Nữ tiếp viên hàng không đưa 172 du học sinh mắc kẹt về nước

Nữ tiếp viên hàng không đưa 172 du học sinh mắc kẹt về nước: 12h đêm hạ cánh, vỡ oà khi hành khách thốt lên "Đã được về nhà rồi" - Ảnh 5.



Để trở thành tiếp viên hàng không, ngoài sự nhanh nhẹn, khéo léo và ngoại hình ưa nhìn, lòng dũng cảm cũng là phẩm chất đặc trưng, nhất là khi đứng trước những thử thách như mùa đại dịch COVID-19.

Trước tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến cực kì phức tạp với số ca nhiễm lên đến hơn 986.000 người (ghi nhận đêm 2/4/2020) đã khiến cho không chỉ ngành Y học, mà cả ngành vận tải, đặc biệt là vận tải hàng không cũng gặp phải những khó khăn chưa từng thấy. Nhiều chuyến bay giải cứu người Việt đang mắc kẹt tại vùng dịch đã được thực hiện với tinh thần "không một ai bị bỏ lại".
Trò chuyện với Phan Tố Hằng – là một trong những tiếp viên hàng không trên chuyến bay VN 6889 đi giải cứu 172 du học sinh đang mắc kẹt tại TP.Cebu (Philippines), cô bạn đã có những chia sẻ thực sự xúc động về nghề nghiệp cũng như nhiệm vụ đặc biệt trong mùa dịch COVID-19.
Nữ tiếp viên hàng không đưa 172 du học sinh mắc kẹt về nước: 12h đêm hạ cánh, vỡ oà khi hành khách thốt lên Đã được về nhà rồi - Ảnh 1.
Phan Tố Hằng là một trong những tiếp viên hàng không của chuyến bay VN 6889 đi giải cứu người Việt mắc kẹt tại Cebu (Philippines) về nước.
Xin chào Tố Hằng, bạn có thể cho biết lí do nào khiến bạn quyết định trở thành tiếp viên hàng không?
Mình được biết rất nhiều bạn ngay từ khi còn nhỏ đã có ước mơ được bay cao, bay xa, được mặc tà áo dài của những cô tiếp viên xinh đẹp, nhưng cơ duyên của mình khi đến với nghề lại hoàn toàn khác. Mình đã trải qua nhiều công việc khác nhau để tìm ra đam mê của mình.
Là cựu sinh viên của khoa Tuyên truyền (Học viện Báo chí và Tuyên truyền), từng thử sức với vai trò MC/BTV tại Đài PT-TH Hà Nội, Đài TH Việt Nam (cơ sở Đà Nẵng), tuy nhiên sau một khoảng thời gian gắn bó với công việc này, mình cảm thấy muốn đi đến nhiều vùng đất mới để có thêm những trải nghiệm trong hành trình tuổi trẻ và hi vọng mang vẻ đẹp Việt Nam tiếp cận với nhiều người hơn. Chính đam mê đó đã giúp mình trở thành một tiếp viên hàng không.
Khi được giao nhiệm vụ là tiếp viên hàng không trong chuyến bay giải cứu người Việt tại Philippines, cảm xúc của bạn như thế nào?
Cảm xúc trước tiên của mình đó là lo lắng bởi tình hình dịch bệnh đang bùng phát rất mạnh, trước đó cũng có nhiều các anh chị tiếp viên từng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Tuy nhiên khi nghĩ về đồng bào mình đang ở một đất nước xa lạ, mong mỏi sự giúp đỡ từ chúng mình, từ quê hương Việt Nam, mình đã nhanh chóng gạt bỏ lo lắng mà cố gắng làm sao hoàn thành nhiệm vụ thật tốt.
Bên cạnh đó sau khi được thống nhất về phương án thực hiện chuyến bay, nhận được sự giúp đỡ của liên đội cũng như ban lãnh đạo đội tiếp viên, mình cũng cảm thấy yên tâm và sẵn sàng lên đường.
Nữ tiếp viên hàng không đưa 172 du học sinh mắc kẹt về nước: 12h đêm hạ cánh, vỡ oà khi hành khách thốt lên "Đã được về nhà rồi" - Ảnh 2.
Nữ tiếp viên hàng không đưa 172 du học sinh mắc kẹt về nước: 12h đêm hạ cánh, vỡ oà khi hành khách thốt lên "Đã được về nhà rồi" - Ảnh 2.
Nữ tiếp viên hàng không đưa 172 du học sinh mắc kẹt về nước: 12h đêm hạ cánh, vỡ oà khi hành khách thốt lên "Đã được về nhà rồi" - Ảnh 2.
Hằng và các thành viên trong phi hành đoàn đã gạt bỏ hết cảm xúc lo lắng để quyết tâm thực hiện thật tốt nhiệm vụ được giao.
Bạn đã chuẩn bị những gì cho chặng bay đặc biệt này?
Trước tiên không chỉ mình mà tất cả các anh chị tiếp viên đều phải chuẩn bị sức khoẻ thật tốt vì chặng bay khá dài, hơn nữa lại đi đến vùng có dịch nên đảm bảo sức khoẻ là điều tối quan trọng. Còn về mặt tinh thần, thì dù là chuyến bay thường ngày hay chuyến bay đặc biệt, mình phải thực sự sẵn sàng mới dám nhận nhiệm vụ, vì người tiếp viên chính là đại sứ của hãng hàng không, và đặc biệt lại là hãng hàng không quốc gia thì tinh thần càng phải vững vàng, hình ảnh càng phải chỉn chu.
Đặc biệt chuyến bay này phải đảm bảo 100% về mặt y tế, bởi đây không phải chuyến bay đầu tiên của hãng đến vùng dịch giải cứu đồng bào, bọn mình cũng đã có kinh nghiệm trong việc bảo vệ bản thân bằng khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn. Bên cạnh đó, hãng cũng trang bị cho chúng mình đồ bảo hộ dành riêng cho tiếp viên (áo, kính mắt, khẩu trang chuyên dụng), các trang thiết bị an toàn an ninh.
Và với những chuyến bay đặc biệt như thế này, tự bản thân người tiếp viên hàng không phải nâng cao ý thức bảo vệ chính mình và các hành khách. Trong khi họp tổ bay, cả đoàn cũng phải thống nhất về các phương án để làm sao đưa đồng bào về nước an toàn tuyệt đối.
Khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đưa 172 hành khách về nước an toàn, bạn có suy nghĩ như thế nào?
Máy bay hạ cánh xuống sân bay Cần Thơ vào khoảng hơn 12 giờ đêm và cảm xúc của mình là vỡ oà trong hạnh phúc, vui sướng và thực sự xúc động khi nghe thấy một hành khách trong chuyến bay nói rằng: "Anh chị ơi! Đã được về nhà rồi". Trong suốt chuyến bay, mình nghe được rất nhiều những lời cảm ơn, những lời mong mỏi tha thiết của các bạn du học sinh rằng các bạn rất muốn được về nhà.
Khi xuống sân bay, phi hành đoàn nhanh chóng được khử trùng và quay trở lại TP.HCM, dù sau chặng bay dài nhưng mình và nhiều bạn trong đoàn không thể chợp mắt vì niềm vui sướng lúc đó.
Nữ tiếp viên hàng không đưa 172 du học sinh mắc kẹt về nước: 12h đêm hạ cánh, vỡ oà khi hành khách thốt lên Đã được về nhà rồi - Ảnh 3.
Chính quyết tâm cao độ và sự nỗ lực hết mình đưa đồng bào trở về an toàn đã mang lại cảm xúc vỡ oà cho các tiếp viên và các phi công trên chuyến bay.
Bạn có thể chia sẻ một kỉ niệm mà bạn không thể quên trên hành trình đặc biệt này?
Phải nói là một kỉ niệm vừa vui, vừa xúc động. Mình nhận được một bức thư tay của hành khách trên chuyến bay, bạn ấy là học sinh một trường Anh ngữ ở Cebu (Philippines), và do Chính phủ Philippines đã phát lệnh phong toả Thủ đô Manila nên nhiều chuyến bay quốc tế từ TP.Cebu về Việt Nam quá cảnh tại Manila đều không thể thực hiện được, bạn đã phải mất gần 1 tháng, làm đơn xin hỗ trợ mới có thể lên được chuyến bay này.
Cảm động trước sự nỗ lực, hy sinh của Việt Nam Airlines cũng như phi hành đoàn, bạn đã tặng một bài thơ rất hay và khi đọc xong, tất cả mọi người trong đoàn đều có chung một suy nghĩ, đó là thực hiện chuyến bay này quả thật rất xứng đáng, chúng mình đã nhận lại được nhiều hơn là sự cho đi.
Nữ tiếp viên hàng không đưa 172 du học sinh mắc kẹt về nước: 12h đêm hạ cánh, vỡ oà khi hành khách thốt lên Đã được về nhà rồi - Ảnh 4.
Bài thơ đầy xúc động do một du học sinh tự tay viết tặng cho phi hành đoàn.
Theo Hằng, để trở thành tiếp viên hàng không cần phải có những phẩm chất nào?
Với tính chất công việc vất vả, thời gian làm việc không cố định, bay xuyên đêm là chuyện hiển nhiên, tiếp viên hàng không cần phải có một sức khoẻ tốt cũng như tinh thần "thép" để chịu được những áp lực.
Ngoài việc xuất hiện với vẻ ngoài chỉn chu, rạng rỡ, thì chúng mình luôn phải trau dồi sức khoẻ, thể lực, kiến thức an toàn - an ninh trên chuyến bay, ngoài ra còn là tác phong nhanh nhẹn trong công việc, và niềm nở với những hành khách của mình. Đặc biệt, sự dũng cảm, tinh thần không ngại gian khổ cũng là một trong những điểm tạo nên sự khác biệt của nghề tiếp viên hàng không, nhất là tiếp viên của hãng hàng không quốc gia Việt Nam trong mùa dịch Covid-19 này.
Đôi lời bạn muốn nhắn gửi đến những bạn trẻ đang có ước mơ trở thành tiếp viên hàng không?
Nghề tiếp viên hàng không luôn là một nghề thu hút được sự quan tâm của rất nhiều các bạn trẻ. Có những bạn đam mê được đi đến những vùng đất mới, có những bạn thích được xinh đẹp mỗi ngày, hay có những bạn mong muốn có thu nhập tốt,... nhưng nhìn chung với mỗi một công việc, để có thể gắn bó được lâu dài, điều quan trọng là chúng ta phải yêu nó, và sẵn sàng cống hiến cho công việc của chính mình.
Đặc biệt trọng trách của tiếp viên còn là "đại sứ" của hãng hàng không, là bộ mặt của quốc gia trong những chặng bay quốc tế, mình tin chắc chắn nhiệm vụ này sẽ khiến cho các bạn tự hào.
Nữ tiếp viên hàng không đưa 172 du học sinh mắc kẹt về nước: 12h đêm hạ cánh, vỡ oà khi hành khách thốt lên "Đã được về nhà rồi" - Ảnh 5.
Nữ tiếp viên hàng không đưa 172 du học sinh mắc kẹt về nước: 12h đêm hạ cánh, vỡ oà khi hành khách thốt lên "Đã được về nhà rồi" - Ảnh 5.
"Trọng trách của tiếp viên còn là "đại sứ" của hãng hàng không , là bộ mặt của quốc gia trong những chặng bay quốc tế, mình tin chắc chắn nhiệm vụ này sẽ khiến cho các bạn tự hào." - Hằng chia sẻ.
TheoKenh14.vn

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.