Những "kẻ thù ăn cắp điện" trong gia đình bạn mà không ai ngờ ?
Giá điện đang tăng bạn hãy kiểm tra các thiết bị điện tử trong nhà để tiết kiệm điện và đản bảo an toàn.
Điều hòa
Điều hòa có công suất 2.600watt. Công suất chờ 1,11watt. Thời gian chờ điều hòa càng lâu càng tiêu tốn năng lượng điện. Hơn nữa, các thành phần luôn chạy trong chế độ chờ cũng làm giảm tuổi thọ của điều hòa.
Bếp từ
Công suất của bếp từ cảm ứng ở chế độ chờ là 0,86watt. Bếp điện từ ở trạng thái chờ dần dần sẽ làm hỏng mạch điện. Chính vì thế, nên rút phích cắm điện sau khi không sử dụng.
Nên tắt ti vi ở cả hai chế độ
Ti vi
Sau khi TV tắt bằng chế độ on - off trên điều khiển, nguồn đèn báo vẫn sáng thì nó đang ở chế độ chờ. Công suất dự phòng là 0,2watt.
Máy giặt
Khi máy giặt trong chế độ chờ chỉ có công suất 0,03watt, mức điện rất ít. Song vì trong máy giặt thường có hơi nước, nên để an toàn, tốt nhất sau khi giặt xong hãy rút phích cắm ra.
Lò vi sóng
Lò vi sóng sẽ làm nóng nhanh thức ăn có nước, còn thức ăn khô mất thời gian làm nóng lâu hơn. Vì thế hãy rắc một ít nước lên thực phẩm khô và đậy nắp lại. Điều này có thể rút ngắn thời gian làm nóng hiệu quả và giảm mức tiêu thụ điện.
Nên kiểm tra lò vi sóng
Bình nóng lạnh
Bình nóng lạnh có thể tiêu thụ đến 3.000watt. Hơn nữa, đây là đồ dùng được sử dụng hàng ngày. Bình nóng lạnh bật trong một giờ tốn hết 2,5 số điện khi chạy ở mức lớn nhất, và nhỏ nhất là một số điện. Nếu để chạy cả ngày (đun và tự ngắt - một dạng chế độ chờ), bình có thể tiêu thụ khoảng 20 số điện.
Các chuyên gia khuyến cáo cách tiết kiệm điện
Rút nguồn thiết bị không sử dụng: Theo thống kê, rất nhiều thiết bị điện tử như máy tính, TV, dàn âm thanh,... vẫn sử dụng điện năng ngay cả khi đã tắt. Tuy con số này là không cao, nhưng hãy tính đến việc chúng tiêu tốn của bạn 24 giờ mỗi ngày và 7 ngày mỗi tuần trong suốt một thời gian dài. Hãy rút nguồn tất cả các thiết bị mà bạn không còn sử dụng nói chung.
Nên để nhiệt độ điều hòa hợp lý
Tắt bớt bóng đèn điện: Nếu muốn giảm bớt hóa đơn điện vào những tháng cao điểm, không điều gì hiệu quả hơn chính ý thức của người dân, khi chúng ta nên có trách nhiệm với các thiết bị điện trong nhà. Hãy tắt đồ điện tử khi không sử dụng, tắt bớt đèn khi trời sáng, tắt quạt và điều hòa vào sáng sớm để tận dụng gió mát đầu ngày.
Không mở tủ lạnh quá lâu: Một trong những lưu ý nữa đó là hãy nhanh tay mỗi khi mở tủ lạnh, vì tủ lạnh trong những ngày nắng nóng rất nhanh bị mất hơi lạnh khi mở. Và sau đó sẽ phải "gồng" lên hoạt động nhằm bù lại mức nhiệt độ yêu cầu. Cần lưu ý đóng khít cánh cửa tủ và tuyệt đối tránh để hở.
Theo Min Min/
Mỗi gia đình phải trả thêm bao nhiêu khi giá điện tăng?
Giá điện bán lẻ bình quân tăng 8,36% từ ngày 20/3, lên mức 1.864,44 đồng một kWh (chưa gồm thuế VAT).
Đại diện Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVN Hà Nội) cho biết, để có cơ sở tính giá điện cũ và mới ngành điện thông báo và chốt chỉ số công tơ của các hộ dùng điện (sản xuất, kinh doanh, hành chính sự nghiệp...) trong 24 giờ, theo Thông tư 16/2014 về giá bán điện.
Với các hộ dùng điện sản xuất do đã lắp đặt công tơ điện tử từ xa, chỉ số điện sẽ chốt vào 0h ngày 20/3. Trường hợp đã lắp thu thập dữ liệu từ xa nhưng không lấy được dữ liệu chỉ số vào 0h, nhà đèn sẽ căn cứ vào dữ liệu lấy được gần nhất sau 0h ngày 20/3 để tính toán thay đổi giá. Các số liệu này được ngành điện gửi email, thông báo tin nhắn tới từng khách hàng để đối chiếu theo dõi.
Riêng hộ gia đình dùng điện sinh hoạt, hóa đơn điện sẽ được tính theo giá cũ và mới trên số ngày dùng điện thực tế.
Theo cách tính này, ví dụ khách hàng tiêu thụ 520 kWh trong 31 ngày (kỳ ghi hóa đơn 13/3 đến 12/4); số ngày sử dụng điện theo giá cũ là 7 ngày; số ngày dùng giá điện mới là 24 ngày.
Như vậy sản lượng điện tính theo giá cũ: (520 kWh/31 ngày) * 7 ngày = 117 kWh. Còn lại, sản lượng điện tính theo giá mới là 403 kWh.
Ứng với từng bậc thang và đơn giá điện cũ, số tiền điện phải trả của 7 ngày giá điện cũ là 261.564 đồng. Với định mức cho đơn giá mới, số tiền khách hàng phải trả là 976.774 đồng. Tổng cộng số tiền điện phải trả tháng 4 là 1.238.338 đồng (chưa gồm thuế VAT 10%). Và số tiền điện sau thuế là 1.362.172 đồng.
Như vậy, số tiền điện tháng 4 sẽ phải trả thêm 83.015 đồng so với khi giá điện chưa tăng (mức giá cũ là 1.279.157 đồng, gồm thuế VAT).
Bảng tính chi tiết giá điện sau điều chỉnh.
|
Trước đó, theo tính toán của Bộ Công Thương, tiền điện phải trả thêm của mỗi hộ gia đình là 7.000-77.200 đồng một tháng nếu sử dụng dưới 400 kWh.
Khoản tiền điện phải trả thêm của hộ sản xuất và hộ dùng điện theo giá kinh doanh khoảng 500.000 đồng một tháng. Với hộ dùng điện sản xuất, số tiền trả bình quân mỗi tháng hiện gần 12,4 triệu đồng. Khi giá điện tăng lên thì số tiền trung bình mỗi hộ phải trả thêm gần 870.000 đồng một tháng...
Anh Minh(TheoVNexpress)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét