2/3 số máy bay trên thế giới "nằm bẹp" vì Covid-19 nhìn như thế nào?
Đại dịch hoành hành trên khắp thế giới ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành hàng không, khiến 2/3 số máy bay phản lực bị buộc nằm yên tại các sân bay chứ không thể cất cánh.
Chỉ riêng việc tìm chỗ đậu cho số máy bay này đã là bài toán hóc búa. Bên cạnh đó, một số lượng lớn tiền cũng được các hãng hàng không chi ra để bảo trì cho những chiếc phi cơ.
Do dịch bệnh hoành hành, bầu trời đang trở nên ngày càng thưa thớt. Các lệnh phong tỏa cùng nỗi sợ Covid-19 lây lan đang đánh một đòn mạnh vào ngành công nghiệp hàng không, vốn chưa bao giờ chịu khủng hoảng đến thế. 2/3 số máy bay thương mại trên toàn thế giới không thể cất cánh vì chẳng ai sử dụng dịch vụ.
Trên khắp thế giới, có hơn 16.000 máy bay đang nằm bẹp tại các sân bay hoặc điểm đỗ. Tìm nơi bảo quản 2/3 số máy bay trên thế giới không phải điều dễ dàng, nhất là khi chúng cần một điều kiện khí hậu phù hợp để hạn chế tới mức tối thiểu thiệt hại của việc nằm một chỗ.
Để một chiếc máy bay hoạt động trở lại, không đơn giản là chỉ cần phủi bụi cho chúng. Nó đòi hỏi rất nhiều chi phí cho việc bảo trì, từ hệ thống điện tử tinh vi, phức tạp tới tác động ngoại lực như côn trùng, động vật hoang dã tới làm tổ…. Ngoài ra, nguy cơ ăn mòn, han rỉ các phần cũng làm các hãng đau đầu.
Ngay cả khi đậu trên đường băng, những chiếc máy bay vẫn được nạp nhiên liệu để giúp chúng không bị lắc lư trong gió cũng như đảm bảo bình xăng vẫn ổn.
Anand Bhaskar, giám đốc điều hành của Air Works – một công ty chuyên sửa chữa máy bay có trụ sở tại New Delhi, chia sẻ: "Không ai nghĩ rằng những chiếc máy bay không hoạt động vẫn cần bảo trì. Không chỉ tìm chỗ đậu xe, công tác hậu cầm làm một cơn ác mộng với chúng tôi".
Hiện tại, số máy bay đang hoạt động ở mức thấp nhất trong 26 năm qua. Nó tạo ra một thách thức khủng khiếp đối với ngành công nghiệp này, với khả năng hàng loạt hãng hàng không đều không thể bay. 25 triệu việc làm cùng 300 tỷ USD có thể bị thổi bay.
Để hạn chế tới mức tối thiểu thiệt hại, phần động cơ của những máy bay được che chắn kỹ lưỡng. Người ta tạo môi trường kín nhất có thể để đảm bảo các điều kiện tự nhiên và ngoại lực không làm tổn hại quá nhiều tới những chiếc phi cơ mà chưa biết lúc nào mới có thể bay trở lại.
Hình ảnh những chiếc máy bay đỗ đầy các sân băng có thể được thấy trên khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, những sân bay ở nơi có điều kiện khí hậu khô thường được ưa chuộng hơn vì nó ít gây tác động tới máy bay.
Cận cảnh động cơ một chiếc phi cơ được che chắn để hạn chế tác động của môi trường.
Hiện tại, nhiều quốc gia đang đưa ra các biện pháp hỗ trợ ngành hàng không trong bối cảnh thiệt hại được xác định là vô cùng lớn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét