mang thai. Sau khi bị bắt, Floyd nhận tội, đứng ra làm chứng chống lại các đồng phạm và bị kết án năm năm tù.
Lòng tôn kính G. Floyd giờ đang trở thành một phong trào. Các nghệ sĩ đường phố ở nhiều thành phố khác nhau trên thế giới vẽ các bức graffiti để vinh danh, các trường đại học và cao đẳng Hoa Kỳ đua nhau hết trường này đến trường khác thành lập quỹ học bổng mang tên George Floyd.
Một nhân vật hoài nghi có đưa ra một nhận xét hơi mỉa mai như sau: “Không còn lâu nữa đâu, sẽ đến ngày anh ta được phong Thánh cho mà xem”.
Mỉa mai như vậy là hơi thừa- người ta quả là đã bắt đầu phong Thánh cho George Floyd.
Trong đêm qua, nhiều người được chữa lành bệnh tức thì
Theo tờ The Christian Post, tại thành phố Minneapolis, tại chính cái chỗ mà Floyd bị cảnh sát đè cổ, nhiều người đã được chữa lành bệnh.
Một số nhóm Kitô giáo đã bắt đầu tiến hành các nghi lễ tôn giáo tại nơi Floyd chết, để bằng cách đó"ban hòa bình và tình yêu". Tại địa điểm được cho là nơi người Mỹ gốc Phi này chết, người ta còn thực hiện cả các buổi rửa tội.
Một nhà hoạt động Kitô giáo năng nổ là Joshua Lindqvist có nói như sau: “Tôi tin rằng Nhà thờ có thể can thiệp và nhận ra những chuyển động từ Thiên Chúa- một sự chuyển động có thể chữa lành (nỗi đau của) trái tim, có thể mang lại công lý từ Thiên đàng”.
Một mục sư có tên là Charles Karuk còn đi xa hơn nữa khi tuyên bố rằng G. Floyd là một “Jesus mới” và lưu ý rằng nơi ông chết không chỉ có thể hòa giải được mọi người với nhau, mà còn giúp chữa lành bệnh tật.
Ông này viết trên trang của mình trên mạng xã hội như sau: “Mọi người tiếp tục được cứu rỗi, được rửa tội, được chữa lành bệnh tật và được giải thoát. Đêm qua, đã có một người hết hẳn đau lưng sau hơn 20 năm khổ sở, một chấn thương đã 18 tháng đã ngay lập tức được chữa khỏi” .
J. Lindqvist cũng kể về những điều kỳ diệu đã xảy ra ở nơi này: “Tôi không biết là các bạn có tin vào phép màu hay không, nhưng tôi thì tin, và ở đây đã có một người đàn ông bị điếc đột nhiên đã nghe lại được.
Chúa đã tạo ra một phép lạ. Thiên Chúa đã dùng tình huống bi thảm này để vinh danh Người. G. Floyd sẽ dẫn dắt nhiều người đến với Chúa".
Nhưng có một số nhóm Kitô giáo khác, cũng đang thực hiện các nghi lễ tôn giáo tại nơi chết của Floyd, lại đề nghị là chỉ nên dừng lại ở những vấn đề có liên quan đến sự cứu rỗi tâm hồn và sự hòa giải, chứ không nên sa đà vào các chuyện kiểu như (kể về các trường hợp) những người bị liệt có thể đi lại được, người mù lại nhìn thấy, phụ nữ vô sinh lại mang thai và v.v.
Tuy nhiên, cứ theo những gì đã thấy, dòng người muốn chạm tay vào chỗ đất thiêng này chắc chắn sẽ ngày càng dài thêm.
Liệu có phong thánh?
Trước đó, Giáo hoàng La Mã Francis có tuyên bố rằng ông cầu nguyện cho G.Floyd và cho "tất cả những người đã mất đi cuộc sồng của mình vì nạn phân biệt chủng tộc".
Nhưng ông cũng nói thêm một ý rằng ông đang rất lo lắng theo dõi sát tình trạng bất ổn ở Mỹ: “Nhưng đồng thời, chúng ta cũng cần phải thừa nhận rằng bạo lực trong những ngày gần đây là tự hủy hoại mình và tự hành hạ mình. Nếu sử dụng bạo lực, chúng ta sẽ không đạt được bất cứ điều gì, mà chỉ mất, mất rất nhiều”.
Bạn sẽ không ghen tỵ với Vatican đâu. Bởi vì cứ xét theo những xúc cảm đang bùng phát như hiện nay, rất không lâu nữa các vị đại diện của Giáo hội Công giáo sẽ phải bằng một cách nào đó phản ứng trước những lời kêu gọi phong thánh cho G. Floyd.
Và phải làm gì trong một tình huống như vậy, quả thực là rất khó hình dung. Bởi vì vào tình cảnh như hiện nay, việc thể hiện sự không đồng tình với đường lối chung của Black Lives Matter sẽ dẫn tới những hậu quả hết sức nghiêm trọng.
Còn về những gì liên quan đến nước Mỹ, nơi một cựu tội phạm đã quá cố lại được “tôn” lên ngang hàng với những vị anh hùng dân tộc, thì, có lẽ, các bức tượng anh ta sẽ sớm được đặt lên những bệ tượng đài bằng đá bị bỏ trống sau khi đã kéo đổ những tượng đài vinh danh các nhà hoạt động của Liên bang (Hợp chủng quốc Hoa Kỳ) như Christopher Columbus và những nhân vật lịch sử khác trong quá khứ bị những người biểu tình quy kết cái tội là “những kẻ phân biệt chủng tộc”.
>>Mỹ: 'George Floyd chết không phải vì cảnh sát, mà vì...ma túy'
Lê Hùng- Nguyễn Hoàng (dịch)
George Floyd và bản chất biểu tình bão loạn ở Mỹ
Reviewed by DI
on
8:34:00 SA
Rating: 5
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét