COVID-19: Lo âu và sợ hãi
COVID-19: Lo âu và sợ hãi
Lo âu và sợ hãi chính nó mới là căn bệnh dịch đáng ngại. (Hình minh họa: Philip Fong/Getty Images)
Độ rày tôi được biết một số thuốc trụ sinh “trị cúm” như Z-pack (azythromycin) bán rất đắt hàng, và trở nên khan hiếm. Thêm vào đó, một số hình ảnh, nhiều đoạn phim video, cho thấy một số hàng nhu yếu phẩm, đồ hộp, ở nhiều cửa hàng siêu thị được khách hàng ưu ái, “dọn dẹp” sạch sẽ. Không những thế, một số người còn khoe trên mạng, những loại tủ chứa đặc biệt, rất kiên cố như để chống bom nguyên tử!
Tại sao vậy? Chỉ vì tin tức cho biết khả năng bị dịch bệnh toàn cầu do virus COVID-19 gây ra “sẽ khó tránh khỏi!”
Tất cả những hình ảnh trên đây có tính cách của ngày tận thế, nhưng, chính chúng lại tạo ra một loại bệnh dịch thứ nhì, lan rộng trên toàn cầu, đó là, bệnh lo âu sợ hãi!
Mặc dù từ nhiều thế kỷ trước, nhân loại đã từng trải qua rất nhiều trận dịch, đủ loại dịch, đã giết chết hàng triệu người, nhưng mỗi lần như thế, người ta lại vẫn cứ lo âu và sợ hãi, chỉ vì thiếu kiến thức cơ bản. Ngày xưa vì thiếu phương tiện truyền thông, còn bây giờ thì truyền thông đại chúng lại thiếu trung thực. Ví dụ, mỗi một người trên mạng xã hội có thể là một “đài phát thanh” mà không ai có thể kiểm chứng được. Và, ngay chính cả những mạng truyền thông quy mô lớn, cũng có khuynh hướng loan truyền sự kiện thêm phần kịch tính, theo kiểu phim kinh dị sống, “life show.”
Đương nhiên, người ta dễ bị kinh hoàng khi đối phó với bất kỳ một tình huống nào không quen thuộc. Trong trường hợp này là một loại virus lạ, bùng nổ ra, mà ngay đến giới y khoa vẫn chưa hiểu thấu. Câu hỏi đặt ra ở đây không phải là “nếu,” mà là “khi nào,” và ta cần phải chuẩn bị và đáp ứng ra sao?
Trước hết, ta phải suy xét tình huống một cách sáng suốt.
Một thí dụ điển hình, theo Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh Hoa Kỳ (CDC), trong mùa cúm năm 2019-2020, từ đầu Tháng Mười cho đến nay, có khoảng 45,000,000 (45 triệu) người Mỹ bị cúm flu, 21 triệu người đi khám bác sĩ, 560,000 người vào bệnh viện, và số tử vong lên đến 46,000 người. Để so sánh thêm, hàng năm, trên toàn thế giới, có khoảng 500,000 (nửa triệu) người chết vì bị cúm.
Thế thì, từ khi chúng ta nghe tin về COVID-19 cho đến nay, có bao nhiêu ca được phát hiện ở Mỹ, và có bao nhiêu người tử vong?
Cho đến thời điểm của bài viết này, chiều ngày 2 Tháng Ba, 2020, tổng cộng số người chết vì COVID-19 ở Mỹ là sáu người. Trong đó, bốn người mới qua đời ở thành phố Seattle, tiểu bang Washington, phần lớn là người cao tuổi, hay đang bị nhiều chứng bệnh về tim mạch. Thế thì, thử hỏi, trong cùng một ngày, ở thành phố Seattle, có bao nhiêu người qua đời vì bệnh tim mạch, hay chết chỉ vì bị cúm thường? Chưa kể đến, qua đời vì những lý do bệnh tật khác?
Hay để so sánh thêm, có bao nhiêu người chết trên xa lộ vì tai nạn lưu thông trong cùng một ngày ở Mỹ? Mở ngoặc, trên toàn nước Mỹ, trung bình có gần 38,000 người chết vì tai nạn xe cộ mỗi năm.
Những con số thống kê này, các mạng truyền thông đại chúng ít khi đề cập đến, vì chúng đã trở thành chuyện thường, không phải là thời sự nóng sốt nữa. Dĩ nhiên, mạng người bao giờ cũng quý, nhất là khi, đó là người thân yêu của mình, nhưng ta phải nhìn tình huống một cách khách quan hơn.
Kế đến, tuy ta chưa hiểu một cách thấu đáo về loại virus mới này, nhưng phương thức truyền bệnh, ủ bệnh, và bệnh lý vẫn đi theo một mẫu số chung của tất cả các loại virus, mà trong đó, điển hình là virus gây ra cảm cúm. Cụ thể là truyền bệnh qua đường hô hấp, có thể làm sưng phổi, và bị nhiễm trùng huyết. Bệnh nhân càng lớn tuổi, càng thiếu sức đề kháng, càng dễ bị tử vong.
Biết được nguyên tắc cơ bản, chúng ta hãy bắt đầu từ những phương cách đề phòng cũng rất ư là cơ bản
1-Giữ gìn sức khỏe bằng cách ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, và ngủ ngon giấc. Đừng lo âu và stress nhiều, nhất là lo về COVID-19 đến độ mất ăn mất ngủ.
2-Giữ gìn vệ sinh tốt. Nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước lạnh, trung bình từ 1 đến 2 phút mỗi lần. Nên tránh sờ vào mắt, mũi và miệng. Nên tránh những người đang ho, nhảy mũi, hay đang bị sốt. Riêng những ai đang có triệu chứng thì nên tự nguyện cách ly và tham khảo với bác sĩ.
3-Giữ gìn môi trường sống ở nhà, chỗ làm được vệ sinh. Nên lau chùi thường xuyên nhà bếp, cầu tiêu, phòng tắm, nhất là các mặt bàn, hay những nơi mà ta hay sờ mó vào. Các loại khăn lau, khăn tắm phải được giặt sạch thường xuyên.
4-Nếu chưa chích ngừa cúm influenza, vẫn chưa trễ. Nên nhớ nguy cơ tử vong vì cúm mùa còn cao hơn là cúm COVID-19!
Đừng lo âu và stress nhiều, nhất là lo về COVID-19 đến độ mất ăn mất ngủ. (Hình minh họa: Frazer Harrison/Getty Images)
Sau đây, hãy bàn về hiệu năng của những sản phẩm giúp ngăn ngừa bệnh
1-Các loại thuốc, kem, gel kháng vi khuẩn (antibacterial) thật ra không có hiệu quả bằng việc rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước lạnh.
2-Khẩu trang, tuy có thể ngăn được chất nhờn, nhưng không thể ngăn được những hạt vi khuẩn nhỏ li ti. Khẩu trang được dùng ở bệnh viện thường được thay bỏ thường xuyên, nhưng ở môi trường bên ngoài lại không có ích lợi gì cả, nhất là khi sử dụng khẩu trang trong thời gian dài, và lại sờ mó vào mũi miệng bên dưới khẩu trang, hay dụi tay vào mắt.
3-Các loại thuốc xịt, rửa mũi, tuy có thể giúp đỡ trong thời gian ngắn nhưng cũng không có giá trị dài lâu.
4-Thuốc vitamin và biotic. Nghiên cứu cho thấy tất cả các loại thuốc vitamin, phụ gia này chỉ tốn tiền vô ích, nhưng chẳng giúp đỡ gì nhiều hơn cho việc phòng chống các bệnh vì virus nói chung. Ví dụ, nghiên cứu cho biết, vitamin C chẳng có công hiệu gì với COVID-19 cả.
5-Thuốc trụ sinh. Các bệnh vì virus không thể chữa bằng thuốc trụ sinh. Trong trường hợp cúm nặng, thuốc trụ sinh được dùng để chữa các bệnh gây ra vì vi trùng, theo đám ăn tàn, một khi cơ thể bị suy yếu.
Nói chung, trong khi chờ đợi các loại thuốc chủng ngừa, hay thuốc chữa trị bệnh cúm vì COVID-19, phương thức đề phòng bệnh bằng cách giữ gìn vệ sinh, ăn uống lành mạnh, vận động thường xuyên, giảm stress và ngủ ngon giấc, vẫn có hiệu nghiệm. Rất có thể, COVID-19 sẽ không bao giờ biến mất, và sẽ trở lại dưới dạng thức khác, COVID-20, COVID-21 chẳng hạn. Cho dù loại nào đi nữa, phòng bệnh, sức khỏe tốt vẫn hiệu nghiệm hơn cả. Bằng chứng, một số người còn trẻ, đã từng trải qua COVID-19 cho biết, nhiễm bệnh cũng không đến nỗi tệ so với cúm thường.
Một cách lạc quan, thế nào rồi loại bệnh dich COVID-19 này cũng sẽ thoái hóa, sẽ bị khống chế như những loại bệnh dịch trước đây như cúm SARS, cúm gà, rồi cúm lợn… Cúm nào đi chăng nữa, chúng ta cần đáp ứng một cách trật tự và “logic.”
Khả năng COVID-19 gây ra trận dịch có thể giết hàng triệu người trên toàn cầu, thật ra rất nhỏ. Mối lo âu này không thể xếp hàng đầu trên cả các mối lo âu khác trong cuộc sống. Tôi không muốn nói là, “hãy cứ vui chơi như mọi ngày,” nhưng chỉ nên để ý, tìm hiểu, và suy xét cẩn thận. Lo âu và sợ hãi chính nó mới là căn bệnh dịch đáng ngại.
Bác sĩ Hồ Ngọc Minh
nguoi-viet.com
Lo âu và sợ hãi chính nó mới là căn bệnh dịch đáng ngại. (Hình minh họa: Philip Fong/Getty Images)
Độ rày tôi được biết một số thuốc trụ sinh “trị cúm” như Z-pack (azythromycin) bán rất đắt hàng, và trở nên khan hiếm. Thêm vào đó, một số hình ảnh, nhiều đoạn phim video, cho thấy một số hàng nhu yếu phẩm, đồ hộp, ở nhiều cửa hàng siêu thị được khách hàng ưu ái, “dọn dẹp” sạch sẽ. Không những thế, một số người còn khoe trên mạng, những loại tủ chứa đặc biệt, rất kiên cố như để chống bom nguyên tử!
Tại sao vậy? Chỉ vì tin tức cho biết khả năng bị dịch bệnh toàn cầu do virus COVID-19 gây ra “sẽ khó tránh khỏi!”
Tất cả những hình ảnh trên đây có tính cách của ngày tận thế, nhưng, chính chúng lại tạo ra một loại bệnh dịch thứ nhì, lan rộng trên toàn cầu, đó là, bệnh lo âu sợ hãi!
Mặc dù từ nhiều thế kỷ trước, nhân loại đã từng trải qua rất nhiều trận dịch, đủ loại dịch, đã giết chết hàng triệu người, nhưng mỗi lần như thế, người ta lại vẫn cứ lo âu và sợ hãi, chỉ vì thiếu kiến thức cơ bản. Ngày xưa vì thiếu phương tiện truyền thông, còn bây giờ thì truyền thông đại chúng lại thiếu trung thực. Ví dụ, mỗi một người trên mạng xã hội có thể là một “đài phát thanh” mà không ai có thể kiểm chứng được. Và, ngay chính cả những mạng truyền thông quy mô lớn, cũng có khuynh hướng loan truyền sự kiện thêm phần kịch tính, theo kiểu phim kinh dị sống, “life show.”
Đương nhiên, người ta dễ bị kinh hoàng khi đối phó với bất kỳ một tình huống nào không quen thuộc. Trong trường hợp này là một loại virus lạ, bùng nổ ra, mà ngay đến giới y khoa vẫn chưa hiểu thấu. Câu hỏi đặt ra ở đây không phải là “nếu,” mà là “khi nào,” và ta cần phải chuẩn bị và đáp ứng ra sao?
Trước hết, ta phải suy xét tình huống một cách sáng suốt.
Một thí dụ điển hình, theo Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh Hoa Kỳ (CDC), trong mùa cúm năm 2019-2020, từ đầu Tháng Mười cho đến nay, có khoảng 45,000,000 (45 triệu) người Mỹ bị cúm flu, 21 triệu người đi khám bác sĩ, 560,000 người vào bệnh viện, và số tử vong lên đến 46,000 người. Để so sánh thêm, hàng năm, trên toàn thế giới, có khoảng 500,000 (nửa triệu) người chết vì bị cúm.
Thế thì, từ khi chúng ta nghe tin về COVID-19 cho đến nay, có bao nhiêu ca được phát hiện ở Mỹ, và có bao nhiêu người tử vong?
Cho đến thời điểm của bài viết này, chiều ngày 2 Tháng Ba, 2020, tổng cộng số người chết vì COVID-19 ở Mỹ là sáu người. Trong đó, bốn người mới qua đời ở thành phố Seattle, tiểu bang Washington, phần lớn là người cao tuổi, hay đang bị nhiều chứng bệnh về tim mạch. Thế thì, thử hỏi, trong cùng một ngày, ở thành phố Seattle, có bao nhiêu người qua đời vì bệnh tim mạch, hay chết chỉ vì bị cúm thường? Chưa kể đến, qua đời vì những lý do bệnh tật khác?
Hay để so sánh thêm, có bao nhiêu người chết trên xa lộ vì tai nạn lưu thông trong cùng một ngày ở Mỹ? Mở ngoặc, trên toàn nước Mỹ, trung bình có gần 38,000 người chết vì tai nạn xe cộ mỗi năm.
Những con số thống kê này, các mạng truyền thông đại chúng ít khi đề cập đến, vì chúng đã trở thành chuyện thường, không phải là thời sự nóng sốt nữa. Dĩ nhiên, mạng người bao giờ cũng quý, nhất là khi, đó là người thân yêu của mình, nhưng ta phải nhìn tình huống một cách khách quan hơn.
Kế đến, tuy ta chưa hiểu một cách thấu đáo về loại virus mới này, nhưng phương thức truyền bệnh, ủ bệnh, và bệnh lý vẫn đi theo một mẫu số chung của tất cả các loại virus, mà trong đó, điển hình là virus gây ra cảm cúm. Cụ thể là truyền bệnh qua đường hô hấp, có thể làm sưng phổi, và bị nhiễm trùng huyết. Bệnh nhân càng lớn tuổi, càng thiếu sức đề kháng, càng dễ bị tử vong.
Biết được nguyên tắc cơ bản, chúng ta hãy bắt đầu từ những phương cách đề phòng cũng rất ư là cơ bản
1-Giữ gìn sức khỏe bằng cách ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, và ngủ ngon giấc. Đừng lo âu và stress nhiều, nhất là lo về COVID-19 đến độ mất ăn mất ngủ.
2-Giữ gìn vệ sinh tốt. Nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước lạnh, trung bình từ 1 đến 2 phút mỗi lần. Nên tránh sờ vào mắt, mũi và miệng. Nên tránh những người đang ho, nhảy mũi, hay đang bị sốt. Riêng những ai đang có triệu chứng thì nên tự nguyện cách ly và tham khảo với bác sĩ.
3-Giữ gìn môi trường sống ở nhà, chỗ làm được vệ sinh. Nên lau chùi thường xuyên nhà bếp, cầu tiêu, phòng tắm, nhất là các mặt bàn, hay những nơi mà ta hay sờ mó vào. Các loại khăn lau, khăn tắm phải được giặt sạch thường xuyên.
4-Nếu chưa chích ngừa cúm influenza, vẫn chưa trễ. Nên nhớ nguy cơ tử vong vì cúm mùa còn cao hơn là cúm COVID-19!
Đừng lo âu và stress nhiều, nhất là lo về COVID-19 đến độ mất ăn mất ngủ. (Hình minh họa: Frazer Harrison/Getty Images)
Sau đây, hãy bàn về hiệu năng của những sản phẩm giúp ngăn ngừa bệnh
1-Các loại thuốc, kem, gel kháng vi khuẩn (antibacterial) thật ra không có hiệu quả bằng việc rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước lạnh.
2-Khẩu trang, tuy có thể ngăn được chất nhờn, nhưng không thể ngăn được những hạt vi khuẩn nhỏ li ti. Khẩu trang được dùng ở bệnh viện thường được thay bỏ thường xuyên, nhưng ở môi trường bên ngoài lại không có ích lợi gì cả, nhất là khi sử dụng khẩu trang trong thời gian dài, và lại sờ mó vào mũi miệng bên dưới khẩu trang, hay dụi tay vào mắt.
3-Các loại thuốc xịt, rửa mũi, tuy có thể giúp đỡ trong thời gian ngắn nhưng cũng không có giá trị dài lâu.
4-Thuốc vitamin và biotic. Nghiên cứu cho thấy tất cả các loại thuốc vitamin, phụ gia này chỉ tốn tiền vô ích, nhưng chẳng giúp đỡ gì nhiều hơn cho việc phòng chống các bệnh vì virus nói chung. Ví dụ, nghiên cứu cho biết, vitamin C chẳng có công hiệu gì với COVID-19 cả.
5-Thuốc trụ sinh. Các bệnh vì virus không thể chữa bằng thuốc trụ sinh. Trong trường hợp cúm nặng, thuốc trụ sinh được dùng để chữa các bệnh gây ra vì vi trùng, theo đám ăn tàn, một khi cơ thể bị suy yếu.
Nói chung, trong khi chờ đợi các loại thuốc chủng ngừa, hay thuốc chữa trị bệnh cúm vì COVID-19, phương thức đề phòng bệnh bằng cách giữ gìn vệ sinh, ăn uống lành mạnh, vận động thường xuyên, giảm stress và ngủ ngon giấc, vẫn có hiệu nghiệm. Rất có thể, COVID-19 sẽ không bao giờ biến mất, và sẽ trở lại dưới dạng thức khác, COVID-20, COVID-21 chẳng hạn. Cho dù loại nào đi nữa, phòng bệnh, sức khỏe tốt vẫn hiệu nghiệm hơn cả. Bằng chứng, một số người còn trẻ, đã từng trải qua COVID-19 cho biết, nhiễm bệnh cũng không đến nỗi tệ so với cúm thường.
Một cách lạc quan, thế nào rồi loại bệnh dich COVID-19 này cũng sẽ thoái hóa, sẽ bị khống chế như những loại bệnh dịch trước đây như cúm SARS, cúm gà, rồi cúm lợn… Cúm nào đi chăng nữa, chúng ta cần đáp ứng một cách trật tự và “logic.”
Khả năng COVID-19 gây ra trận dịch có thể giết hàng triệu người trên toàn cầu, thật ra rất nhỏ. Mối lo âu này không thể xếp hàng đầu trên cả các mối lo âu khác trong cuộc sống. Tôi không muốn nói là, “hãy cứ vui chơi như mọi ngày,” nhưng chỉ nên để ý, tìm hiểu, và suy xét cẩn thận. Lo âu và sợ hãi chính nó mới là căn bệnh dịch đáng ngại.
Bác sĩ Hồ Ngọc Minh
nguoi-viet.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét